Mẫu kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên thcs

Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân giáo viên thcs

KẾ HOẠCH

Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên

Năm học 2020-2021

Căn cứ Thông tư 17/2019/TT-BGD&ĐT ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông;

Thông tư 18/2019/TT-BGD&ĐT ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông;

Căn cứ Kế hoạch số 4455/KH-GDĐT-TC ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về việc triển khai các Thông tư Bồi dưỡng thường xuyên;

Căn cứ Kế hoạch số 651/KH-GDĐT ngày 06 tháng 5 năm 2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về triển khai Quy chế Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lí tại các cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập trên địa bàn quận Tân Bình,

Trường THCS Võ Văn Tần xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) cho cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên năm học 2020-2021 cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

– Cán bộ quản lý, giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế – xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của vị trí việc làm, yêu cầu chuẩn nghề nghiệp.

 Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý, giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường.

– Việc triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên phải gắn kết chặt chẽ với việc triển khai đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý theo chuẩn nghề nghiệp và theo chỉ đạo đổi mới giáo dục của Ngành để từng bước cải thiện và nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo giáo và cán bộ quản lý giáo dục qua từng năm.

– Tăng cường hình thức bồi dưỡng thường xuyên qua mạng, bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn và theo phương châm học tập suốt đời.

II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

– 100% cán bộ quản lí, giáo viên đang giảng dạy trong nhà trường (79 cán bộ quản lí, giáo viên).

– Giáo viên mới được tuyển dụng trong năm học 2020-2021.

III. NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG BỒI DƯỠNG

1. Chương trình bồi dưỡng 1 (40 tiết/năm học)

1.1. Đối với cán bộ quản lý:

– Các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển GDPT; chương trình GDPT, nội dung các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình GDPT; kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ lãnh đạo, quản trị cơ sở GDPT do Bộ GD&ĐT quy định cụ thể;

– Tiếp tục nghiên cứu các nội dung cơ bản trong Nghị quyết, chỉ thị của ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII của Đảng.

– Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2020-2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo về yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021.

– Tiếp tục thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với nội dung chuyên đề năm 2020 về: “Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

– Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông cho cán bộ quản lý

1.2. Đối với giáo viên

– Các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển GDPT; chương trình GDPT 2018, nội dung môn học đang giảng dạy, hoạt động giáo dục thuộc chương trình GDPT 2018.

– Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2020-2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo về yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021.

– Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/09/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS công lập.

– Thông tư 21/2014/TT-BGDĐT ngày 07/7/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quản lí và sử dụng xuất bảng phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục cho các tổ chuyên môn để nâng cao vai trò của các tổ chuyên môn trong việc chọn lựa tài liệu hỗ trợ dạy học phù hợp với người học; tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh và vận dụng thực tiễn…

2. Chương trình bồi dưỡng 2(40 tiết/năm học)

2.1. Đối với cán bộ quản lý

– Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển GDPT của địa phương, thực hiện chương trình GDPT, chương trình giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án để triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (nếu có).

– Chương trình Giáo dục phổ thông mới được ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Những vấn đề chung về quản lí giáo dục trung học theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

– Năng lực lập kế hoạch và tổ chức bộ máy nhà trường trung học trong giai đoạn đổi mới giáo dục. Xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh; áp dụng phương pháp giáo dục STEM trong dạy học; thực hiện tiết học tại thư viện, tiết học ngoài nhà trường.

– Tổ chức hướng nghiệp và phân luồng học sinh theo nhu cầu của địa phương và xã hội.

– Đánh giá và phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên trường học theo định hướng phát triển năng lực.

2.2. Đối với giáo viên

– Nội dung, khung chương trình môn học của bản thân phụ trách trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Công văn số 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Công văn số 07/GDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 01 năm 2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn triển khai Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

– Thiết kế, tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh theo phương pháp giáo dục STEM. Xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh; áp dụng phương pháp giáo dục STEM trong dạy học…

– Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo bộ môn.

– Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, việc sử dụng bảng tương tác, tiếp tục sử dụng và khai thác dữ liệu trên trang “Trường học kết nối”, thực hiện Sổ gọi tên ghi điểm điện tử từ Cổng C2 và thực hiện kế hoạch giảng dạy trực tuyến trên trang thong tin, dữ liệu dung chung của ngành.

– Tiếp tục bồi dưỡng năng lực kiểm tra hoạt động giáo dục của giáo viên và công tác kiểm tra nội bộ trong nhà trường.

3. Chương trình bồi dưỡng 3 – Khối kiến thức tự chọn (40 tiết/năm học).

Tùy tình hình thực tế mỗi năm học, Cán bộ quản lý và giáo viên lựa chọn các môđun để học tập sao cho tổng số tiết lý thuyết và thực hành đảm bảo trên 40 tiết/ năm học.

3.1. Các Module cán bộ quản lý đăng ký học tập trong năm học 2020-2021:

Yêu cầu bồi dưỡng theo Chuẩn Mã mô đun Tên và nội dung chính của mô đun Yêu cầu cần đạt Thời lượng (tiết)
Lý thuyết Thực hành
 

1. Phẩm chất nghề nghiệp

 

QLPT 02

Đổi mới quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục 1. Bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

2. Những vấn đề chung về quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

3. Quản trị nhà trường hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

8 12
 

QLPT 03

Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý cơ sở GDPT 1. Tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý cơ sở GDPT.

2. Yêu cầu, nội dung và phương thức phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý cơ sở GDPT.

3. Lựa chọn nội dung ưu tiên và xây dựng kế hoạch phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ bản thân và cán bộ quản lý khác trong nhà trường.

8 12
 

2. Quản trị nhà trường

 

QLPT 04

Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường 1. Khái quát chung về kế hoạch phát triển nhà trường.

2. Nội dung, phương pháp và quy trình xây kế hoạch phát triển nhà trường.

3. Giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường.

16 24
 

QLPT 05

Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường 1. Những vấn đề chung về quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường.

2. Công tác quản trị hoạt động dạy học, giáo dục (kế hoạch dạy học và giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh,…) trong nhà trường.

3. Phân công, hướng dẫn, giám sát, đánh giá giáo viên, tổ chuyên môn thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường.

16 24
 

QLPT 10

Quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường 1. Những vấn đề chung về quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường.

2. Các hoạt động quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường.

3. Quản trị chất lượng giáo dục hướng tới phát triển chất lượng bền vững đối với nhà trường.

16 24

3.2. Các Module giáo viên đăng ký học tập trong năm học 2020-2021:

Yêu cầu bồi dưỡng theo Chun Mã mô đun Tên mô đun Nội dung chính

của mô đun

Thời gian thực hiện (tiết)
Lý, thuyết Thực hành
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
I. Phẩm chất nhà giáo GVPT

01

Nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay 1. Phẩm chất đạo đức của nhà giáo trong bối cảnh hiện nay.

2. Các quy định về đạo đức nhà giáo.

3. Tự bồi dưỡng, rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo.

8 12
GVPT

02

Xây dựng phong cách của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay 1. Nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay.

2. Những yêu cầu về phong cách của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay; kỹ năng xử lý tình huống sư phạm.

3. Xây dựng và rèn luyện tác phong, hình thành phong cách nhà giáo.

8 12
II. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ GVPT

03

Phát triển chuyên môn của bản thân 1. Tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn của bản thân.

2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng để phát triển chuyên môn của bản thân.

3. Nội dung cập nhật yêu cầu đổi mới nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

16 24
GVPT

04

Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát trin phm chất, năng lực học sinh 1. Những vấn đề chung về dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Phát triển được chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

16 24
GVPT

05

Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 1. Những vấn đề chung về phương pháp, kỹ thuật dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

2. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học và giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

3. Vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

16 24
GVPT

06

Kiểm tra, đánh giá học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng phát trin phm chất năng lực học sinh 1. Những vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

2. Phương pháp, hình thức, công cụ kiểm tra, đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Vận dụng phương pháp, hình thức, công cụ trong việc kiểm tra, đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực học sinh cơ sở giáo dục phổ thông.

16 24
GVPT

07

Tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục 1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của từng đối tượng học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

2. Quy định và phương pháp tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học, giáo dục trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Vận dụng một số hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông trong hoạt động dạy học và giáo dục.

16 24
III. Xây dựng môi trường giáo dục GVPT

08

Xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông 1. Sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

2. Các giá trị cốt lõi và cách thức phát triển văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Một số biện pháp xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

8 12
GVPT

09

Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông 1. Một số vấn đề khái quát về quyền dân chủ trong trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

2. Biện pháp thực hiện quyền dân chủ của giáo viên và học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Biện pháp thực hiện quyền dân chủ của cha mẹ học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

8 12
 

GVPT

10

 

Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông

1. Vấn đề an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay.

2. Quy định và biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Một số biện pháp tăng cường đảm bảo trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay.

16 24
IV. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội GVPT

11

Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ học sinh và các bên liên quan trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông 1. Vai trò của việc tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ của học sinh và các bên liên quan.

2. Quy định về mối quan hệ hợp tác với cha mẹ học sinh và các bên liên quan.

3. Biện pháp tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với cha mẹ của học sinh và các bên liên quan.

8 12
GVPT

12

Phối hp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông 1. Sự cần thiết của việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

2. Quy định của ngành về việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Biện pháp tăng cường hiệu quả phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

8 12
GVPT

13

Phối hp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông 1. Sự cần thiết của việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

2. Nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường; quy định tiếp nhận thông tin từ các bên liên quan về đạo đức, lối sống của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Một số kỹ năng tăng cường hiệu quả phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

8 12
V. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục GVPT

14

Nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối vi giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông 1. Tầm quan trọng của việc sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay.

2. Tài nguyên học ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Phương pháp tự học và lựa chọn tài nguyên học ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc để nâng cao hiệu quả sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

8 12
GVPT

15

Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông 1. Vai trò của công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

2. Các phần mềm và thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

16 2
  • Lưu ý:

– Giáo viên đăng ký học tập, nghiên cứu các môđun và thực hiện các tiết thực hành đảm bảo các yêu cầu cần đạt tại khoản 3 Mục III của Thông tư 17/2019/TT-BGD&ĐT ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông.

– TTCM ghi nhận tên những Môđun giáo viên đăng ký vào biên bản họp tổ để tiện theo dõi và kiểm tra. TTCM tổng hợp những nội dung các cá nhân đăng ký vào Kế hoạch công tác BDTX của tổ và gửi về BGH sau khi thống nhất trong tổ chuyên môn.

IV. HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

– Hình thức học tập BDTX chủ yếu là lấy việc tự học, tự nghiên cứu là chính, qua đó giúp giáo viên chủ động phát triển năng lực nghề nghiệp của bản thân.

– Chương trình BDTX cụ thể năm học 2020 -2021 được tiến hành theo hình thức:

+ Bồi dưỡng qua các lớp đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.

+ Bồi dưỡng thông qua tự học của người học, tự bồi dưỡng của CBQL, giáo viên.

+ Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn. Thực hiện nhiều chuyên đề ở tổ bộ môn gắn việc học tập BDTX với thực tế giảng dạy trong năm học 2020– 2021.

+ Tổ chức tập huấn cho toàn bộ giáo viên theo kế hoạch và hướng dẫn của Sở, Phòng GD &ĐT.

+ Bồi dưỡng thông qua hoạt động dự giờ đồng nghiệp, hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, quận và các tiết thao giảng, chuyên đề.

– Tăng cường công tác tổ chức rút kinh nghiệm qua công tác BDTX tại đơn vị để cán bộ quản lý, giáo viên có điều kiện trao đổi, thảo luận tìm ra giải pháp tự học hiệu quả, đồng thời qua đó giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh và chỉ đạo tốt hơn trong việc thực hiện kế hoạch.

V. ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

1. Căn cứ đánh giá và cách thức đánh giá BDTX

– Thực hiện theo Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên.

– Đánh giá việc vận dụng kiến thức BDTX vào thực tiễn dạy học, giáo dục học sinh; thực tiễn quản lý cơ sở giáo dục phổ thông. Đánh giá thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (đối với các nội dung lý thuyết), bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch (đối với nội dung thực hành) đảm bảo đáp ứng yêu cầu về mục tiêu, yêu cầu cần đạt và nội dung Chương trình BDTX và quy định tại Quy chế này.

2. Xếp loại kết quả BDTX

a) Bài kiểm tra lý thuyết, thực hành chấm theo thang điểm 10 và đạt yêu cầu khi đạt điểm từ 05 trở lên.

b) Hoàn thành kế hoạch BDTX: Giáo viên, cán bộ quản lý được xếp loại hoàn thành kế hoạch BDTX khi thực hiện đầy đủ các quy định của khóa bồi dưỡng; hoàn thành đủ các bài kiểm tra với kết quả đạt yêu cầu trở lên theo quy định của mục a, phần này.

c) Không hoàn thành kế hoạch BDTX: Giáo viên, cán bộ quản lý không đáp ứng được các yêu cầu hoặc các bài kiểm tra có kết quả chưa đạt yêu cầu.

3. Công nhận và cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX

– Nhà trường tổ chức tổng hợp, xếp loại kết quả BDTX của giáo viên dựa trên kết quả đánh giá các nội dung BDTX của giáo viên.

– Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX đối với cán bộ quản lý (không cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX cho cán bộ quản lí, giáo viên không hoàn thành kế hoạch).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của hiệu trưởng

– Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX; phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên; xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên của nhà trường và tổ chức triển khai kế hoạch BDTX giáo viên của nhà trường theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao.

– Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả BDTX của CBQL và giáo viên về Phòng Giáo dục và Đào tạo trước ngày 20/5/2021 để đánh giá, xếp loại..

– Nộp Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2020-2021 về Phòng Giáo dục và Đào tạo (01bản in) trước ngày 31/05/2020.

– Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước và của địa phương đối với giáo viên tham gia BDTX.

2. Trách nhiệm của giáo viên

– Xây dựng Kế hoạch BDTX của cá nhân năm học 2020-2021, tổ trưởng chuyên môn duyệt và gửi về Phó hiệu trưởng trước ngày 28/5/2020.

– Thực hiện Kế hoạch BDTX đã được phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của nhà trường.

– Báo cáo tổ bộ môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.

3. Lịch thực hiện

Thời gian Nội dung Phân công thực hiện
Tháng 5+6/2020 – Ban giám hiệu xây dựng và triển khai kế hoạch đến các tổ chuyên môn, thực hiện và lưu trữ hồ sơ BDTX hằng năm

– GVBM nhận tập ghi chép việc bồi dưỡng thường xuyên, căn cứ KH BDTX của nhà trường để xây dựng kế hoạch BDTX cá nhân. Nộp KH BDTX cá nhân cho TTCM vào 05/6/2020.

– Tổ trưởng chuyên môn tổng hợp kế hoạch BDTX của cá nhân vào hồ sơ tổ, phê duyệt kế hoạch BDTX cá nhân và nộp BGH phê duyệt. Hạn chót 07/6/2020. TTCM cùng với BGH kiểm tra tiến độ thực hiện của cá nhân.

-BGH + TTCM

-GVBM

-TTCM+GVBM

Tháng 7+8/2020 – Học tập chính trị hè 2020 do nhà trường tổ chức. Viết bài thu hoạch cá nhân. TTCM duyệt và tổng hợp, nộp về BGH để kịp tiến độ báo cáo cho PGD.

– Sinh hoạt chuyên môn đầu năm nhằm đẩy mạnh đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh và vận dụng thực tiễn. Từng nhóm chuyên môn chủ động xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề trong cả năm học để thực hiện.

– GVBM tự bồi dưỡng đặc điểm nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.

+ Yêu cầu của nhiệm vụ năm học.

+ Yêu cầu của cấp học.

+ Yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.

+ Tiếp tục vận dụng phương pháp dạy học tích cực “Sử dụng sơ đồ tư duy, phương pháp dạy học Khăn trải bàn, soạn giảng trên bảng tương tác”, khuyến khích áp dụng phương pháp STEM vào dạy học (Lưu ý thể hiện cả trong giáo án).

+ Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

+Tăng cường nghiên cứu tài liệu đổi mới kiểm tra đánh giá, thực hành ra đề kiểm tra bám sát chuẩn KTKN.

– Toàn trường

– BGH TTCM, + GVBM

– GVBM + TTCM

 

Tháng 9+10/

2020

Đẩy mạnh các hoạt động:

*Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

Phương pháp dạy học tích cực

* Dạy học với CNTT, sử dụng bảng tương tác trong giảng dạy

Thực hiện:

– Tổ, nhóm tích cực đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn, trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm trong giảng dạy qua các tiết dự giờ đồng nghiệp, các tiết thao giảng và chuyên đề. Một nhóm chuyên môn thực hiện một chuyên đề Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học:

+ Bước 1: Soạn thảo chuyên đề.

+ Bước 2: Thông qua nhóm – tổ chuyên môn.

+ Bước 3: Tiến hành dự giờ, nhận xét, rút kinh nghiệm. Thực hành tiết dạy có sử dụng PP bản đồ tư duy, bàn tay nặn bột.

+ Bước 4: Tổng hợp ý kiến đóng góp của tổ, nhóm’ bổ sung, hoàn chỉnh.

– Thực hiện đối với từng nhóm chuyên môn theo kế hoạch đầu năm -> 100% giáo viên trong tổ tham gia

– Thi Giáo viên giỏi cấp trường, quận.

– Tổ nhóm CM thực hiện theo kế hoạch.

Tháng 12.2020

+1/2021

Bồi dưỡng kiến thức xây dựng đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh:

– Các tổ chuyên môn thực hiện ma trận, đề kiểm tra và thống nhất cách chấm, đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực cho học sinh.

– Các tổ nhóm chuyên môn thực hiện các tiết chuyên đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh đảm bảo 4 cấp độ: Nhận biết, thống hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao (chú ý các cấp độ đối với đề dành riêng cho học sinh học hòa nhập, khuyết tật).

– Nhà trường tiếp tục xây dựng ngân đề đề kiểm tra các bộ môn.

Tiếp tục công tác tự bồi dưỡng: GV tích cực nghiên cứu các nội dung Mônđun tự chọn theo đăng ký đầu năm.

 

2 PHT + TTCM+ GVBM.

BGH triển khai, hướng dẫn thực hiện -> từng tổ bộ môn

– TTCM+GVBM

 

Tháng 2+3/

2021

– Bồi dưỡng kiến thức giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giữ gìn và bảo vệ môi trường qua các tiết dạy.

– Tiếp tục học tập các module tự chọn theo kế hoạch

– Tiếp tục bồi dưỡng năng lực kiểm tra hoạt động và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo.

– Bồi dưỡng giáo dục pháp luật theo kế hoạch Phổ biến pháp luật hàng tháng.

– Tiếp tục phổ biến những nội dung về đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ban hành.

+ Các tổ trưởng phân công giáo viên thực hiện các tiết dạy minh họa có ứng dụng những module cá nhân đã đăng ký học tập (theo qui trình thực hiện 1 chuyên đề).

+ Tổ, nhóm góp ý, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả thực hiện.

– BGH+TTCM+ GV tự bồi dưỡng.

– GV- TT- BGH

– BGH+TTCM + GVBM

– Ban TTPL

BGH+TTCM+

GV

– TTCM+GVBM

Tháng 4+5/

2021

– Giáo viên hoàn tất viết bài thu hoạch, hoàn thành tập ghi chép cá nhân về công tác BDTX.

– TTCM phê duyệt, đánh giá điểm từng GV trong tổ. TTCM tổng hợp tập ghi chép BDTX gửi về PHT (25/4/2021).

– BGH đánh giá kết quả học tập và thu hoạch của từng GVBM, tổng hợp kết quả đánh giá nộp PGD theo kế hoạch. Lưu hồ sơ BDTX theo quy định.

– GVBM

– TTCM+GVBM

– BGH +PHT (T Út)

Trên đây là Kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên năm học 2020-2021 của Trường………. Đề nghị các tổ chuyên môn, cá nhân nghiêm túc tổ chức thực hiện. /.

tag: 2017-2018 tiểu 2018-2019 thpt 2015-2016 2016-2017 mẫu violet modun 2016- 2017 bìa 2013-2014 17-18 2017- modul – 16