Top 100 doanh nhân giàu nhất việt nam năm 2023

Xếp đầu trong danh sách những phụ nữ giàu nhất sản chứng khoán là bà Nguyễn Thị Phương Thảo- Phó Chủ tịch Thường trực HDBank (HDB); Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Hàng không Vietjet (VJC); Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sovico. Bà Thảo hiện đang sở hữu 35.961.580 CP HDB và 39.559.095 cp VJC. Giá trị tài sản tính đến cuối ngày 7/3/2019 của bà Thảo ở mức 28.578 tỷ đồng, tăng hơn 22.700 tỷ đồng so với đầu năm 2019. Bà Thảo cũng đứng thứ 3 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán và vừa được Forbes xếp vị trí thứ 2 trong Bảng xếp hạng tỷ phú USD thế giới với 2,3 tỷ USD tài sản định giá, đứng thứ 1.008 thế giới.

Năm 2018, dưới sự điều hành của bà Thảo, Vietjet đã đóng góp tăng trưởng hơn 23 triệu lượt khách. Tầm ảnh hưởng của bà Thảo đã được minh chứng qua sự kiện Vietjet ký thỏa thuận mua 100 máy bay Boeing B737 MAX với tổng giá trị lên đến 12,7 tỷ USD.

Bà Phạm Thu Hương

Bà Hương là Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup (VIC), vợ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, sở hữu 151.056.477 cổ phiếu VIC, tổng giá trị tài sản 18.006 tỷ đồng, tăng 3.610 tỷ đồng so với đầu năm. Trước khi VietJet Air của bà Nguyễn Thị Phương Thảo niêm yết, bà Hương từng nhiều năm liền giữ vị trí người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán.

Bà Phạm Thúy Hằng

Bà Hằng là Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup (VIC). Với việc sở hữu 100.881.292 cổ phiếu VIC, tổng tài sản của bà Hằng hiện đang là 12.025 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Hoàng Yến

Bà Yến là thành viên HĐQT Masan (MSN), thành viên HĐQT Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (MCH), thành viên HĐQT CTCP Vinacafe Biên Hòa (VCF). Ngoài 3 DN niêm yết này, bà Yến còn là thành viên HĐQT của Công ty CP Nước khoáng Vĩnh Hảo. Điều đáng nói, những DN bà Yến đang nắm giữ vị trí chủ chốt đều ghi nhận được những kết quả kinh doanh hết sức ấn tượng trong những năm gần đây. Theo thống kê, bà Yến đang sở hữu 300.535 cổ phiếu (cp) MCH và 42.415.234 cp MSN với tổng giá trị tài sản là 3.849 tỷ đồng là người giàu thứ 17 trên sàn chứng khoán tính đến cuối ngày 7/3/2019.

Bà Cao Thị Ngọc Dung

Bà Dung là Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ). Ngay khi ngồi vào “ghế nóng” của PNJ năm 2004, bà Dung đã đặt ra tham vọng đưa PNJ trở thành một tập đoàn bán lẻ trang sức hàng đầu trong khu vực. PNJ với sự “chèo lái” của bà Dung đã lọt vào top 10 DN kim hoàn hàng đầu khu vực châu Á, và bản thân bà Dung cũng được giới đầu tư mệnh danh là “nữ hoàng vàng bạc”. Tại thời điểm 31/12/2018, tổng tài sản của PNJ là 6.303 tỷ đồng, tăng gần 38% so với đầu năm. Bà Dung hiện ở hữu 9.680.469 cp DAF; 15.100.064 cp PNJ. Tổng giá trị tài sản của bà Dung là 1.507 tỷ đồng.

Đặng Huỳnh Ức My

Bà My được mệnh danh là “công chúa mía đường”. Bà My là thành viên HĐQT Công ty CP Thành Thành Công- Biên Hòa, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Thành Thành Công. Bà hiện sở hữu 13.786.002 cp BHS; 5.400.000 cp NHS; 68.394.829 cp SBT và 90.159 cp SCR. Tổng giá trị tài sản tính đến cuối ngày 7/3/2019 là 1.290 tỷ đồng.

Danh sách 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam

bài viết danh sách Wikimedia / From Wikipedia, the free encyclopedia

Dưới đây là danh sách 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam tính đến năm 2020. Doanh nhân Phạm Nhật Vượng là người dẫn đầu danh sách 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2010 đến 2020 (gián đoạn hai năm 2016-2017) và ông là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách top 1000 tỷ phú giàu nhất thế giới (Xếp hạng thứ 974 thế giới) do tạp chí Forbes bình chọn vào tháng 3 năm 2013.

  • Kinh doanh
  • Quốc tế

Thứ ba, 5/4/2022, 18:10 (GMT+7)

2022 là năm Việt Nam có nhiều đại diện nhất trong danh sách những người sở hữu tài sản tỷ USD của Forbes.

Tạp chí Forbes (Mỹ) vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2022. Theo đó, Việt Nam năm nay có 7 đại diện.

Đó là Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang và Chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn.

Đây là năm Việt Nam có nhiều đại diện nhất trong danh sách. Trừ ông Vượng, các tỷ phú còn lại đều có tài sản tương đương hoặc tăng so với năm ngoái.

7 tỷ phú Việt Nam trong danh sách của Forbes năm nay. Đồ họa:Tạ Lư

7 tỷ phú Việt Nam trong danh sách của Forbes năm nay. Đồ họa:Tạ Lư

Chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn lần đầu xuất hiện trong danh sách của Forbes, với 2,9 tỷ USD, đứng thứ 1.053 thế giới. Trong khi đó, ông Vượng lần thứ 10 góp mặt, với tài sản 6,2 tỷ USD, đứng thứ 411 thế giới. Ông lần đầu được Forbes vinh danh năm 2013, với 1,5 tỷ USD, đứng thứ 974.

Bà Thảo cũng lần thứ 6 có tên trong danh sách, với tài sản 3,1 tỷ USD. Bà Thảo hiện giữ vai trò phó chủ tịch HĐQT HDBank, Phó chủ tịch và CEO hãng hàng không VietJet Air.

Ông Dương được đưa vào danh sách của Forbes từ năm 2018, hiện sở hữu 1,6 tỷ USD, tương đương năm ngoái. Công ty Ôtô Trường Hải (Thaco) do ông Dương thành lập ban đầu chỉ bán xe, sau đó dần lắp ráp cho các thương hiệu nước ngoài, như Kia, Mazda và Peugeot và sản xuất xe bus, xe tải thương hiệu Việt.

Ông Hồ Hùng Anh lần thứ tư góp mặt trong danh sách này. Tài sản của ông năm nay tăng lên 2,3 tỷ USD. Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang xuất hiện trong danh sách năm thứ hai liên tiếp, với 1,9 tỷ USD. Tỷ phú thép Trần Đình Long sở hữu 3,2 tỷ USD, tăng 1 tỷ USD so với năm ngoái và đứng thứ 951 thế giới.

Để có tên trong danh sách, phương pháp được Forbes lựa chọn là đánh giá quy mô tài sản của một cá nhân dựa vào giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái tại ngày 11/3.

Năm nay, thế giới có 2.668 tỷ phú, ít hơn 87 so với năm ngoái. Số tỷ phú giảm mạnh nhất là ở Nga và Trung Quốc.

Xung đột quân sự, đại dịch và thị trường chứng khoán đi xuống đã khiến tài sản nhiều tỷ phú bị ảnh hưởng. Tổng cộng, họ sở hữu 12.700 tỷ USD, giảm 400 tỷ USD so với năm ngoái.

Người giàu nhất hành tinh hiện là CEO Tesla Elon Musk với 219 tỷ USD. Theo sau là ông chủ Amazon - Jeff Bezos (171 tỷ USD), Chủ tịch kiêm CEO LVMH - Bernard Arnault (158 tỷ USD) và đồng sáng lập Microsoft - Bill Gates (129 tỷ USD).

Hà Thu (theo Forbes)