Nguyên nhân tôm rớt cục thịt

Trong quá trình nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, tình trạng tôm lột chết xảy ra rất thường xuyên. Nguyên nhân tôm lột chết là gì? Làm thế nào để xử lý nhanh chóng mà hiệu quả tôm lột chết giúp bà con giảm thiểu thiệt hại? Tất cả câu trả lời đều có trong bài viết sau đây, mời bà con xem qua.

Nguyên nhân tôm lột chết

Tôm là một trong các loài giáp xác hay nói cách khác, trong vòng đời của chúng sẽ phải lột xác thường xuyên để tăng trưởng. Do đó, quá trình này rất quan trọng với các loài tôm, bà con khi nuôi trồng cần lưu ý. 

Nguyên nhân tôm rớt cục thịt
Nguyên nhân tôm rớt cục thịt
Nguyên nhân tôm lột chết hàng loạt gây thiệt hại to lớn cho bà con nuôi trồng thủy sản

Mặt khác, quá trình lột vỏ thực chất là sự chọn lọc tự nhiên, nếu con nào không vượt qua được sẽ bị đào thải, do đó tỉ lệ tử vong trong quá trình này cũng rất cao. Các nguyên nhân tôm lột chết chủ yếu có thể kể đến là:

  • Nồng độ pH không thích hợp: Độ pH thích hợp nhất dao động từ 7,6 – 8,3, nếu như pH thấp hoặc cao hơn phải tiến hành xử lý trước khi tôm bước vào giai đoạn lột xác.
  • Mật độ tôm trong ao nuôi quá cao: Thông thường khi lột xác, nồng độ vi lượng trong ao thay đổi đột ngột dẫn đến môi trường ao nuôi trở nên xấu đi. Do đó, mật độ quá cao (từ 60 con/m2) đã có thể gây ra bệnh độc làm tôm chết.
  • Bệnh EMS – kẻ thù của tôm lột: Thời điểm tôm lột xảy ra nhiều nhất vào ngày rằm hoặc thủy triều cao, đây cũng là thời điểm phát triển của căn bệnh EMS trên tôm dẫn đến tôm khi lột thường mắc phải.
  • Môi trường nước thiếu khoáng chất: Nhu cầu khoáng chất của tôm rất cao, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sống và phát triển. Nếu cơ thể hoặc nước trong ao không đủ khoáng chất cho tôm cũng sẽ dẫn đến tình trạng tôm chết do lột xác không thành công hoặc cơ thể sau khi lột xong trở nên yếu.
  • Mầm bệnh và vi khuẩn có hại trong ao nuôi: chúng luôn sẵn sàng tấn công cơ thể tôm đặc biệt là giai đoạn tôm lột xác vì đây là giai đoạn tôm rất yếu hơn nữa, thời điểm tôm lột lại diễn ra vào ban đêm, nồng độ pH thấp là lúc các vi khuẩn phát triển nhanh.

Cách xử lý tôm lột chết

Nguyên nhân tôm rớt cục thịt
Nguyên nhân tôm rớt cục thịt
Giải pháp xử lý nguyên nhân tôm lột chết hiệu quả được đông đảo bà con nông dân áp dụng hiện nay

Tình trạng tôm lột chết hàng loạt chắc chắn không ai muốn, nhưng nếu bà con gặp phải điều này hãy bình tĩnh để phân tích và giải quyết những nguyên nhân tôm lột chết nhằm giảm thiệt hại đến mức tối thiểu. Mời bà con xem những biện pháp xử lý tôm lột chết được nhiều bà con áp dụng dưới đây để có thể áp dụng một cách hữu hiệu:

  • Bón men vi lượng cho tôm như Nevertox (10g/1kg thức ăn).
  • Cho tôm ăn men vi sinh hoặc vitamin C (20kg/1000m3)
  • Đánh men vi sinh hàm lượng cao để phân hủy các chất cặn bã, dư thừa và chất thải của tôm đồng thời bổ sung lợi khuẩn cho vật nuôi.
  • Sục khí oxy liên tục bằng quạt để duy trì lượng khí cho tôm hô hấp.
  • Kiểm tra và khống chế nồng độ pH thích hợp.
  • Giảm khẩu phần ăn của tôm xuống phân nửa.

Nguyên nhân tôm rớt cục thịt
Nguyên nhân tôm rớt cục thịt
Độ pH phù hợp nhất cho tôm phát triển từ 7.6 – 8.3

>>> Xem thêm: Cách Kiểm Soát Mức Tăng, Giảm Độ Ph Trong Ao Nuôi Hiệu Quả

Cách phòng ngừa tôm lột chết

Nguyên nhân tôm rớt cục thịt
Nguyên nhân tôm rớt cục thịt
Hệ thống quạt oxy giúp đảm bảo đầy đủ lượng khí hòa tan trong ao nuôi tôm

Để phòng ngừa tôm lột chết, bà con cần thực hiện một số biện pháp gợi ý dưới đây:

  • Chọn giống khỏe mạnh, sức đề kháng cao.
  • Tính toán diện tích ao nuôi để mua giống với số lượng vừa phải tránh tình trạng mật độ tôm nuôi quá cao gây chết hàng loạt khi lột xác.
  • Đảm bảo diệt khuẩn, mầm bệnh trong ao bằng các cách như bón vôi, xử lý lắp đặt xi phông đáy ao, kiểm tra nguồn nước.
  • Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho ao bằng các sản phẩm chế phẩm vi sinh, không nên dùng chất hóa học hoặc kháng sinh quá nhiều vì ảnh hưởng đến sức khỏe của cả tôm và người dùng lại gây ô nhiễm môi trường.
  • Đảm bảo nồng độ pH luôn trong tình trạng ổn định từ 7.6 – 8.3.
  • Trong quá trình nuôi tôm cần thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, dinh dưỡng cho tôm và sự sinh trưởng của các loại tảo (nhằm phòng tránh hiện tượng tảo tàn, tảo nở hoa gây ô nhiễm nguồn nước).
  • Bón men vi sinh theo định kỳ để phân hủy lượng chất thải hữu cơ lắng dưới đáy ao cũng như xử lý khí độc NH3, H2S và tảo trong ao.

Nguyên nhân tôm rớt cục thịt
Nguyên nhân tôm rớt cục thịt
Giải pháp giúp tôm khỏe mạnh, sinh trưởng tốt sau khi lột vỏ là sử dụng chế phẩm vi sinh

>>> Xem thêm: Phân Bón Vi Sinh Và 5 Lợi Ích Tuyệt Vời Có Thể Bạn Chưa Biết

Chắc hẳn, với những ai đã từng biết qua chế phẩm vi sinh thì có lẽ không còn xa lạ với tác dụng tác dụng to lớn của loại sản phẩm này. Chính những chủng vi sinh vật được cấy ghép bên trong sản phẩm đã phân hủy chất độc hại, mầm bệnh trong nước, gia tăng sức đề kháng mang đến cho vật nuôi điều kiện sinh trưởng tốt nhất.

Nguyên nhân tôm rớt cục thịt
Nguyên nhân tôm rớt cục thịt
Chế phẩm vi sinh xử lý nước ao nuôi EcoClean Aqua – trợ thủ đắc lực giải quyết tất cả nguyên nhân tôm lột chết

Hơn nữa, việc sử dụng chế phẩm vi sinh lại hoàn toàn thân thiện với môi trường, an toàn cho các loài sinh vật và kể cả sức khỏe con người. Hãy tìm hiểu về chế phẩm vi sinh của EcoClean, một trong những dòng sản phẩm men vi sinh tốt nhất trên thị trường hiện nay nhé!

Với một vài thông tin giải đáp nguyên nhân tôm lột chết cũng như cách xử lý và phòng chống tình trạng không mong muốn đã nêu sẽ giúp bà con nâng cao hiệu suất nuôi tôm và đạt được kết quả ngoài mong đợi. Chúc bà con có vụ mùa bội thu!