Nên uống thuốc say xe trước bao lâu

Rất nhiều người thường xuyên bị chóng mặt, buồn nôn mỗi lần ngồi trên tàu, xe ô tô nên rất ngại phải đi xa. Để ngăn chặn tình trạng say tàu xe, bạn hãy làm theo những lời khuyên dưới đây.

1. Ăn nhẹ trước khi đi

Nhiều người lầm tưởng rằng việc không ăn gì trước khi lên tàu hay ô tô sẽ giúp giảm cảm giác chóng mặt, buồn nôn vì dạ dày trống rỗng, không có gì để có thể… cho ra. Tuy nhiên, đó là một quan niệm chưa đúng. Đừng để cơ thể quá đói trước khi bạn bắt đầu một chuyến đi, phải di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác vì dễ kích thích niêm mạc dạ dày.

Chú ý nên ăn nhẹ, chẳng hạn với một chút bánh mỳ và trứng, hoặc salad với thịt gà hoặc bánh quy. Không nên ăn quá no làm dạ dày căng tức, khó chịu. Nên bỏ qua hoặc hạn chế những món ăn có tính axit như các món xào, rán chứa nhiều dầu mỡ hoặc cà phê. Không sử dụng đồ uống có ga hay chứa cồn.

Bạn cũng đừng quên mang theo nước gừng, trà gừng hay kẹo gừng giúp làm dịu cơn đau bụng, giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu.

Nên uống thuốc say xe trước bao lâu

Say xe là một nỗi kinh hoàng với nhiều người (ảnh minh họa: internet)

2. Dùng thuốc chống say xe

Một số loại thuốc chống say xe giúp ngăn chặn sự tương tác giữa bộ não và tai trong, có thể giúp ngăn chặn sự chuyển động và say sóng.

Tuy nhiên, nên uống thuốc ít nhất một giờ trước khi lên tàu xe thay vì lên xe mới uống. Một số loại thuốc có hiệu quả hơn khi uống vào đêm trước chuyến đi. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng và biết các tác dụng phụ của thuốc.

3. Dùng vòng tay chống say xe

Vòng tay chống say xe là một băng kim đan có tính đàn hồi quấn quanh cổ tay tạo ra áp lực đã được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc chống lại chuyển động và say sóng. Chúng kết nối với một điểm áp lực nằm trên cổ tay và ở mặt trong của cánh tay.

Lori Guynes, một chuyên gia nghiên cứu về điều này ở Santa Barbara, California cho biết: Vòng tay chống say xe kết nối tới cơ hoành và dạ dày giúp ngăn chặn cảm giác buồn nôn và nôn. Bạn có thể đeo chúng trên cổ tay mỗi khi bạn cảm thấy buồn nôn.

4. Nhìn ra xa

Dù bạn đang chuyển động trên mặt đất, trên không hay trên biển, hãy giữ đôi mắt của mình cố định và chú ý nhìn ra xa, quang cảnh xung quanh có thể giúp bạn quên đi mùi xăng dầu, cảm giác buồn nôn.

Không nhìn ra phía sau và không nhìn gần hai bên đường để tránh cảm giác các vật đang chuyển động ngược chiều với hướng đi của mình. Thỉnh thoảng bạn cũng nên vận động nhẹ nhàng cho khí huyết lưu thông, cơ thể đỡ mỏi mệt.

Nên uống thuốc say xe trước bao lâu

Để đỡ say xe, bạn có thể áp dụng các mẹo nhỏ (ảnh minh họa: Internet)

5. Không đọc sách, ngồi đối diện về phía sau

Khi lên xe, hãy chọn một vị trí ngồi ổn định nhất trên xe. Nên chọn chỗ ngồi gần với người lái xe, tốt nhất là chỗ để bạn có tầm nhìn thẳng lên phía trước. Nếu đi xe khách hoặc xe tải bạn nên ngồi ở ghế trên.

Nếu đi tàu, thuyền bạn nên thì tìm chỗ ngồi ở nơi thoáng mát, ngoài trời. Tránh đứng gần động cơ như là ống xả vì nó có thể làm bạn cảm thấy buồn nôn hơn. Nếu cần di chuyển trên quãng đường dài, nên ngồi ở phía giữa thân tàu vì chỗ này ít bị chòng chành nhất.

Ở trên máy bay, nên chọn chỗ ngồi ở giữa hoặc trên cánh, tránh ngồi phần đuôi máy bay. Trên ô tô, tàu hỏa thì nhìn phong cảnh trước mặt, không nên nhìn sang hai bên. Ngồi cạnh cửa sổ, mở cửa kính để có gió.

Bên cạnh đó để tránh bị say tàu xe, đau đầu và buồn nôn, bạn chú ý đừng đọc sách hoặc ngồi đối diện về phía sau.

Lan Dương - Theo Khoeplus.vn

Nên uống thuốc say xe trước bao lâu
Nên uống thuốc say xe trước bao lâu

Say tàu xe có thể là cơn ác mộng của rất nhiều người. Mỗi lần đi xe khách, bạn lại khổ sở vì tình trạng này mà không biết làm sao để thoát khỏi nó. Bạn thắc mắc tại sao mình lại cứ bị say tàu xe? Cách chống say xe thế nào?

Say tàu xe là tình trạng mất ổn định của tai trong do xe lắc hoặc bất kỳ tác động nào tới tai trong. Bạn có thể phòng ngừa và chống say xe bằng nhiều cách.

Tại sao bạn lại bị say tàu xe?

Não bộ có thể cảm nhận sự chuyển động của cơ thể qua các con đường khác nhau bằng hệ thần kinh bao gồm cả tai trong, mắt và các mô của cơ thể. Khi cơ thể di chuyển có chủ ý, ví dụ như khi đi bộ, não sẽ điều khiển bằng cách tổng hợp các thông tin về con đường bạn đang đi.

Tuy nhiên, khi bạn đi xe khách hay đi tàu thì khác. Các triệu chứng say tàu xe xuất hiện khi hệ thống thần kinh trung ương nhận được các thông điệp mâu thuẫn từ các hệ thống cảm giác: tai trong, mắt, các thụ thể áp lực da và các cơ quan cảm thụ khớp.

Ví dụ như nếu bạn ngồi trên thuyền hoặc trong xe hơi (không nhìn ra ngoài cửa sổ), tai trong sẽ gửi tín hiệu rằng bạn đang cử động lên và xuống, trái và phải, nhưng đôi mắt lại chỉ thấy được cảnh tĩnh. Do đó, người ta giả thiết rằng xung đột giữa các tín hiệu truyền đến hệ thần kinh gây ra tình trạng say tàu xe.

Những dấu hiệu nào cho thấy bạn bị say tàu xe?

Khi bị say xe, bạn sẽ cảm thấy:

  • Buồn nôn
  • Da nhợt nhạt
  • Đổ mồ hôi
  • Tiết nước bọt nhiều
  • Hơi thở ngắn
  • Chóng mặt, buồn ngủ
  • Khó chịu, mệt mỏi.

Ngoài ra, các dấu hiệu sau cũng cho thấy bạn bị say xe nhẹ:

  • Đau đầu
  • Lo lắng nhẹ
  • Ngáp.

Có những biện pháp nào để chống say tàu xe?

Các triệu chứng say xe thường chấm dứt khi xe dừng hẳn. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Đối với một số người, các triệu chứng này có thể kéo dài một vài ngày sau khi chuyến đi kết thúc. Do đó, bạn nên thực hiện nhiều cách khi đang đi xe để chống say xe như sau:

Nhìn vào chân trời

Các nhà khoa học khuyên bạn nên nhìn ra ngoài cửa sổ khi xe đang di chuyển và nhìn về phía chân trời theo hướng xe đi. Nhờ đó, mắt bạn sẽ nhìn thấy sự chuyển động và các tín hiệu truyền đến não sẽ không bị mâu thuẫn với nhau.

Vào ban đêm hoặc trên tàu không có cửa sổ, bạn nên nhắm mắt lại hoặc nếu có thể, hãy ngủ một lát. Điều này giải quyết mâu thuẫn giữa các tín hiệu truyền đến não của mắt và tai trong.

Nhai kẹo cao su

Một phương pháp đơn giản để giảm nhẹ tình trạng say xe thông thường là nhai kẹo cao su. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ăn đồ ngọt hay nhai bất cứ thứ gì có thể làm giảm tác động sai giữa các tín hiệu truyền đến não, mắt và tai trong.

Hít thở không khí trong lành

Không khí trong lành, mát mẻ cũng có thể làm giảm nhẹ tình trạng say tàu xe. Vì thế, xe cũng cần được vệ sinh sạch sẽ để không khí trong lành.

Dùng gừng

Bạn có thể nhai gừng tươi hoặc dùng thuốc gừng để làm giảm các triệu chứng. Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu thêm về việc nhai gừng có ích cho tình trạng say xe hay không.

Bấm huyệt

Một số nghiên cứu cho thấy rằng bấm huyệt có thể giúp làm giảm các triệu chứng của say tàu xe như châm cứu.

Một số mẹo để ngăn ngừa say tàu xe

Sau đây là một số mẹo quan trọng để ngăn ngừa tình trạng say tàu xe:

  • Bạn nên ngồi ở vị trí sao cho mắt, tai trong có thể cảm nhận và nhìn cùng một chuyển động
  • Trong xe hơi, bạn ngồi ở ghế trước và nhìn cảnh quan ở phía xa
  • Trên thuyền, bạn lên trên boong và theo dõi chuyển động của đường chân trời
  • Trong máy bay, bạn ngồi bên cửa sổ và nhìn ra ngoài. Ngoài ra, bạn hãy chọn chỗ ngồi ở khu vực giữa máy bay, gần cánh, nơi có ít chuyển động nhất
  • Không đọc sách báo khi đang đi xe, máy bay… nếu bạn bị say tàu xe và không ngồi vào ghế quay mặt về phía sau
  • Bạn không nên nói chuyện với người đang bị say tàu xe
  • Tránh các mùi mạnh và thực phẩm nhiều gia vị ngay trước và trong khi đi xe.

Các nghiên cứu y học vẫn chưa đưa ra bằng chứng cho thấy các biện pháp chữa bệnh dân gian phổ biến như dùng bánh quy soda và nước 7 Up hoặc các sản phẩm gừng có hiệu quả trong việc giảm triệu chứng say tàu xe. Do đó, nếu dùng những thực phẩm, thức uống trên mà không mang lại hiệu quả, bạn nên dừng lại ngay nhé.

Thuốc cũng là một cách tốt để ngăn ngừa say tàu xe trước khi đi du lịch. Dưới đây là một số loại thuốc bạn có thể sử dụng:

  • Scopolamine: Đây là loại thuốc thường dùng nhất cho bệnh say tàu xe. Bạn nên dùng thuốc trước khi các triệu chứng say tàu xe bắt đầu xuất hiện. Thông thường, thuốc có dạng miếng dán được sử dụng phía sau tai 6–8 giờ trước khi đi du lịch.
  • Promethazine: Bạn nên dùng 2 giờ trước khi đi du lịch. Tác dụng của thuốc sẽ kéo dài 6–8 giờ. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy buồn ngủ và khô miệng do tác dụng phụ của thuốc.
  • Cyclizine: có hiệu quả nhất khi bạn dùng ít nhất 30 phút trước khi đi du lịch. Bạn không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi và thuốc có các phản ứng phụ tương tự như scopolamine.
  • Dimenhydrinate: Bạn nên uống thuốc 4–8 giờ 1 lần. Tuy nhiên, thuốc cũng có tác dụng phụ tương tự như scopolamine.
  • Meclizine (Bonine®): Bạn nên sử dụng loại thuốc này 1 giờ trước khi đi du lịch để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, bạn lưu ý không nên dùng thuốc cho trẻ dưới 12 tuổi. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị buồn ngủ và khô miệng do tác dụng phụ của thuốc.

Trên đây là một số điều bạn nên biết về nguyên nhân và cách chữa trị, phòng tránh say tàu xe.

Bạn biết đấy, say tàu xe là cảm giác cực kỳ khó chịu và mệt mỏi. Bạn đã chịu đựng cảm giác này trong bao lâu rồi? Có thể những biện pháp trên sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Ngoài ra, nếu bạn đi xe nhiều lần thì bạn sẽ dần cảm thấy quen và không còn mệt mỏi vì say xe nữa. Do đó, bạn đừng quá lo lắng về tình trạng này nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.