Lương bình quân việt nam so sánh với thế giới

Tổng cục thống kê vừa xuất bản cuốn số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Từ các số liệu trên, có thể rút ra một số thông tin xác định vị trí của Việt Nam trong quan hệ so sánh với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với châu Á và với khu vực ASEAN (năm 2001).

Ðây là cuốn sách được biện soạn khá công phu, cung cấp nhiều thông tin về chân dung và động thái kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới từ 1985 đến 2001 với 4 phần chính: 1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp; 2. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; 3. Công nghiệp; 4. Kinh tế đối ngoại.

Có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý:

Thứ nhất, Việt Nam không phải là nước nhỏ về diện tích, trái lại, còn là một nước có quy mô lớn về dân số với gần 79 triệu người, là niềm mơ ước của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, bởi trong kinh tế thị trường, "cầu" là mục tiêu của "cung", là thị trường của sản xuất, hơn nữa, đối với nước ta, "cầu" lại đang trong xu hướng gia tăng mạnh và đó là một trong những "lợi thế" của nước ta.

Thứ hai, thứ bậc về tổng GDP theo giá thực tế đều thấp xa so với thứ bậc về dân số nên GDP bình quân đầu người tính theo giá thực tế còn thấp hơn nhiều. Nói cách khác, Việt Nam còn là một trong 58 nước có GDP bình quân đầu người thấp nhất thế giới, một trong 11 nước thấp nhất châu Á và một trong 3 nước thấp nhất trong khu vực, nếu tính theo tỷ giá sức mua tương đương thì thứ bậc có cao hơn nhưng vẫn nằm trong tốp cuối của những nước vừa thoát khỏi khu vực những nước kém phát triển.

Thứ ba, một trong những nguyên nhân làm cho GDP bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp là do cơ cấu kinh tế của Việt Nam còn lạc hậu hơn nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới cũng như châu Á và khu vực. Thứ bậc về tỷ trọng trong GDP của nông, lâm nghiệp - thuỷ sản cũng như công nghiệp - xây dựng (tức là về sản xuất vật chất) rất cao, còn của dịch vụ lại rất thấp. Ðây cũng là một trong những lý do mà việc "chuyển dịch cơ cấu kinh tế" hoặc "cơ cấu và cơ cấu lại kinh tế" luôn luôn là vấn đề chiến lược, luôn luôn là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu ngay từ khi thực hiện đổi mới cũng như hiện nay và trong thời gian tới.

Thứ tư, xét về tỷ lệ tích luỹ so với GDP, thứ bậc của Việt Nam vào loại khá cao và đây là một trong những tiền đề để tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Tuy nhiên, do quy mô tuyệt đối của tích luỹ còn nhỏ, lại thêm những hạn chế, bất cập về quy hoạch, co kéo phân bổ, đấu thầu, giải phóng mặt bằng, thi công... nên hiệu quả đầu tư thấp, chuyển dịch chậm. Về tỷ lệ tiêu dùng so với GDP còn ở thứ bậc thấp, mặt khác về quy mô tuyệt đối còn nhỏ và nếu tính bình quân đầu người còn thấp hơn nữa, lại tăng chậm nên chưa đủ sức để làm "bật" được tốc độ tăng trưởng kinh tế như mong muốn.

Riêng về tỷ lệ tiêu dùng của Chính phủ thuộc loại rất thấp trên thế giới. Ðây cũng là một vấn đề đáng quan tâm bởi thực chất không phải là sự tiết kiệm, nếu xét về mặt chi cho xây dựng trụ sở, mua ôtô... thì còn lãng phí, mà nếu xét về chi lương cho công chức còn quá thấp.

Thứ năm, tỷ lệ tổng thu nhập quốc gia so với GDP hiện còn ở mức thấp so với nhiều nước, chứng tỏ có một phần quan trọng GDP sản xuất ở trong nước do đầu tư nước ngoài thực hiện, phần lợi nhuận được chuyển về nước họ. Ðây cũng là sự cần thiết bởi những nước đang phát triển như nước ta đang rất cần đầu tư trực tiếp của nước ngoài (ngay cả Canada, Mỹ, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia... tỷ lệ còn thấp hơn của Việt Nam).

Thứ sáu, giá tiêu dùng nhìn chung tăng thấp. Ðây là một lợi thế tạo nên sự ổn định chung, nhưng mặt khác cũng lại làm cho nền kinh tế bị lạnh, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Năm 2002, nền kinh tế đã ấm lên khi tốc độ tăng giá đạt 4%. Tuy nhiên, cùng với việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng cao hơn và việc cắt giảm thuế suất nhập khẩu theo cam kết... thì khả năng sẽ giảm phát trở lại.

Thứ bảy, tỷ lệ thất nghiệp của nước ta cao nhất so với khu việc, tuy vào loại thấp so với châu Á và thế giới. Nhưng nếu quy từ số thiếu việc làm nông thôn (lên đến 25%), đặc biệt lao động ở khu vực nông, lâm nghiệp - thuỷ sản còn chiếm gần 3/4 tổng số lao động, thì số người cần phải giải quyết việc làm sẽ lớn hơn nhiều.

Thứ tám, thứ bậc về chỉ số phát triển con người và chỉ số phát triển có liên quan đến giới đều cao lên trong 5 năm qua và đều cao hơn thứ bậc về GDP bình quân đầu người. Ðiều đó chứng tỏ phát triển xã hội đã được quan tâm hơn và do tăng trưởng kinh tế đã mang lại.

Nông, lâm nghiệp - thuỷ sản, công nghiệp và kinh tế đối ngoại

Như vậy, thứ bậc về nông nghiệp, thuỷ sản của Việt Nam vào loại cao trên thế giới, châu Á và trong khu vực. Ðây là một thế mạnh của nước ta do điều kiện tự nhiên và sự phát triển lâu đời của các ngành này.

Tuy nhiên, khi mà sản xuất đã vượt nhu cầu trong nước, đang đều cần thị trường tiêu thụ ở ngoài nước, trong khi giá thế giới lúc trồi lúc sụt và xu hướng chung là giảm, trong khi nông sản Việt Nam lại không có thương hiệu riêng..., thì vấn đề đặt ra không phải chỉ là coi trọng đẩy mạnh sản xuất", mà vấn đề là tiêu thụ. Mà tiêu thụ thì liên quan đến vận chuyển, bảo quản, chế biến, bán buôn, bán lẻ, dịch vụ tư vấn, tiếp thị, quảng cáo xây dựng thương hiệu,... Tất nhiên đối với sản xuất vẫn cần phải quan tâm để giảm chi phí trung gian, nâng cao chất lượng sản phẩm...

Như vậy, thứ bậc về sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của nước ta thuộc vào loại khá trên thế giới, ở châu Á cũng như trong khu vực. Ðó là do sự phát triển khá nhanh trong thời gian qua nhờ đường lối đổi mới và mở cửa của nước ta; nhờ vậy mà công nghiệp đã đạt kỷ lục về tốc độ tăng cao, liên tục và trong thời gian đầu (12 năm liền tăng trưởng 2 chữ số với tốc độ tăng lên tới 13,9%/năm).

Tuy nhiên, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất công nghiệp còn thấp; trong sự phát triển về số lượng trên có một phần quan trọng là do được bảo hộ khá cao bằng hàng rào quan thuế và phi quan thuế; tới đây hàng rào quan thuế và phi quan thuế hạ thấp để bảo vệ người tiêu dùng trong nước thì không chỉ phải nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, giảm chi phí trung gian, mà phải đổi mới cơ cấu cho phù hợp với thị trường.

Mặc dù mới qua hơn 10 năm mở cửa, hội nhập, nhưng kinh tế đối ngoại của nước ta đã phát triển khá nhanh, đạt thứ bậc khá. Tuy nhiên, nếu tính bình quân đầu người thì thứ bậc cũng còn thấp; cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn chủ yếu là hàng nguyên liệu, hàng thô, hàng gia công, khách quốc tế đông nhưng doanh thu du lịch còn thấp.

Việt Nam GDP bình quân đầu người đứng thứ mấy thế giới?

Đến năm 2021, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng lên đạt khoảng 3.718 USD, xếp thứ 6/11 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 124 trên thế giới.

Nền kinh tế Việt Nam 2023 đứng thứ mấy thế giới?

Chiều tối ngày 27/9/2023 theo giờ Việt Nam, tại Thụy Sĩ, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023 (Global Innovation Index 2023- GII 2023). Theo đó, Việt Nam được xếp hạng 46/132 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2022.

Việt Nam và Campuchia ai giàu hơn?

Từ năm 1998 đến nay, GDP bình quân của Việt Nam luôn xếp trên Lào và Campuchia. Năm 2021, GDP bình quân của Việt Nam đạt khoảng 3.694 USD, gấp 1,4 lần GDP bình quân của Lào (2.551 USD) và gấp 2,32 lần GDP bình quân của Campuchia (1.591 USD).

GDP Việt Nam 2023 đứng thứ mấy Đông Nam Á?

Đầu năm 2023, theo dự báo của IMF, Việt Nam có thể vươn lên đứng thứ ba Đông Nam Á về quy mô kinh tế với GDP 469,62 tỷ USD. Xếp sau Indonesia (1.390 tỷ USD) và Thái Lan (580,69 tỷ USD) và vượt qua Malaysia (467,46 tỷ USD), Singapore (447,16 tỷ USD), Philippines (425,66 tỷ USD).