Người viết hóa đơn có phải ký ủy quyền không

Như vậy, hóa đơn là một trong các chứng từ kế toán, trong đó trên hóa đơn bắt buộc phải có chữ ký của người bán, trừ các trường hợp ngoại lệ. Cho nên, đối với hóa đơn điện tử tại cơ quan nhà nước thì thủ trưởng đơn vị phải ký duyệt thông qua chữ ký số.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, không nhất thiết phải có chữ ký số của thủ trưởng đơn vị bao gồm:

- Hóa đơn điện tử là hóa đơn của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh

- Hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã).

Người viết hóa đơn có phải ký ủy quyền không

Thủ trưởng đơn vị có phải ký duyệt trên hóa đơn điện tử nữa không? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào là đơn vị cung cấp thông tin hóa đơn điện tử?

Theo quy định tại Điều 46 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về đối tượng cung cấp thông tin, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử như sau:

Đối tượng cung cấp thông tin, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử
1. Tổng cục Thuế là đơn vị cung cấp thông tin hóa đơn điện tử đối với đề nghị của các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước cấp Trung ương. Cục Thuế, Chi cục Thuế cung cấp thông tin đối với đề nghị của cơ quan, tổ chức quản lý đồng cấp.
2. Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử bao gồm:
a) Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh là người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; các tổ chức, cá nhân là người mua hàng hóa, dịch vụ;
....

Như vậy, Đơn vị cung cấp thông tin hóa đơn điện tử là các cơ quan sau:

[1] Đối với đề nghị của các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước cấp Trung ương: Đơn vị cung cấp thông tin hóa đơn điện tử là Tổng cục Thuế.

[2] Đối với đề nghị của các cơ quan, tổ chức quản lý đồng cấp: Đơn vị cung cấp thông tin hóa đơn điện tử là Cục Thuế, Chi cục Thuế.

Sử dụng thông tin hóa đơn điện tử thông qua các hình thức nào?

Căn cứ tại Điều 47 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, việc sử dụng thông tin hóa đơn điện tử được thực hiện thông qua các hình thức như sau:

[1] Tra cứu thông tin hóa đơn điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế đối với bên sử dụng thông tin là:

- Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh

- Người mua hàng hóa, dịch vụ là các tổ chức, cá nhân.

[2] Thực hiện đăng ký và được cấp quyền truy cập, kết nối, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử từ Tổng cục Thuế đối với bên sử dụng thông tin là Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tín dụng, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đã ký quy chế trao đổi thông tin hoặc ký hợp đồng.

Bạn nào chưa nắm mẫu giấy ùy quyền ký hóa đơn thì tham khảo bài viết này nhé. Rất hữu ích cho các bạn đấy!

.png)

1. Quy định về việc Lập giấy uỷ quyền ký hoá đơn.

Căn cứ theo quy định tại điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định cụ thể như sau:

+ Với tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)”: Nếu trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào mục này thì phải có giấy uỷ quyền của thủ trưởng cho người trực tiếp bán ký và ghi rõ họ tên trên hoá đơn đó và đóng dấu của tổ chức vào bên trái phía trên của tờ hoá đơn.

Theo quy định tại khoản 2d, điều 16, Thông tư số 39/2014/TT-BTC thì trường hợp nếu công ty thiết kế hoá đơn có cả 2 tiêu thức Thủ trưởng đơn vị và Người bán hàng. Nếu Thủ trưởng đã uỷ quyền cho người bán hàng ký hoá đơn thì người bán chỉ cần ký và ghi rõ họ tên ở tiêu thức “Người bán hàng” và đóng dấu treo, không cần ký tại tiêu thức Thủ trưởng đơn vị.

+ Đối với trường hợp trên hoá đơn GTGT của đơn vị có cả 2 tiêu thức Người bán hàng (ký và ghi rõ họ tên) và Thủ trưởng đơn vị (ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên). Nếu thủ trưởng đơn vị không ký và đã có giấy ủy quyền cho người trực tiếp bán hàng ký thì người trực tiếp bán hàng ký, ghi rõ họ tên ở tiêu thức “người bán hàng” trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía bên trái của tờ hóa đơn.

+ Đối với trường hợp trên hóa đơn GTGT của đơn vị có đồng thời cả 2 tiêu thức “người bán hàng (ký, ghi rõ họ tên)” và “thủ trưởng đơn vị (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)” nếu thủ trưởng đơn vị đã ký tại tiêu thức “Thủ trưởng đơn vị” và đóng dấu trên hóa đơn thì không bắt buộc phải ký vào tiêu thức “người bán hàng” trên hóa đơn.

Xuất hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) là hoạt động kế toán của doanh nghiệp nhằm thực hiện công tác thuế để báo cáo với cơ quan thuế đối với lĩnh vực kinh doanh của mình. Vậy, có được ủy quyền cho chi nhánh doanh nghiệp thực hiện hoạt động này?

Người viết hóa đơn có phải ký ủy quyền không

1. Xuất hóa đơn GTGT được thực hiện trong hoạt động nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định hóa đơn GTGT là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

- Hoạt động vận tải quốc tế;

- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

2. Doanh nghiệp có được ủy quyền chi nhánh xuất hóa đơn GTGT?

Cụ thể khoản 7 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Lưu ý việc lập hóa đơn được ủy quyền phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Hóa đơn được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập vẫn phải thể hiện tên đơn vị bán là bên ủy nhiệm.

- Việc ủy nhiệm phải được xác định bằng văn bản giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm thể hiện đầy đủ các thông tin về hóa đơn ủy nhiệm (mục đích ủy nhiệm).

- Thời hạn ủy nhiệm.

- Phương thức thanh toán hóa đơn ủy nhiệm) và phải thông báo cho cơ quan thuế khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.

Trường hợp hóa đơn ủy nhiệm là hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thì bên ủy nhiệm phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể nội dung này.

3. Ủy quyền lập hóa đơn cần thực hiện theo nguyên tắc nào?

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định nguyên tắc ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử quy định người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được quyền ủy nhiệm cho bên thứ ba là:

- Bên có quan hệ liên kết với người bán.

- Là đối tượng đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử và không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP để lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ. Quan hệ liên kết được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Như vậy, doanh nghiệp chủ quản hoàn toàn được ủy quyền cho chi nhánh trực thuộc mình lập hóa điện tử GTGT nhưng phải đáp ứng các nguyên tắc nêu trên.