Mệt mỏi đau người đau họng là triệu chứng gì năm 2024

Đau họng kèm ho có đờm thường xuất phát từ viêm và nhiễm trùng vùng hầu họng. Nhưng đây cũng có thể là nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản gây ra.

Đau họng kèm ho có đờm là gì?

Đau họng kèm ho có đờm là tình trạng họng bị đau, kèm tiết đờm gây ho. Tình trạng này cũng có thể kèm theo nhiều triệu chứng khác như nghẹt mũi xoang, tức ngực, khó thở, thở khò khè, khàn giọng, mất giọng… tùy thuộc vào từng nguyên nhân của bệnh gây ra.

Mệt mỏi đau người đau họng là triệu chứng gì năm 2024
Đau họng có đờm là bị gì?

Nguyên nhân đau họng kèm ho có đờm do đâu?

Bị đau họng kèm ho đờm, nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm trùng vùng hầu họng như viêm amidan, viêm VA, viêm mũi xoang, viêm phế quản, viêm phổi… Nhưng đau họng kèm ho đờm kéo dài cũng có thể do những nguyên nhân tiềm ẩn khác gây ra như ung thư vòm họng, ung thư phổi.

Triệu chứng đau họng kèm ho đờm

Đau họng kèm ho đờm không phải là bệnh lý, bản thân nó đã là triệu chứng của một bệnh lý nào đó, thường gặp nhất là các bệnh về hô hấp.

Nếu đau họng có đờm là biểu hiện của một tình trạng viêm trong đường hô hấp, nó có thể còn đi kèm với các triệu chứng như sau:

Triệu chứng đau họng có đờm liên quan đến viêm đường hô hấp trên:

  • Sổ mũi, nghẹt mũi;
  • Hắt hơi, chảy nước mắt;
  • Chảy dịch mũi sau;
  • Ngứa miệng, họng;
  • Hôi miệng;
  • Khàn tiếng, mất giọng;
  • Cổ họng có đờm xanh hoặc vàng.
  • Ho;
  • Sốt;

Triệu chứng đau họng có đờm liên quan đến viêm đường hô hấp dưới:

  • Đau tức ngực;
  • Đờm có thể lẫn máu;
  • Ho;
  • Thở khò khè;
  • Thở khó;
  • Mệt mỏi;
  • Sốt;

Triệu chứng đau họng có đờm liên quan đến các tình trạng ác tính:

  • Triệu chứng kéo dài trên 3 tháng không đáp ứng với các điều trị thông thường;
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân;
  • Mệt mỏi, suy nhược;
  • Chán ăn, ăn kém;
  • Có thể kèm ho kéo dài;
  • Đờm có thể lẫn máu;
  • Nổi hạch cổ hoặc các hạch ở các vị trí khác trong cơ thể và chúng không biến mất
  • Cổ to bất thường;
  • Có thể sờ thấy khối u mềm hoặc rắn;
  • Đau tức ngực;

Theo ThS.BS.CKI Nguyễn Thị Thục Như, nói chung, tình trạng đau họng kèm ho có đờm có thể đi kèm với nhiều triệu chứng khác, tùy thuộc vào loại bệnh là nguyên nhân gây ra nó.

Đau họng có đờm do các nguyên nhân lành tính thông thường như nhiễm virus thì thường là tình trạng cấp tính, kéo dài không quá 2 tuần. Nó có thể kèm sốt, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tình trạng này thường đáp ứng với các biện pháp hỗ trợ tại nhà như uống nhiều nước, nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, uống thuốc hạ sốt, giảm đau, sử dụng viên ngậm họng, súc miệng nước muối và uống các loại trà thảo mộc ấm.

Đau họng kèm ho có đờm do vi khuẩn thì có thể kéo dài hơn và thường đáp ứng với thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau, cũng như các biện pháp hỗ trợ tại nhà giống như đau họng có đờm do virus.

Đau họng có đờm do nguyên nhân ác tính tiềm ẩn thường kéo dài không biến mất, không đáp ứng với các phương pháp điều trị. Tình trạng tiến triển ngày càng nặng và ngày càng xuất hiện thêm nhiều các triệu chứng toàn thân đi kèm. Đặc biệt người bệnh sụt cân không có cách nào để trở về cân nặng ban đầu.(1)

Cách trị đau họng có đờm

Đau họng có đờm có thể là lành tính hoặc ác tính. Tùy thuộc vào từng loại sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.

Cách trị đau họng có đờm nếu là tình trạng lành tính:

Đối với đau họng có đờm do các bệnh lý lành tính gây ra, những biện pháp sau có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh.

1. Sử dụng thuốc

Nếu đau họng có đờm do vi khuẩn có thể sử dụng kháng sinh, kháng viêm. Và nếu kèm dị ứng thì có thể dùng thêm các loại thuốc kháng histamin.

Nếu đau họng có đờm do virus có thể sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt nếu có sốt để điều trị triệu chứng

Các thuốc xịt mũi như thuốc xịt mũi corticosteroid không kê đơn có thể sử dụng nếu đau họng có đờm đi kèm với tình trạng nghẹt mũi xoang.

Người bệnh cũng có thể dùng các loại thuốc xịt họng để giảm các triệu chứng đau.

2. Phẫu thuật

Nếu đau họng do viêm VA, viêm amidan, viêm mũi xoang, bác sĩ có thể xem xét phẫu thuật nếu các nguyên nhân đã được điều trị bằng thuốc không cải thiện, và tái đi tái lại nhiều lần trong năm.

Mệt mỏi đau người đau họng là triệu chứng gì năm 2024
Phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm trong điều trị bệnh tai mũi họng gây đau họng có đờm

Phẫu thuật dưới nội soi trong một số bệnh lý hiện nay là biện pháp được ứng dụng rộng rãi nhất trong việc điều trị các bệnh về tai mũi họng, hô hấp. Phẫu thuật nội soi đường mổ nhỏ, ít xâm lấn, ít gây chảy máu nên có thể giúp người bệnh phục hồi sau mổ nhanh chóng. Với camera được gắn vào đầu một ống nội soi, nó có thể luồn lách sâu vào trong các cấu trúc bên trong cơ thể để cho bác sĩ hình ảnh trực quan, chi tiết, nhờ đó bác sĩ có thể cắt bỏ triệt để các vùng bị tổn thương, lấy sạch bệnh tích. Nhờ vậy mang đến kết quả giải phẫu bệnh hiệu quả, tối ưu hơn so với phương pháp mổ truyền thống trước đây.

Hiện nay, Trung tâm Tai Mũi Họng, bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đang ứng dụng phương pháp mổ nội soi trong việc điều trị nhiều loại bệnh lý, trong đó có cả điều trị các bệnh lý ác tính. Với ưu thế của phẫu thuật nội soi cộng với kinh nghiệm, chuyên môn của các chuyên gia bác sĩ hàng đầu và sự phối hợp liên khoa trong chẩn đoán, điều trị đã mang lại kết quả tốt cho nhiều ca bệnh khó.

3. Chữa đau họng có đờm tại nhà

3.1 Làm ẩm không khí

Giữ không khí đủ độ ẩm sẽ giúp giảm các triệu chứng khô rát họng. Bạn có thể sử dụng máy phun sương hoặc máy xông tinh dầu để cung cấp độ ẩm cho không khí trong nhà.

3.2 Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối sinh lý là biện pháp tốt giúp giảm mùi hôi miệng, cải thiện triệu chứng đau rát họng. Bạn nên súc họng hoặc ngậm nước muối khi vừa thức dậy buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ nhưng bạn cũng có thể lặp lại việc này bất cứ khi nào trong ngày cảm thấy khó chịu họng.

3.3 Uống siro

Nếu đau họng kèm ho có đờm, người bệnh có thể uống siro ho để giúp làm dịu họng.

3.4 Ngậm kẹo

Các loại kẹo thảo dược như kẹo gừng, kẹo chanh có thể làm giảm các triệu chứng đau, rát họng và ho. Nếu không, bạn cũng có thể ngậm các loại kẹo cứng thông thường.

3.5 Uống các loại trà thảo mộc

Dùng các loại trà thảo mộc ấm giúp thông đường thở và cải thiện tình trạng khô rát họng. Trà chanh mật ong, trà bạc hà, trà gừng, trà hoa cúc chứa chất kháng viêm tự nhiên đặc biệt có lợi cho người bị viêm, đau họng.

Mệt mỏi đau người đau họng là triệu chứng gì năm 2024
Dùng trà thảo mộc cũng giúp cải thiện tình trạng đau họng có đờm

3.6 Ăn thức ăn mềm, ấm

Khi đau họng, ăn thức ăn mềm như cháo, súp và các món nước như bún, phở giúp người bệnh dễ nuốt và dễ ăn hơn các món ăn khô. Đặc biệt, cháo, súp gà đã được chứng minh là có lợi cho những người bị cảm cúm.

Đau họng có đờm khi nào nên đến bệnh viện?

Nếu đau họng có đờm kéo dài nhưng không cải thiện khi đã dùng các biện pháp tại chỗ cũng như điều trị triệu chứng, người bệnh nên tới bệnh viện thăm khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có hướng xử trí phù hợp.

Nếu nghi ngờ khả năng xuất phát từ một tình trạng ác tính, người bệnh sẽ được hướng dẫn làm các xét nghiệm và tầm soát ung thư, chẳng hạn như ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư vòm họng, ung thư phổi.

Cách phòng ngừa đau họng có đờm hiệu quả?

Đối với đau họng do các nguyên nhân lành tính thông thường

Có thể phòng ngừa bằng những cách sau đây:

  • Giữ ấm cơ thể;
  • Hạn chế uống nước đá lạnh, rượu bia, không hút thuốc lá;
  • Ăn chín, uống sôi;
  • Tiêm vắc xin phòng cúm và các loại vắc xin phòng các bệnh thường gây viêm họng;
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ;
  • Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà;
  • Hạn chế đến nơi đông người trong các đợt dịch bệnh truyền nhiễm;
  • Rửa tay bằng xà bông sát khuẩn thường xuyên.

Đối với việc phòng ngừa đau họng do các tình trạng ác tính

Các tình trạng ác tính thường gặp nhất là ung thư vòm họng và ung thư phổi.

Các biện pháp phòng ngừa thật sự không rõ ràng, nhưng những điều sau đây thường được khuyến nghị để giữ cho cổ họng khỏe mạnh.

  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia;
  • Hạn chế quan hệ tình dục bằng miệng và có đời sống tình dục lành mạnh (một bạn tình);
  • Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
    Mệt mỏi đau người đau họng là triệu chứng gì năm 2024
    Nếu bị đau họng kéo dài quá 3 tuần không cải thiện mặc dù đã áp dụng các biện pháp điều trị, người bệnh nên tới bệnh viện thăm khám

Để đặt lịch khám, tư vấn, điều trị các bệnh tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ:

Đau họng có đờm là tình trạng thường gặp. Chúng ta có thể bị đau họng có đờm khi cảm cúm, viêm mũi xoang, viêm họng nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý ác tính như ung thư phổi hoặc ung thư vòm họng. Do đó, đây là triệu chứng không nên chủ quan. Nếu bị đau họng kéo dài quá 3 tuần không cải thiện mặc dù đã áp dụng các biện pháp điều trị, người bệnh nên tới bệnh viện thăm khám tìm nguyên nhân và tầm soát ung thư nếu được khuyến nghị từ bác sĩ.

Mệt mỏi đau nhức khắp người đau họng uống thuốc gì?

Đau họng nên uống gì?.

1.1 Paracetamol. Paracetamol là thuốc hạ sốt, giảm đau thường sử dụng khi bị viêm họng cấp tính.(1).

1.2 Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) ... .

1.3 Corticosteroid kết hợp thuốc kháng sinh. ... .

1.4 Thuốc xịt họng. ... .

1.5 Viên ngậm họng. ... .

1.6 Thuốc ho. ... .

1.7 Thuốc kháng histamin. ... .

1.8 Thuốc kháng axit..

Đau họng đau người là triệu chứng gì?

Đau họng là tình trạng đau và khó chịu ở vùng họng. Triệu chứng này thường là biểu hiện của viêm họng, viêm lưỡi gà hoặc thiếu nước khiến niêm mạc họng bị khô. Một nguyên nhân đau họng ít gặp hơn là chấn thương vùng họng. Trong hầu hết các trường hợp, đau họng có thể tự khỏi và không cần đến bác sĩ.

Ho đau họng mệt mỏi là bệnh gì?

Bị đau họng kèm ho đờm, nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm trùng vùng hầu họng như viêm amidan, viêm VA, viêm mũi xoang, viêm phế quản, viêm phổi… Nhưng đau họng kèm ho đờm kéo dài cũng có thể do những nguyên nhân tiềm ẩn khác gây ra như ung thư vòm họng, ung thư phổi.

Không nên ăn gì khi bị đau họng?

Khi bị viêm họng bạn không nên ăn gì?.

Các món ăn cay nóng. Khi ăn các thực phẩm cay nóng sẽ khiến niêm mạc cổ họng bị sưng, phù nề, tổn thương trầm trọng hơn. ... .

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ ... .

Đồ lạnh. ... .

Thực phẩm khô cứng, giòn. ... .

Thực phẩm chứa nhiều vị chua. ... .

Các loại đồ uống có cồn và chứa chất kích thích. ... .

Không hút thuốc lá.