Máy đọc mã vạch cầm tay còn gọi là gì năm 2024

Hiện nay, chúng ta bắt gặp rất nhiều máy quét mã vạch hay máy đọc mã vạch tại các cửa hàng, siêu thị, shop thời trang hay trong các nhà máy công nghiệp,...Vậy máy quét mã vạch là gì? chúng có những loại nào và ứng dụng của chúng là gì? Hãy cùng Bảo An Automation tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Định nghĩa chung về máy quét mã vạch

1.1 Định nghĩa máy quét mã vạch

- Máy quét mã vạch là gì? Máy quét mã vạch, còn được gọi là máy đọc mã vạch (barcode scanner hay barcode reader) là một thiết bị dùng để quét, đọc và giải mã các mã vạch được in trên nhãn sản phẩm hoặc bao bì. - Máy quét mã vạch là một trong những thiết bị được ứng dụng rộng rãi. Ở cửa hàng tiện lợi, siêu thị, các shop thời trang hay thậm chí là trong các thư viện, trường học… Bạn đều có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của thiết bị này.

1.2 Nguyên lý làm việc của máy quét mã vạch

- Máy quét mã vạch sử dụng công nghệ quang học để quét mã vạch bằng cách chiếu một chùm ánh sáng lên mã vạch và đo lượng ánh sáng phản xạ lại. Máy quét chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện. Sau đó được chuyển đổi thành dữ liệu bằng bộ giải mã và được chuyển tiếp đến máy tính. Sau đó, máy tính trong máy quét sẽ giải mã thông tin và sử dụng nó để xác định sản phẩm tương ứng. máy quét mã vạch có thể được sử dụng để quản lý kho hàng, bán lẻ và vận chuyển. Nó giúp tăng tốc độ xử lý và chính xác đối với các thông tin liên quan đến sản phẩm và toàn bộ hoạt động liên quan đến sản phẩm.

1.3 Cấu tạo của máy quét mã vạch

- Máy quét mã vạch có nhiều loại hình dáng, cấu tạo khác nhau, bao gồm: Súng cầm tay, đầu gắn cố định và thanh quét tùy thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu.

Máy đọc mã vạch cầm tay còn gọi là gì năm 2024
Hình 1: Máy quét mã vạch

2. Các loại mã vạch thông dụng (Barcode, QR code)

2.1 Mã vạch 1D (mã vạch một chiều hay mã vạch tuyến tính)

- Là dạng mã vạch thông dụng được cấu tạo từ các đường kẻ và khoảng trống có các chiều rộng khác nhau tạo ra các mẫu cụ thể. Các dữ liệu được mã hoá trong loại mã vạch này được thay đổi chỉ dự theo một chiều duy nhất – chiều rộng (ngang) - Các loại mã vạch 1D, gồm: Mã vạch UPC, Mã vạch EAN, Mã vạch Code 39, Mã vạch code 128

2.2 Mã vạch 2D (mã vạch hai chiều)

- Là dạng mã vạch đại diện cho dữ liệu được mã hóa trong một ma trận gồm các ô vuông lớn nhỏ xen kẽ. Dữ liệu trong mã vạch 2D có thể được sắp xếp đa dạng theo chiều ngang hoặc dọc, nhờ đó lưu trữ được nhiều thông tin hơn so với loại mã vạch một chiều 1D. - Các loại mã vạch 2D, gồm: Mã QR code, Data Matrix

3. Phân loại máy quét mãy vạch

Ở phần trên, chúng ta đã tìm hiểu máy quét mã vạch là gì? Nhưng trong đời sống có rất nhiều loại máy quét mã vạch khác nhau để phục vục cho từng ứng dụng khác nhau.

Sau đây, hãy cùng tìm hiểu về các loại máy quét mã vạch hiện nay.

3.1 Máy quét mã vạch cố định

Loại máy này được thiết kế để cài đặt ở một vị trí cố định và sử dụng để quét các mã vạch trên các sản phẩm di chuyển qua. Nó thường được sử dụng trong các dây chuyền sản xuất để đọc các mã vạch trên sản phẩm di chuyển nhanh và chính xác.

Máy đọc mã vạch cầm tay còn gọi là gì năm 2024
Hình 2: Máy quét mã vạch cố định trong nhà máy

3.2 Máy quét mã vạch di động

Loại máy này hoạt động giống như các máy quét mã vạch cầm tay khác, nhưng có tính năng bảo vệ để đảm bảo tính ổn định và độ bền trong môi trường kinh doanh công nghiệp. Nó thường được sử dụng trong kho hàng, bãi đỗ xe và các môi trường làm việc bên ngoài.

Máy đọc mã vạch cầm tay còn gọi là gì năm 2024
Hình 3: Máy quét mã vạch cầm tay

Tham khảo ngay thông số kỹ thuật và giá bán của máy quét mã vạch Zebra ds2208 - Loại máy quét mã vạch phổ biến nhất hiện nay

3.3 Hệ thống đọc mã vạch tự động

Hay còn được gọi là Automatic Data Capture - ADC: Đây là một hệ thống đọc mã vạch tự động và lưu trữ dữ liệu để tự động theo dõi các thông tin về số lượng sản phẩm, vị trí và thời gian. Nó thường được sử dụng trong các môi trường sản xuất như nhà máy ô tô và các nhà máy sản xuất sản phẩm lớn.

3.4 Máy quét mã vạch công nghiệp không dây

Loại máy quét này được thiết kế để sử dụng trong các môi trường độc hại hoặc các môi trường ngoài trời. Nó có thể kết nối không dây với hệ thống quản lý kho hoặc máy tính để bàn để truyền dữ liệu từ các mã vạch quét được.

Máy đọc mã vạch cầm tay còn gọi là gì năm 2024
Hình 4: Hệ thống quản lý máy quét mã vạch

3.5 Máy quét mã vạch 2D

Loại máy này có thể đọc mã vạch 2D với các dạng đa chiều và các hình ảnh phức tạp hơn các loại mã vạch thông thường. Nó thường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp như quản lý hệ thống, theo dõi sản phẩm và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

4. Ứng dụng máy quét mã vạch

Để hiểu rõ hơn về máy quét mã vạch là gì? Hãy cùng đi tìm hiểu các ứng dụng của chúng trong phần sau đây. Các ứng dụng của mã vạch trong công nghiệp được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số chi tiết các ứng dụng phổ biến của mã vạch trong công nghiệp.

4.1 Quản lý hàng hóa

Giúp theo dõi số lượng hàng hóa trong kho và giảm thiểu thời gian kiểm kê hàng hóa. Tăng hiệu suất quản lý hàng hóa: Giúp người quản lý kho hàng tìm kiếm, kiểm tra và cập nhật thông tin hàng hóa dễ dàng và nhanh chóng hơn.

4.2 Theo dõi sản xuất

Quản lý qua trình sản xuất: Giúp quản lý các giai đoạn của sản xuất từ đầu đến cuối. Điều chỉnh dòng sản phẩm: Giúp giảm thiểu thời gian sản xuất không đáng có và giảm chi phí.

4.3 Quản lý hàng hóa lỗi

Phát hiện sản phẩm lỗi: Giúp người quản lý dễ dàng phát hiện các sản phẩm lỗi và kiểm soát chúng. Phân biệt các sản phẩm: Giúp người quản lý hàng hóa phân biệt các sản phẩm và kiểm tra chúng dễ dàng hơn.

4.4 Lấy các thông tin chi tiết về sản phẩm

Kiếm tra cung cấp khoa học cho người mua: Giúp người mua biết được các thông tin về sản phẩm như giá, xuất xứ, ngày sản xuất, thông tin về sản phẩm. Tăng sự chính xác và minh bạch: Giúp quản lý công ty trở nên chính xác và minh bạch với khách hàng.

4.5 Tiêu chuẩn quốc tế

Tiêu chuẩn quốc tế chính thức: Các quy trình sản xuất và quản lý hàng hóa được thuận tiện và linh hoạt hơn, đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế để sản xuất và quản lý hàng hóa.

4.6 Giảm thiểu sai sót

Giảm thiểu sai sót trong quá trình quản lý kho: Tránh các sai sót không đáng có trong lưu trữ hàng hóa và kiểm tra hàng hóa. Giảm thiểu sai sót thông tin: Giảm thiểu sai sót trong thông tin sản phẩm, lỗi sản phẩm.

4.7 Bảo mật thông tin

Thông tin bảo mật: Đảm bảo thông tin sản phẩm và giảm thiểu kẹt mỗi khi chia sẻ thông tin trong các hệ thống phần mềm.

4.8 Quản lý con người

Quản lý nhân sự: Hỗ trợ quản lý các thông tin về sức khỏe, lương và chấm công của nhân viên. Giúp người quản lý dễ dàng quản lý nhân sự và giảm thiểu sai sót trong quá trình quản lý các thông tin nhân sự Tất cả các ứng dụng trên đây đều tạo ra những lợi ích cho công ty và người quản lý. Thông qua các hệ thống quản lý tiêu chuẩn mã vạch, các hoạt động quản lý sản xuất và quản lý hàng hóa sẽ được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn, giúp đảm bảo tính khách quan và minh bạch cho quá trình sản xuất của công ty.

Kết luận: Máy quét mã vạch hay máy đoc mã vạch là thiết bị cần thiết trong đời sống cũng như trong công nghiệp, chúng giúp việc quản lý hoạt động kinh doanh sản xuất một cách dễ dàng chính xác và nhanh chóng. Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về máy quét mã vạch là gì? Phân loại và ứng dụng của chúng. Hy vọng, bài viết hữu ích với bạn!