Ngành tâm lý học tiếng anh gọi là gì

Đây là học thuyết được đưa ra bởi nhà nghiên cứu  John Bowly vào năm 1969. Bowly cho rằng, trải qua giai đoạn tiến hóa, loài người đã phát triển nỗi sợ hãi cô đơn một cách bản năng, đặc biệt là khi sống trong những nơi lạ lẫm, tối tăm, nguy hiểm hay khi chúng ta mệt mỏi, bị thương hay đau ốm. Nỗi sợ hãi này khiến chúng ta thèm khát sự bảo vệ và chăm sóc từ người khác, nhất là những người quan tâm đến sự tồn tại và phát triển của chúng ta. Nỗi thèm khát này đặc biệt được thể hiện rõ ràng trong những năm tháng đầu đời. Một ví dụ thường thấy là trẻ sơ sinh có thể dùng bàn tay bấu víu vào ngón tay của người chăm sóc. Cách phát triển Gắn bó phát triển trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến thái độ trong việc thiết lập các mối quan hệ xã hội (đồng nghiệp, bạn bè, v.v.) và quan hệ tình cảm của đứa bé trong quãng đời sau này.

Bài liên quan: Giải mã các dạng phát triển quan hệ tình cảm

  • Autism: Tự kỷ

Tự kỉ là một rối loạn phát triển thần kinh kéo dài (Pervasive developmental disorder – PDD), vừa là rối loạn chức năng bắt nguồn từ cấu tạo sinh học và rối loạn thần kinh. Các rối loạn này ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của một người đối với môi trường và những người xung quanh. Đáng chú ý, tự kỉ không chỉ là một triệu chứng đơn lẻ mà là biểu hiện của nhiều rối loạn về tính cách và hành vi.

Bài liên quan: Thông tin về Tự kỉ (tính chất lâm sàng, chẩn đoán, nguyên nhân, chữa trị)

  • Bystander Effect: Hiệu ứng kẻ ngoài cuộc

Đây là hiệu ứng  khi số người ngoài cuộc cùng chứng kiến một tình trạng khẩn cấp càng nhiều thì khả năng một trong số những người đó giúp đỡ nạn nhân càng ít.

Bài liên quan: Bí kíp trở thành Lục Vân Tiên thời hiện đại: Làm thế nào để giúp đỡ người khác và tránh bị vạ lây?

  • Dissociative Identity Disorder – DID (Multiple Personality Disorder): Triệu chứng rối loạn đa nhân cách

Theo Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-IV-TR) của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kì (American Psychiatric Association), DID là “sự tồn tại hai hoặc nhiều hơn những bản thể (identities) hoặc tính cách (personality), trong đó mỗi bản thể hoặc tính cách có lối nhận thức, liên hệ, và suy nghĩ về môi trường hoặc bản thân riêng rẽ liên tục kiểm soát hành vi”.

Bài liên quan: Tìm hiểu về triệu chứng rối loạn đa nhân cách

  • Mirror neuron: Tế bào thần kinh phản chiếu hay Tế bào thần kinh gương

Là loại cơ chế trong não bộ giúp chúng ta có được khả năng đồng cảm, thấu hiểu

Bài liên quan: [Video] Mirror neuron | Neuron phản chiếu (Neuron gương)

  • Obsessive-compulsive disorder (OCD): Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Đây là hiện tượng khi con người liên tục lặp lại một hành động vì họ ám ảnh với một ý tưởng, một suy nghĩ, một cảm giác mà chúng thường đi kèm với nỗi sợ về bệnh lây nhiễm, thiên tai. Các hành động thường gặp là lau rửa liên tục, kiểm tra liên tục, đong đếm liên tục. Nghiện mua sắm (Hoarding) là một biểu hiện của OCD. Nó xảy ra khi một người liên tục mua quá nhiều đồ vật mặc dù những đồ vật ấy không có giá trị, không thiết thực hay thậm chí là nguy hiểm cho người mua.

Bài liên quan: Nghiện mua sắm có phải là rối loạn thần kinh?

  • Post-traumatic Stress Disorder – PTSD: Chấn thương tâm lý sau sang chấn

Triệu chứng tổn thương tâm lý sau những sự kiện chấn động mạnh mẽ. PTSD lần đầu được dùng để miêu tả triệu chứng tổn thương tâm sinh lý của những người lính trở về sau chiến tranh thế giới lần thứ II, với tên gọi “shell shock”, “battle fatigue”, v.v. Về sau, PTSD được đưa vào Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorder), có thể dùng để miêu tả các trường hợp tổn thương tâm lý sau sự kiện chấn động, ví dụ như đối với trẻ em sau khi bố mẹ ly hôn, hay chấn động sau khi mất đi người thân. v.v.

Bài liên quan: Xây dựng tính kiên cường của trẻ chứng kiến bạo lực gia đình

  • Sexual orientation: Định hướng giới tính hay còn gọi là thiên hướng tình dục

Đây là khái niệm miêu tả sự chọn lựa của một người về quan hệ tình cảm và tình dục với người khác cùng giới hoặc khác giới. Cần nhấn mạnh sự định hướng này là lựa chọn tự nguyện. Định hướng giới tính là một khái niệm phức tạp và bao gồm nhiều hướng khác nhau.

Ngành Tâm lý học là sự lựa chọn phù hợp cho những ai đam mê tìm hiểu và lý giải về hành vi, cảm xúc và tư duy của con người. Cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu các khóa học và cơ hội việc làm trong lĩnh vực Tâm lý học qua bài viết sau.

 

>> Tìm hiểu du học ngành Tâm lý

 

Ngành Tâm lý học là gì?

Ngành Tâm lý học, các bạn sẽ được nghiên cứu về các hiện tượng diễn ra trong thế giới nội tâm của con người như lối suy nghĩ, hành vi, tư tưởng và cảm xúc. Nói cách khác, khi học ngành Tâm lý, bạn sẽ được học cách đánh giá những ảnh hưởng của môi trường và yếu tố ngoại cảnh lên tâm lý con người. Trong khuôn khổ của một khóa học ngành Tâm lý, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những môn học phổ biến như: Tâm lý học lâm sàng (Clinial Psychology), Tâm lý học nhận thức (Cognitive Psychology), Tâm lý học xã hội (Social Psychology), Tâm lý học hành vi (Behavioural Psychology), Tâm lý học về sự phát triển (Developmental Psychology),…

 

Ngành tâm lý học tiếng anh gọi là gì

 

Nhìn chung, bạn sẽ được làm quen với những lý thuyết có liên quan trực tiếp đến chuyên môn, đồng thời sẽ được trang bị các kỹ năng cần thiết để tự tin áp dụng kiến thức tâm lý trong nhiều ngành nghề khác nhau trên thị trường lao động. Dù lựa chọn theo đuổi bất kỳ con đường nào thuộc phạm trù ngành Tâm lý, bạn phải học được sự kiên nhẫn, cách ứng xử khéo léo và sự nhạy bén trước những tình huống bất ngờ. Chính vì vậy, sinh viên của ngành Tâm lý học thường được mài giũa tư duy phản biện, kỹ năng nghiên cứu, khả năng đo lường và phân tích dữ liệu, năng lực giải quyết vấn đề và quan trọng hơn hết là kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

 

Cũng cần phải lưu ý rằng, nội dung của những khóa học về ngành Tâm lý sẽ có sự khác biệt dựa trên lĩnh vực chuyên sâu mà bạn lựa chọn. Chẳng hạn, hai khóa học bậc cử nhân phổ biến về ngành Tâm lý là Cử nhân Văn khoa chuyên ngành Tâm lý (Bachelor of Arts in Psychology) hoặc Cử nhân Khoa học chuyên ngành Tâm lý (Bachelor of Science in Psychology). Nếu bạn yêu thích việc học chuyên sâu trong các môn khoa học có liên quan đến Tâm lý như Hóa Học và Sinh Học, hoặc rèn luyện các kỹ năng về phân tích, vận dụng kỹ thuật trong ngành Tâm lý, Cử nhân Khoa học chuyên ngành Tâm lý có thể là sự lựa chọn tốt dành cho bạn. Trong khi đó, nếu bạn dành đam mê cho những môn Xã Hội Học, Nhân Học hoặc Văn chương trong Tâm lý Học, bạn có thể cân nhắc chọn học khóa học Cử nhân Văn khoa chuyên ngành Tâm lý.

 

>> Những điều bạn cần biết trước khi quyết định theo học ngành Tâm lý

 

 

Liệu bạn có phải là người phù hợp với ngành Tâm lý học?

Để theo đuổi và chinh phục ngành Tâm lý, nếu chỉ có đam mê đôi khi là chưa đủ. Trên thực tế, các chuyên gia Tâm lý thường sở hữu một số tố chất quan trọng sau đây:

 

Khả năng lắng nghe và thấu cảm

Dù bạn là một nhà Tâm lý hay đảm nhiệm một vị trí công việc yêu cầu sử dụng các kiến thức Tâm lý, bạn nên biết cách đặt mình vào vị trí của người xung quanh để có những góc nhìn khách quan về sự việc, từ đó biết lắng nghe và cảm thông trước câu chuyện của người đối diện. Phiến diện, bảo thủ hoặc thiếu khả năng thấu cảm là những tính cách không nên có của một chuyên gia trong ngành Tâm lý. Đó cũng chính là lí do những người làm việc áp dụng chuyên môn trong ngành Tâm lý thường sẽ có trí thông minh cảm xúc cao.

 

Khả năng giao tiếp hiệu quả

Một trong những mục tiêu cơ bản của ngành Tâm lý là kiểm soát và thay đổi hành vi, giúp con người có đời sống tinh thần tốt hơn. Chính vì vậy, sự khéo léo trong giao tiếp là chìa khóa để mở ra những buổi tư vấn tâm lý hiệu quả, cho ra được những giải pháp tối ưu. Một người làm việc trong ngành Tâm lý cần học cách giao tiếp thông minh, đồng thời có cả khả năng diễn đạt thông suốt, với những lý lẽ thuyết phục người nghe.

 

Ngành tâm lý học tiếng anh gọi là gì

 

Sự kiên trì và khả năng chịu đựng áp lực

Đối với những bạn muốn theo học và làm việc trong lĩnh vực Trị liệu Tâm lý, sự kiên trì và khả năng chịu được áp lực công việc cao chính là hai tố chất không thể thiếu. Trọng trách của một nhà Tâm lý Học chính là giúp đỡ người đối diện tìm ra phương hướng giải quyết những khó khăn trong cuộc sống của họ. Công việc này thường đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và cả chất xám. Do đó, việc trang bị cho bản thân lòng kiên trì, quyết tâm và khả năng không ngại đối diện với áp lực chính là bước đệm cần thiết giúp bạn thành công trên con đường học và làm trong ngành Tâm lý.

 

Cuối cùng, một chuyên gia trong ngành Tâm lý còn phải có khả năng quan sát và phân tích dữ liệu để đánh giá tình huống chính xác, kết hợp cùng khả năng giải quyết vấn đề để tìm ra những giải pháp Tâm lý cần thiết. Bạn hãy chắc chắn rằng mình sẵn sàng tự trang bị những tố chất kể trên trước khi bước vào một khóa đào tạo Tâm lý nhé!

 

>> Đón đầu xu thế tuyển dụng: ưu tiên kỹ năng mềm

>> 5 chuyên ngành Tâm lý học dành cho sinh viên

 

Ngành tâm lý học tiếng anh gọi là gì

 

 

Học Tâm lý học ở đâu?

Hiện tại, bạn có thể chọn học ngành Tâm lý tại các trường đại học Việt Nam uy tín như Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội và TP.HCM), Đại học Sư phạm (Hà Nội và TP.HCM) hay Đại học Công nghệ (HUTECH). Ngoài ra, các chương trình đào tạo ngành Tâm lý đã có mặt tại nhiều trường đại học ở nhiều quốc gia trên thế giới nên bạn có thể cân nhắc phương án du học nếu không muốn theo đuổi ngành này ở Việt Nam. Tùy vào bậc học, lĩnh vực Tâm lý chuyên sâu và điều kiện năng lực lẫn tài chính của bản thân, bạn có thể lựa chọn cho mình khóa học và điểm đến phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số trường đại học uy tín ở nước ngoài trên hệ thống của Hotcourses Vietnam như sau:

 

 

Bạn lưu ý là bấm vào link "Xem [số] khóa học Tâm lý học" để tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình học ở từng trường. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc chọn trường phù hợp thì đừng ngần ngại liên hệ với trung tâm tư vấn du học IDP để được các chuyên viên giàu kinh nghiệm giúp đỡ hoàn toàn miễn phí.

 

Ngành tâm lý học tiếng anh gọi là gì

 

Các thông tin về ngành học, khóa học, các trường đại học tại các quốc gia trên thế giới đều được đăng tải và cập nhật liên tục trên nền tảng của Hotcourses Vietnam. Nhớ đừng bỏ qua thanh công cụ cùng bộ lọc tìm kiếm hữu ích của Hotcourses Vietnam để tìm và lựa chọn trường đại học, cao đẳng phù hợp với bạn nhất!

 

>> 7 học bổng ngành Tâm lý tại các quốc gia hàng đầu

 

 

Học ngành Tâm lý học ra trường làm gì?

Nhiều sinh viên vẫn lầm tưởng rằng cơ hội khi tốt nghiệp ngành Tâm lý chỉ có thể là những công việc như tham vấn Tâm lý hoặc trị liệu Tâm lý. Tuy nhiên, sự thật là các sinh viên ra trường với tấm bằng Tâm lý sẽ có nhiều hơn một vị trí việc làm tiềm năng, bất kể lựa chọn chuyên ngành của bạn. Nhìn chung, một số vai trò phổ biến của sinh viên ngành Tâm lý bao gồm:

 

Tham vấn Tâm lý trong trường học

Hiện tại một số trường học tại Việt Nam và trên thế giới đã đầu tư để xây dựng phòng tham vấn Tâm lý học đường, nơi có các chuyên gia sẽ giúp đỡ các bạn học sinh, sinh viên có sự chuẩn bị về tinh thần tốt nhất trong mỗi năm học mới, đồng thời giúp người học giải quyết những khó khăn, trở ngại về mặt Tâm lý tuổi học đường. Bạn có thể tham khảo trang tin Du học ngành Tâm lý học giáo dục để có cái nhìn cận cảnh hơn về chuyên ngành này.

 

Điều trị Tâm lý

Việc chăm sóc sức khỏe tinh thần đã và đang ngày càng được đề cao không kém so với việc chăm sóc sức khỏe thể chất. Để giúp người mắc các chứng bệnh về Tâm lý có đời sống tinh thần tốt hơn, các sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý có thể làm việc tại các bệnh viện tâm thần, các trung tâm tư vấn, điều trị Tâm lý để hỗ trợ việc phân tích các vấn đề, mâu thuẫn Tâm lý của người bệnh, đồng thời giúp người bệnh áp dụng những phương pháp trị liệu phù hợp để giải quyết những khó khăn về mặt Tâm lý.

Ngành tâm lý học tiếng anh gọi là gì

Tư vấn tuyển dụng / Bộ phận nhân sự

Khi học về ngành Tâm lý, chắc chắn bạn sẽ được trang bị các hiểu biết về tư duy, cảm xúc, thái độ, cách suy nghĩ của con người. Do đó, với tấm bằng Tâm lý, bạn có thể làm việc trong các bộ phận nhân sự, các vị trí tư vấn tuyển dụng của những công ty, tập đoàn, doanh nghiệp. Tại đây, bạn sẽ phải sử dụng khả năng đánh giá năng lực, phẩm chất của các ứng cử viên và chọn lựa các ứng cử viên phù hợp với vị trí tuyển dụng. Bên cạnh đó, bạn có thể sẽ đảm nhiệm việc đánh giá tâm lý nhân sự trong công ty hay giải quyết các xung đột có thể nảy sinh trong môi trường công sở.

 

Giảng dạy, nghiên cứu

Nếu bạn đam mê công việc liên quan đến học thuật như giảng dạy hoặc nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề thuộc ngành Tâm lý, bạn có thể lựa chọn làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, nơi bạn có thể trực tiếp đóng góp chất xám cho ngành Tâm lý. Đặc biệt đối với sinh viên lựa chọn trở thành giảng viên ngành Tâm lý, các kiến thức trong ngành sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc truyền đạt và áp dụng những phương pháp dạy phù hợp.

 

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn trở thành nhà Tâm lý pháp y, nhà Tâm lý giáo dục hoặc theo đuổi các ngành nghề liên quan đến Tâm lý trong thể thao, quảng cáo, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng…

 

Tóm lại, có rất nhiều cơ hội dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý, và việc của bạn chính là tìm hiểu công việc nào sẽ phù hợp với những tố chất, sở thích, đam mê và năng lực của mình để định hướng chọn ngành học phù hợp. Các chuyên viên tư vấn du học uy tín của IDP Việt Nam sẽ giúp bạn lựa chọn ngôi trường phù hợp.

ngành Tâm lý học tiếng Anh là gì?

psychology. Hầu hết các khoa tâm lý học đều đầy ắp những tâm hồn vơi cạn cá tính. Most psychology departments are filled with personality deficients.

Ngành tâm lý tội phạm tiếng Anh là gì?

Ngành tâm lý học tội phạm tiếng Anh là Criminal Psychology.

Cử nhân tâm lý học tiếng Anh là gì?

Cử nhân Khoa học Tâm lý (Bachelor of Science -Psychology)

Bác sĩ điều trị tâm lý tiếng Anh là gì?

Chuyên viên tâm lý/Bác sĩ tâm thần (Psychologist/psychiatrist): Chuyên gia về sức khỏe tâm thần, người chuyên lo về cảm xúc, tâm lý và hành vi của người bệnh.