Nghiên cứu tại hiện trường là gì

Sau khi đã nghiên cứu, phân tích các tài liệu khám nghiệm hiện trường, để hiểu tường tận , nắm bắt từ toàn diện cho đến chi tiết thông tin , hình ảnh được phản ánh trong các tài liệu này , Luật sư đã có thể tập hợp đầy đủ các tài liệu , chứng cứ để đưa ra nhận định , đánh giá về tính chất pháp lý và giá trị của những tài liệu nói trên .

Nghiên cứu tại hiện trường là gì
                       Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Khi đánh giá về các tài liệu hiện trường , Luật sư cần bám sát ba đặc điểm cơ bản của chứng cứ : tính hợp pháp , tính xác thực và tính liên quan đến vụ án như quy định tại Điều 108 BLTTHS năm 2015 .

Thứ nhất , về tính hợp pháp của chứng cứ trong các tài liệu về hiện trường , Luật sư cần xác định : Các tài liệu khám nghiệm hiện trường có được lập , thu thập , thực hiện theo đúng trình tự , thủ tục luật định hay không ? Hình thức có bảo đảm yêu cầu luật định hay không ? Có đầy đủ các yếu tố , nội dung bắt buộc phải có của loại tài liệu đó hay không?

Thứ hai , về tính xác thực của các chứng cứ , tài liệu đã được thu giữ tại hiện trường trong quá trình khám nghiệm hoặc mở rộng vụ án , Luật sư phải nhận định và đánh giá được : Các tài liệu khám nghiệm hiện trường có phản ánh đúng sự thực khách quan về vụ án không?  Biên bản khám nghiệm hiện trường có phản ánh đúng quá trình khám nghiệm hiện trường , đặc điểm , hiện trạng của hiện trường không ? Sơ đồ hiện trường có mô phỏng đúng cấu trúc của hiện trường không vụ án hay không ? Bản ảnh có được chụp chính xác các đồ vật , dấu vết … tại hiện trường không ? Những người tham gia khám nghiệm hiện trường có tự do ý chỉ khi ký và xác nhận các nội dung trong Biên bản khám nghiệm hiện trường hay không v v . để từ đó Luật sư có kế hoạch bào chữa bảo vệ cho khách hàng hiệu quả , thành công .

Đánh giá tính xác thực của một tài liệu khám nghiệm hiện trường không phải là công việc dễ dàng . Nếu người bào chữa được trực tiếp tham gia khám nghiệm hiện trường thì việc đánh giá này sẽ thuận lợi hơn so với trường hợp không có người bào chữa tham gia . Trong những vụ án mà hoạt động khám nghiệm hiện trường không có sự tham gia của người bào chữa , thì khi đánh giá tính khách quan của các tài liệu khám nghiệm hiện trường trong đó quan trọng nhất là Biên bản khám nghiệm hiện trường , Luật sư cần dựa vào chữ ký và ý kiến của người chứng kiến và những người tham gia khám nghiệm hiện trường được ghi tại phần cuối của Biên bản khám nghiệm hiện trường . Đồng thời , Luật sư sử dụng phương pháp tư duy biện chứng để đánh giá các nội dung trong Biên bản khám nghiệm hiện trường trong mối quan hệ chặt chẽ với các tài liệu khác , trong mối liên hệ với các tình tiết của vụ án và đặc biệt khi đến giai đoạn xét xử vụ án , Luật sư có thể kiểm chống lại tính xác thực của những nội dung khám nghiệm hiện trường trong phần xét hỏi tại phiên tòa .

Thứ ba , về tính liên quan : Đánh giá tính liên quan của các tài liệu khám nghiệm hiện trường không gì khác chính là đánh giá nội dung của các tài liệu khám nghiệm hiện trường có giá trị làm sáng tỏ tình tiết nào , vấn đề gì của vụ án ? Những tình tiết đó , những vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào đối với việc xác định bản chất pháp lý của hành vi của bị can , bị cáo ? Khi đánh giá tính liên quan ( đánh giá nội dung ) của các tài liệu khám nghiệm hiện trường , Luật sư nên chia thành các nhóm thông tin sau :

Một là , nhóm thông tin có giá trị xác định hành vi khách quan của bị can , bị cáo ( bao gồm cả tính chất , mức độ quyết liệt của hành vi , thủ đoạn phạm tội … ) ;

Hai là , nhóm thông tin có giá trị xác định khách thể bị xâm phạm ;

Ba là , nhóm thông tin có giá trị xác định hậu quả ( mức độ thiệt hại … ) ;

Bốn là , nhóm thông tin có giá trị xác định nguyên nhân của tôi phạm ( thường có ở hiện trường các vụ tai nạn giao thông, hỏa hoạn … ) .

Khi đánh giá các thông tin được phản ánh trong nội dung của tài liệu khám nghiệm hiện trường , Luật sư cũng cần đánh giá được mức độ liên quan của những thông tin đó đối với các tình tiết pháp lý của vụ án . Có loại thông tin được xếp vào loại chứng cứ gián tiếp , có loại được xếp vào loại chứng cứ trực tiếp , có loại là chứng cứ vật chất , có loại là chứng cứ phi vật chất …

Hoạt động đánh giá tài liệu khám nghiệm hiện trường hết sức cần thiết để Luật sư phát hiện ra những tài liệu này có vi phạm thủ tục tố tụng hay không ? Đồng thời , bằng cảm quan và sự quyết đoán của mình , Luật sư quyết định lựa chọn loại thông tin nào trong nội dung của các tài liệu khám nghiệm hiện trường phục vụ cho định hướng bào chữa / bảo vệ hiệu quả cho khách hàng .

Ví dụ: Vụ án “ Hủy hoại rừng ” xảy ra tại lô 3 khoảnh 1 Tiểu khu 169x xã Đăk Ha , huyện ĐG , tỉnh ĐN gồm 2 bị cáo : Phạm Xuân S và Trần Văn T bị khởi tố , truy tố về tội “ Hủy hoại rừng ” theo khoản 1 Điều 189 BLHS năm 1999 ( sửa đổi , bổ sung năm 2009 ) ; người làm chứng là D , H ( là những người được xác định là do Phạm Xuân S và Trần Văn T thuê và nhờ để phát rừng ) . Các bị cáo trong vụ án bị cáo buộc là bị bắt quả tang khi đang thực hiện hành vi chặt phát rừng vào tháng 01 , tháng 02 và tháng 3 năm 2015. Luật sư tham gia vụ án với tư cách người bào chữa cho bị cáo Phạm Xuân S.

a ) Các tài liệu khám nghiệm hiện trường trong hồ sơ vụ án bao gồm :

– Biên bản khám nghiệm hiện trường ;

– Sơ đồ hiện trường ;

– Bản ảnh hiện trường ;

– Quyết định trưng cầu giám định ;

– Kết luận giám định và Kết luận giám định bổ sung dựa vào Biên bản khám nghiệm hiện trường .

b ) Luật sư đã phân tích , đánh giá , sử dụng các tài liệu khám nghiệm hiện trường như thế nào ?

Sau khi phân tích các tài liệu khám nghiệm hiện trường , Luật sư nhận thấy yếu tố cần chú ý nhất trong các tài liệu khám nghiệm hiện 1 trường trong hồ sơ vụ án chính là tính liên quan : Nội dung của biến bản khám nghiệm hiện trường và Kết luận giám định không đủ căn cứ và không có giá trị để chứng minh rừng tại hiện trường bị chặt phá ho đúng vào thời điểm tháng 01 , 02 , 3 năm 2015. Các tài liệu này chưa chỉ ra được trước tháng 01/2015 , hiện trường vụ án có còn là rừng hay không ? Bởi lẽ , Biên bản khám nghiệm hiện trường không hề đưa ra được phương pháp khám nghiệm hiện trường . Luật sư nghiên cứu , tìm hiểu các thông tin khoa học pháp lý thì được biết , để xác định một I diện tích rừng bị hủy hoại vào thời điểm nào , cần thực hiện phương I pháp quan trắc , mục trặc khi khám nghiệm hiện trường để ghi nhận là chính xác thông tin về độ mục rữa của các gốc cây , thân cây trên hiện và trường . Từ đó mới có cơ sở xác định chính xác thời điểm các cây gỗ E bị chặt phát , hủy hoại . Tuy nhiên , trong Biên bản khám nghiệm hiện Lộ trường vụ án “ Hủy hoại rừng ” thể hiện rất sơ sài các thông tin này , không dùng phương pháp quan trắc , mục trắc để ghi nhận về độ mục rữa của các gốc cây , thân cây tại hiện trường ; đồng thời , tại Kết luận giám định , mặc dù có liệt kê phương pháp quan trắc , mục trắc được Tổ giám định sử dụng nhưng nội dung Kết luận giám định cũng không chỉ ra được thời điểm cây rừng bị chặt phát , bị đốt ; tài liệu kiểm kê rừng của UBND tỉnh ĐN ban hành năm 2015 về việc thống kê rừng trên địa bàn tỉnh vào 2014 lại chỉ có nội dung thống kê chung về tổng diện tích rừng , diện tích đất trống mà không xác định rõ diện tích rừng , , diện tích đất trồng được phân bổ cụ thể tại lô nào , khoảnh nào trong mỗi Tiểu khu trên địa bàn các xã , huyện thuộc tỉnh ĐN .

Như vậy , từ việc phân tích , đánh giá kết luận giám định cũng như Biên bản khám nghiệm hiện trường không chỉ ra được chính xác thời điểm rừng tại hiện trường bị hủy hoại , không chứng minh được thời điểm các bị can trong vụ án bị bắt quả tang tại hiện trường thì hiện trường đang là rừng hay đất trống ? Thấy rõ thiếu sót này của các tài liệu khám nghiệm hiện trường , cũng như toàn bộ hồ sơ vụ án , Luật sư đã thực hiện quyền thu thập chứng cử của mình để tìm kiếm các tài liệu , chứng cử các định và hiện trạng răng tại hiện trường 16 khoảnh 1 Tiểu khu 169x xã Đăk Ha , huyện ĐG ) trước tháng 01/2015 HÀ Bằng kỹ năng nghiệp vụ của mình , Luật sư đã thu thập được Ban cáo phúc tra của Công ty TĐC – một đơn vị đo Xí nghiệp lâm nghiệp Đăk – Ha của UBND huyện ĐG thuê để thực hiện khảo sát hiện trạng rừng trên địa bàn huyện ĐG vào năm 2014 , phục vụ cho kế hoạch trồng rừng của UBND huyện ĐG . Báo cáo phúc tra này là tài liệu được UBND huyện ĐG công nhận và sử dụng để lập kế hoạch trồng rừng . Theo thông tin trong Báo cáo phúc tra thì hiện trạng của điện tích được phản ánh trong hiện trường vụ án ( cụ thể tại lô 3 khoảnh 1 Tiểu khu 169x xã Đăk Ha , huyện ĐG ) tỉnh đến gần cuối năm 2014 chi là đất trống ( ” địccgts ” đây là cụm từ viết tắt của đất trống có cây gỗ tái sinh ) , không còn là rừng nữa . Từ đó , Luật sư cũng đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng thu thập thêm tài liệu này để đưa vào hồ sơ vụ TIN N án . Trên cơ sở chứng minh được rằng , tính đến tháng 01/2015 , khách Bán thể của vụ án ( rừng ) là không còn , Luật sư đã đưa ra định hướng bào chữa vô tội cho khách hàng Phạm Xuân S. Ngoài ra , quy trình lập biên bản khám nghiệm hiện trường nơi xảy ra vụ phá rừng không hợp pháp : Kết luận điều tra và Cáo trạng của án đều nêu hành vi phá rừng diễn ra vào thời điểm đầu năm 2015 nhưng biên bản khám nghiệm hiện trường lập sau hơn 02 năm ( tháng 3 năm 2017 ) . Biên bản khám nghiệm hiện trường lập được căn cứ từ nội dung của “ Biên bản xác minh ” của các cơ quan bảo vệ pháp luật tuy nhiên Biên bản xác minh này lại được lập vào tháng 12/2016 . Tại Phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm , Luật sư bào chữa cho bị cáo Phận Xuân S đặt các câu hỏi để đánh giá các chứng cứ này , câu hỏi cho một số người được mời vào làm chứng trong biên bản xác minh và Biên bản khám nghiệm hiện trường rằng cả hai biên bản này được lập ở đâu ? Hai người làm chứng đều khai trước tòa là chúng tôi được mời vào ký tại UBND xã Đak Ha , trong khi đó về không gian nêu trong hai Biên bản đều ghi tại Lô 3 , Khoảnh 1 , tiểu khu 169x , nơi rừng bị phá .

Tiếp tục đánh giá về nội dung Biên bản khám nghiệm hiện trường : hà nội dung đã ghi nhận các gốc cây tại hiện trường có dấu hiệu bị đốn hạ bằng cưa xăng , cưa máy đối với các gốc cây còn lại có đường kính | khoảng 60 đến 80 cm , nhưng các vật chứng thu được tại hiện trường chỉ có dao phát nhỏ , điều này hoàn toàn không phù hợp với việc phá quy và đi rừng bằng dao , càng không phù hợp với vết cưa xăng , cưa máy , ngoài ra , Biên bản còn ghi lại có nhiều gốc cây bị đốt còn để lại than gỗ . Các là lời khai của các bị can và những người làm chứng , liên quan trong vụ – án cũng khẳng định họ không dùng cưa xăng mà chỉ dùng dao phát nhỏ để phát dọn cây bụi , cây leo . Tuy nhiên , khi xác định thiệt hại để kết trách nhiệm bồi thường , Kết luận giám định lại xác định cả những cây gỗ bị đốn hạ bằng cưa xăng và kết luận này được cáo trạng của VKS sử dụng để xác định trách nhiệm bồi thường cho các bị can , bị cáo . Luật sư đã phát hiện ra tính thiếu đúng đắn này để phản ánh ngay tại phiên tòa sơ thẩm .

Kết quả của vụ án này , cấp phúc thẩm đã hủy bản án sơ thẩm theo hướng bị cáo vô tội .