Nguyên nhân bệnh bại liệt

Bại liệt là một bệnh truyền nhiễm do virus poliovirus gây nên. Ở dạng nặng nhất của nó gây ra tê liệt, khó thở và đôi khi mất mạng.

Bệnh bại liệt được chia thành 3 loại: không điển hình, thể không liệt và thể liệt. Bệnh bại liệt có thể là một dạng bệnh nhẹ, như dạng bại liệt không liên quan đến hệ thần kinh trung ương, nhưng cũng có thể là dạng bệnh rất nghiêm trọng, như thể liệt. Hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm bệnh có thể không biểu hiện triệu chứng hoặc triệu chứng không đặc trưng.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bại liệt

Triệu chứng dạng bại liệt thể nhẹ:

Xuất hiện các triệu chứng giống như bệnh cúm, hoặc như các bệnh nhiễm trùng do virus khác bao gồm:

  • Đau đầu;

  • Sốt;

  • Rát cổ họng;

  • Buồn nôn, nôn mửa;

  • Táo bón hoặc tiêu chảy.

Triệu chứng ở thể không liệt:

  • Đau đầu;

  • Cứng cổ;

  • Thay đổi chức năng tâm thần.

Triệu chứng ở thể liệt:

  • Sốt và sau đó đau đầu;

  • Cứng cổ và lưng;

  • Táo bón;

  • Nhạy cảm khi bị chạm vào người;

  • Mất cảm giác và vận động ở phần dưới của cơ thể.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bệnh bại liệt là một bệnh khá nguy hiểm mặc dù có nhiều triệu chứng không đặc trưng, dễ bị nhậm lẫn với các bệnh khác. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến bại liệt

Bệnh bại liệt do virus polio gây ra. Đây là bệnh nguy hiểm và có sức lan truyền cao. Một số con đường phổ biến gây bệnh là:

  • Tiếp xúc với nước và thức ăn đã bị nhiễm phân của người bệnh. Tình trạng này thường thấy ở những vùng có hệ thống thoát nước kém.

  • Người khỏe mạnh tiếp xúc với người bệnh bại liệt hoặc với người vừa dùng vắc xin bại liệt đường uống (đây là loại vắc xin được làm từ virus sống).


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc bại liệt?

Bệnh bại liệt là bệnh truyền nhiễm, khá phổ biến nên mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh đặc biệt dễ xảy ra đối với trẻ em nếu không được tiêm chủng vắc-xin.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bại liệt, bao gồm:

  • Đi du lịch ở nơi có virus bại liệt hoặc đang có dịch bại liệt.

  • Sống với người có mang virus bại liệt trong người.

  • Người có hệ miễn dịch suy giảm như là HIV/AIDS, bị cắt amiđan trước đây, chữa bệnh bằng xạ trị.

  • Người bị stress quá nhiều hoặc hoạt động cường độ cao trong thời gian dài rồi tiếp xúc với virus bại liệt khiến sức đề kháng kém.

  • Môi trường sống lạc hậu, ô nhiễm.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bại liệt

Bác sĩ xem xét các triệu chứng của bệnh nhân, khám lâm sàng và tiến hành lấy mẫu dịch từ tủy sống bằng cách chọc dò tủy sống và kiểm tra dịch để tìm ra dấu hiệu nhiễm trùng.

Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu phân, dịch từ cổ họng, và máu để kiểm tra có virus hay không.

Phương pháp điều trị bại liệt hiệu quả

Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bại liệt. Điều có thể làm chính là điều trị các triệu chứng do bệnh mang lại bao gồm dùng thuốc giảm đau, tập vật lý trị liệu và thiết kế lối sống để cải thiện tình trạng sức khỏe.

Sử dụng các phương pháp điều trị bệnh bại liệt kịp thời sẽ giúp bạn phòng chống những biến chứng nguy hiểm đồng thời hạn chế sự tác động tiêu cực của bệnh đến hoạt động, sinh hoạt hằng ngày.

Bại liệt là bệnh có khả năng truyền nhiễm rất cao do vi rút bại liệt gây ra. Vi rút xâm nhập vào hệ thần kinh, và có thể gây tê liệt hoặc thậm chí tử vong chỉ trong vài giờ.

2. Bệnh bại liệt lây truyền như thế nào?

Vi rút bại liệt hoang dã (WPV) xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, trong nước hoặc thức ăn đã bị ô nhiễm bởi mẫu phân của người bị nhiễm bệnh. Vi rút này sẽ nhân lên trong ruột và được bài tiết qua phân, từ đó cũng có thể lây truyền cho những người khác.

3. Các triệu chứng của bệnh bại liệt là gì?

Triệu chứng ban đầu của bệnh bại liệt là:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Nôn
  • Cứng cổ
  • Đau tay, chân.

4. Ai là người có nguy cơ mắc bệnh bại liệt?

Bệnh bại liệt chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi.

5. Bệnh bại liệt gây ra những tác hại gì?

Tác hại của bệnh bại liệt:

  • Cứ 200 người nhiễm bệnh bại liệt thì có 1 ngườibị liệt không phục hồi (thường là ở chân).
  • Trong số những người bị liệt, 5% -10% chết do các cơ hô hấp bị liệt.

6. Có cách nào điều trị bệnh bại liệt hay không?

Không có cách chữa trị bệnh bại liệt. Bại liệt chỉ có thể ngăn ngừa bằng tiêm ngừa vắc xin. Vắcxin bại liệt đường uống (OPV) là một vắc xin an toàn hiệu quả. OPV là biện pháp bảo vệ cần thiết cho trẻ em để chống lại bệnh bại liệt. Lịch tiêm nhiều liều có thể bảo vệ trẻ cả đời.

7. Sáng kiến ​​thanh toán bệnh bại liệt trên toàn cầu là gì?

Năm 1988, các chính phủ đã phát động sáng kiến ​​thanh toán bệnh bại liệt trên toàn cầu (Global Polio Eradication Initiative - GPEI). Sáng kiến ​​này là quan hệ hợp tác toàn cầu giữa chính phủ của các quốc gia, Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), Tổ chức Rotary International, Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) của Hoa Kỳ và Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF). Kể từ khi GPEI được thành lập, số ca bại liệt trên toàn thế giới đã giảm hơn 99%. Vào 20 năm trước đây, mỗi ngày có 1,000 trẻ bị mắc bệnh bại liệt. Năm 2010 có 1,349 trẻ em bị liệt.

8. Hiện nayvi rútbại liệt hoang dã vẫn tiếp tục lưu hành ở đâu?

Hiện nay, chỉ còn 4 quốc gia còn lưu hànhbệnh bại liệt - Afghanistan, Nigeria và Pakistan. Tuy nhiên, bệnh bại liệt có thể lây lan từ các nước này sang các nước láng giềng và các quốc gia xa hơn nữa. Phải lưu ý rằng ở bất cứ nơi nào bệnh bại liệt cũng là một mối đe dọa cho trẻ em. Bệnh bại liệt không loại trừ quốc gia hay tầng lớp xã hội nào, và lây truyền một cách dễ dàng.  

9. Bệnh bại liệt có thể lây lan sang các nước không có bệnh bại liệthay không?

Bệnh bại liệt không loại trừ một quốc gia nào - bất kỳ đứa trẻ nào cũng có nguy cơ nhiễm bệnh. Cứ 200 đến 1,000 trẻ em bị nhiễm vi rút gây bệnh vàkhông có triệu chứng thì mới có 1 trẻ bị bại liệt. Vì vậy, rất khó để phát hiện bệnh bại liệt và khó để ngăn chặn vi rútlây lan từ khách du lịch. Trẻ em sống ở những khu vực có miễn dịch cộng đồng thấp rất dễ mắc bệnh. Cách tốt nhất để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi rút bại liệt là phải loại trừ vi rút. Chỉ có vậy mới có thể đảm bảo an toàn cho tất cả trẻ em.

10. Phải làm gì để thanh toán bệnh bại liệt?

Để ngăn chặn bệnh bại liệt, chúng ta cần phải:

  • Động viên toàn bộ xã hội nỗ lực để tiếp cận đến từng đứa trẻ
  • Lên kế hoạch đặc biệt để tiếp cận trẻ em di cư và nhập cư, ở các vùng xung đột, hoặc vùng sâu vùng xa
  • Tăng cường công tác tiêm chủng thường quy – biện pháp tốt nhất để bảo vệ quốc gia chống lại bệnh bại liệt
  • Tăng cường giám sát tại các khu vực có nguy cơ cao
  • Khuyến khích các quốc gia tiếp cận với những người nghèo nhất
  • Tiếp tục tiếp nhận sự cam kết chính trị ở mức cao nhất từ các quốc gia và các tổ chức.
  • Bổ sung các khoản tài trợ - còn cần 590 triệu USD để tài trợ cho các hoạt động trong năm 2011 và năm 2012.

11. Tại sao lại đặt trọng tâm vào bệnh bại liệt chứ không phải các bệnh khác?

Bại liệt là một trong những số ít các bệnh có thể được loại trừ hoàn toàn, tương tự như bệnh đậu mùa. Thanh toánbệnh bại liệtsẽ mang lại lợi ích cho trẻ em trên toàn thế giới, và trẻ em không cònphải chịu nỗi đau do bệnh bại liệt gây ra. Hầu hết các bệnh khác ví dụ như HIV và sốt rét, không thể loại trừ, vì vẫn chưa có biện pháp để ngăn ngừa. Vi rút bại liệt không có ký chủ trung gian (nghĩa là vi rút không ảnh hưởng đến động vật, và vi rút không thể sống ở động vật như các loại vi rút  khác, ví dụ  vi rút  sốt rét có động vật trung gian truyền bệnh là muỗi), có sẵn vắc xin an toàn và hiệu quả để bảo vệ trẻ em khỏi bệnh bại liệt, vi rút  không tồn tại lâu dài trong môi trường, và khi lây nhiễm, thời gian lây nhiễm của nó tương đối ngắn. Các hoạt động thanh toán bệnh bại liệt cũng giúpđẩy mạnhcác dịch vụ chăm sóc y tế định kỳ. Nhờ các hoạt động này, một mạng lưới giám sát dịch bệnh tích cực đã được thành lập ở tất cả các nước, mạng lưới này cũng được tích hợp với các bệnh khác như sởi. Cơ sở hạ tầng dùng để xoá bệnh bại liệt cũng được sử dụng cho việc cung cấp các dịch vụ y tế khác như thuốc tẩy giun, vitamin A và mùng.

 12. Tại sao trẻ em được cho uống vắcxin bại liệt?

Vắcxin bại liệt là biện pháp bảo vệ duy nhấtgiúp chống lại bệnh bại liệt – một bệnh gây liệt không có thuốc chữa. Tất cả trẻ em dưới năm tuổi cần được chủng ngừa bệnh bại liệt. Vắcxin bại liệt đường uống là một vắc xin an toàn và hiệu quả, và vì đây  là vắc xin dùng qua đường uống, các tình nguyện viên cũng có thể cho trẻ uống vắc xin.

13. Vắcxin bại liệt đường uống có bất kỳ tác dụng phụ nào không?

Vắcxin bại liệt đường uống (OPV) là một trong những loại vắcxin an toàn nhất từng được phát triển. Với tính an toàn cao như vậy, vắc xin này có thể được sử dụngcả cho trẻ em đang bị bệnh và trẻ sơ sinh. OPV đã được sử dụng trên khắp thế giới để bảo vệ trẻ em chống lại bệnh bại liệt, giúp ít nhất 5 triệu trẻ em thoát khỏi nguy cơ liệt vĩnh viễn do bệnh bại liệt. Trong một số trường hợp rất hiếm gặp, vi rút đã giảm độc lực trong vắc xin bại liệt đường uống có thể đột biến và khôi phục độc tính. Tuy nhiên, trẻ phải đối mặt nhiều nguy cơ từ bệnh bại liệt hơn so với các các phản ứng phụ đến từ việc uống vắc xin.

 15. Lịch uống vắc xin OPV nhiều liều có an toàn cho trẻ hay không?

Có.

Việc uống nhiều liều vắc xin OPV an toàn đối với trẻ. Vắc xin này được bào chế để uống nhiều lần đảm bảo trẻ được bảo vệ đầy đủ. Ở vùng nhiệt đới, trẻ được khuyến cáo uống nhiều liều vắc xin OPV - đôi khi hơn mười liềuđể được bảo vệ đầy đủ. Đây là vắc xinan toàn cho tất cả trẻ em. Mỗi liều vắc xin bổ sung giúp trẻ tăng cường hơn nữa khả năng miễn nhiễm với bệnh bại liệt.

16. Trẻ cần được uống bao nhiêu liều vắc xin để được bảo vệ?

Vắcxin bại liệt đường uống cần được dùng nhiều lần để đảm bảo đầy đủ hiệu quả. Số liều cần để chủng ngừa cho một đứa trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào sức khỏe của trẻ, tình trạng dinh dưỡng, và số lượng các vi rút khác mà trẻ đã tiếp xúc. Trẻ vẫn có nguy cơ mắc bại liệt cho đến khi trẻ được tiêm chủng đầy đủ. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của lịch tiêm chủng quốc gia đối với tất cả trẻ em. Cứ một đứa trẻ không được chủng ngừa sẽ là tăng thêm nơi ẩn nấp chovi rút bại liệt.

17. Trẻ có nên uống OPV trong chiến dịch bại liệt và tiêm chủng thường quy?

Có.

Vắc xin bại liệt đường uống (OPV) là vắc xin an toàn và hiệu quả, cứ mỗi liều bổ sungđồng nghĩa với việc trẻ có thêm khả năng bảo vệ chống lại bệnh bại liệt. Phải uống nhiều liều OPV để đạt được khả năng miễn dịch đầy đủ chống lại bệnh bại liệt. Nếu trẻ đã được uốngvắc xin trước đó, uống thêm các liều vắc xin theo lịch tiêm chủng quốc gia sẽ cung cấp thêm khả năng miễn dịch chống lại bệnh bại liệt.

18. OPV cóan toàn cho trẻ em bị bệnh và trẻ sơ sinh?

Có.

Vắcxin bại liệt đường uống là vắc xin an toàn đối với trẻ đang bị bệnh. Thực tế, việc chủng ngừa cho trẻ em bị bệnh và trẻ sơ sinh là điều hết sức cần thiết do những trẻ này có khả năng miễn dịch yếu hơn so với các trẻ khác. Tất cả các trẻ bị bệnh và trẻ sơ sinh nên được tiêm chủng trong chiến dịch sắp tới để cung cấp sự bảo vệ cần thiết cho trẻ chống lại bệnh bại liệt.

19. Tại sao một số nước công nghiệp sử dụng loại vắc xin bại liệt khác với các nước đang phát triển?

Các quốc gia trên thế giới, ngoại trừ Thụy Điển và Iceland đã sử dụng vắcxin bại liệt đường uống (OPV) để loại trừ bệnh bại liệt và tiếp tục sử dụng OPV, thường là cho đến cuối những năm 1990, sau đó một số nước chuyển sang sử dụng vắcxin bại liệt đường tiêm(IPV) để tiến tới xóa bỏ bệnh bại liệt (khi nguy cơdovi rútbại liệt hoang dã đã được giảm xuống). Hầu hết các quốc gia sử dụng OPV vì nó có khả năng tạo miễn dịch tại chỗ ở ruột, có nghĩa là nó có thể ngăn chặn việc thải vi rút bại liệt ra môi trường. Đây là khả năng mà vắcxin bại liệt bất hoạt, đường tiêm IPV không có được, IPV chỉ có thể tạo ra miễn dịch rất thấp ở ruột, và kết quả là IPV giúp bảo vệ cá nhân chống lại bệnh bại liệt, nhưng lại không thể ngăn chặn sự lây lan của virus bại liệt hoang dã như OPV.