Ngôi thai chưa cố định là gì

Ngôi thai đầuhay còn gọi là ngôi thai thuận. Đầu của thai nhi hướng về dưới âm hộ của mẹ, gáy thai nhi quay về phía bụng, mông thai nhi sẽ hướng về phía ngực của mẹ bầu được gọi là ngôi thai đầu. Khi mẹ bầu có thai nhi ngôi thuận thì việc sinh nở sẽ dễ dàng hơn. Vì khi chuyển dạ thai nhi sẽ tạo áp lực lên buồng tử cung, làm cho buồng tử cung mở rộng hơn. Từ đó xuất hiện các cơn co thắt tạo ra những cơn rặn đẻ tự nhiên.

Khi chuyển dạ, đầu thai nhi sẽ ra khỏi âm hộ đầu tiên, tay chân bé xuôi về phía sau, sẽ gọn hơn và việc đưa bé ra khỏi bụng mẹ tấn nhiên trở nên thuận tiện hơn.

Có thể bạn quan tâm 3 cách nấu cháo óc heo cho bé ngon, bổ dưỡng để con đổi món mới nhất

Tùy vào mức độ cúi hoặc ngửa của đầu thai nhi, trong ngôi thai thuận còn được chia thành 4 dạng là: Ngôi chỏm, ngôi thóp trước, ngôi trán và ngôi mặt.

Ngôi mônglà ngôi dọc mà vị trí đầu của bé hướng lên phía trên ngực, còn mông của bé hướng về đáy khung chậu của mẹ. Ngôi thai mông là dạng ngôi có thể đẻ đường dưới nhưng lại dễ mắc đầu hậu vì phần mông và chân của bé sẽ đi ra ngoài cơ thể mẹ đầu tên, còn phần đầu sẽ ra sau. Ngôi thai mông có nguy cơ nguy hiểm cho cả mẹ và bé là rất cao, có thể gây tử vong với thai nhi và tăng nguy cơ tai biến với mẹ.

Ngôi mông được chia thành 2 loại:

  • Ngôi mông hoàn toàn: Tức là mông và 2 chân trình diện trước eo trên. Khi sinh phần mông của bé sẽ ra ngoài đầu tiên, bé ở tư thế ngồi, đầu gối co lại, đùi gập vào trong. Đây là tư thế thường thấy nhất của ngôi thai ngược.
  • Ngôi mông không hoàn toàn(hay còn gọi là ngôi mông thiếu) với 3 kiểu là:
    • Kiểu mông: Khi chuyển dạ phần mông sẽ ra trước, bé ở tư thế duỗi thẳng chân lên đầu.
    • Kiểu đầu gối và kiểu bàn chân: Chân của bé sẽ ra trước do chân bé ở tư thế thấp hơn mông.
Có thể bạn quan tâm Tổng hợp cách làm 8 loại sữa đậu thơm ngon, bổ dưỡng tại nhà mới nhất