Nguyên tắc đóng tải cho máy phát điện

Sở hữu máy phát điện gần đây khá phổ biến trong các gia đình, đặc biệt là vào mùa hè khi nhiệt độ tăng cao và lưới điện quốc gia luôn thường xuyên quá tải. Tuy nhiên ngoài tác dụng duy trì nguồn điện, đảm bảo cho các nhu cầu thiết yếu thì trên thực tế cũng xuất hiện ngày càng nhiều vụ tai nạn liên quan tới máy phát điện. Để giúp khách hàng và người tiêu dùng biết cách sử dụng máy phát điện gia đình một cách an toàn và hiệu quả, chúng tôi xin giới thiệu bài viết nhỏ này.

Nguyên nhân dẫn tới các sự cố ngoài ý muốn

Thiếu hiểu biết khi sử dụng máy phát điện là nguyên nhân chính gây ra các tai nạn và có thể gây chết người. Việc tuân thủ không đúng hoặc không nghiêm ngặt các quy định của nhà sản xuất trong quá trình đóng và cắt máy nổ, máy phát điện làm tăng nguy cơ mất an toàn.

Nguyên tắc đóng tải cho máy phát điện

Sử dụng máy phát điện gia đình không đúng cách có thể gây cháy nổ

Về nguyên lý hoạt động, máy nổ và máy phát điện là hai máy khác nhau nhưng để luôn đi kề nhau, hiện nay được sản xuất trong cùng một máy nhằm mục đích tạo điện. Máy nổ sử dụng nhiên liệu là xăng hoặc gas để tạo lực cơ khí, lực này làm quay máy phát điện. Khi nổ máy nhiên liệu sẽ bị đốt và tạo ra khí độc làm người ngửi lâu bị ngạt. Hiện tượng chết ngạt do máy nổ cũng tương tự như chết do ngạt khí xả của xe máy. Do đó, khi vận hành máy phát điện, các gia đình tuyệt đối phải đặt máy ở vị trí thông thoáng hoặc có sự lưu thông khí.

Cách sử dụng máy phát điện gia đình an toàn

Để đảm bảo an toàn, ngay từ khi đổ nhiên liệu đòi hỏi phải ở nơi không có tia lửa điện, thuốc lá hay thắp hương vàng… Khi nổ, máy cần đặt ở nơi thoáng gió tức phải có không khí đi vào và thoát ra nhằm mục đích khí xả ra được cuốn đi theo không khí, giảm mùi. Theo một chuyên gia trong lĩnh vực máy phát điện thì “Tốt nhất không nên để máy nổ trong nhà vì khí sẽ không bay hết mà vẫn luẩn quẩn trong nhà gây độc. Ngoài ra, để trong nhà làm tiếng nổ của máy công hưởng khiến to hơn ảnh hưởng để sức khỏe. Nếu có điều kiện nên đặt ở phòng tiêu âm hoặc đặt ngoài hành lang, nơi khô ráo sạch sẽ, không bị rung”.

Nguyên tắc đóng tải cho máy phát điện

Chọn vị trí đặt máy phát điện ở nơi khô ráo thông thoáng, tốt nhất không nên để trong nhà

Ngoài các yếu tố trên, khi sử dụng máy nổ, máy phát điện gia đình người dùng cần chú ý đến chế độ đóng ngắt của máy phòng khi có điện đột ngột tránh xảy ra hiện tượng “xông điện”, tức là hai dòng điện chạy cùng một lúc. Nếu không tắt kịp, máy phát điện có thể bị cháy, nổ cầu dao… Tốt nhất nên lắp cầu dao đảo nguồn điện hay tủ chuyển nguồn tự động (ATS) hoặc phải chú ý để ngắt máy khi có điện. Máy nổ và máy phát điện không nên đóng và ngắt đột ngột. Nên để cho máy chạy không chịu tải khoảng 3 phút sau đó mới tăng dần tải lên, không đột ngột. Cụ thể, đóng điện máy nổ sau đó khoảng vài phút rồi mới bật dần các thiết bị điện như ti vi, quạt…

Hy vọng những cách sử dụng máy phát điện gia đình an toàn trên sẽ giúp người dùng có thêm những thông tin hữu ích cũng như hiểu rõ hơn về máy phát điện. Từ đó sẽ vận hành máy phát điện một cách an toàn và hiệu quả hơn. Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm đến các sản phẩm máy phát điện hay còn có bất cứ thắc mắc nào thì có thể liên hệ tới số hotline 0982 815 855 –  0941 055 829 để được tư vấn cũng như lựa chọn được sản phẩm ứng ý và phù hợp nhất nhé!

Xem thêm: 

[tintuc]Hướng dẫn cách sử dụng máy phát điện "ĐÚNG CÁCH"

- Nhu cầu sử dụng điện năng tăng lên khiến máy phát điện dần trở thành thiết bị quan trọng không chỉ trong sản xuất kinh tế mà còn trong đời sống sinh hoạt thường ngày. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng máy phát điện đúng cách để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao. Thế nên các kỹ sư của CTY Bình Minh Group đã tổng hợp và chia sẻ cách vận hành máy phát tốt nhất qua bài viết dưới đây.  

Nguyên tắc đóng tải cho máy phát điện
Máy Phát Điện Honda 7.0kw Chạy Dầu SD8800CX

Nội dung bài viết

1. Cách sử dụng máy phát điện

1.1 Trước khi vận hành máy phát điện

1.2 Cách khởi động máy phát điện

1.3 Cách tắt máy

2. Cách đảm bảo an toàn khi sử dụng máy phát điện

2.1 Nên

2.2 Không nên

3. Cách sử dụng máy phát điện công nghiệp

4. Phải làm sao khi máy phát điện hỏng

1. Cách sử dụng máy phát điện

1.1 Trước khi vận hành máy phát điện 

Khâu chuẩn bị là hết sức cần thiết để có thể vận hành máy phát điện một cách trơn tru. Một số điều cần chú ý:

- Bổ sung nhiên liệu, dầu nhớt đầy đủ. Khi bổ sung, không được hút thuốc để tránh tình trạng cháy nổ. 

- Không vận hành máy dưới trời mưa, không chạm tay ướt vào máy.

- Khi máy hoạt động cần có dây tiếp đất. 

- Không nên đặt máy ở nơi kín hay không thông gió, không đặt trong các tầng hầm. Không đặt máy gần nơi có ngọn lửa, không đặt gần bếp. 

- Tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi trong gia đình.

1.2 Cách khởi động máy phát điện

 Có nhiều hình thức để khởi động máy phát điện. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến nhất bạn cần biết. 

- Máy phát điện khởi động bằng tay quay:

  • Bước 1: Đặt tay quay vào trục khởi động 
  • Bước 2: Xoay tay giảm áp lên phía trên sau đó quay tay khởi động. 
  • Bước 3: Khi động cơ bắt đầu quay nhở thả tay quay mạnh hơn, khi đó máy phát điện sẽ tự khởi động. 
  • Bước 4: Đợi tay quay tự tách ra khỏi máy, không nên thả tay quay khi máy mới khởi động. 

- Máy phát điện khởi động bằng dây kéo: Kéo dây từ từ với tốc độ tăng dần, động cơ sẽ khởi động. Lưu ý tuyệt đối không dùng lực mạnh để kéo dây. 

Lưu ý chung khi khởi động: Dù khởi động với hình thức nào cũng cần chú ý một số điều sau:

  • Để máy chạy không tải từ 5 - 10 phút để dầu bôi trơn đầy đủ các bộ phận trong động cơ.
  • Trong lúc máy phát điện chạy không tải cần kiểm tra bóng báo nhớt: nếu bóng báo nhớt vẫn còn màu đỏ hay bộ lọc gió bốc khói, phải cho động cơ ngừng hoạt động ngay.
  • Khi nghe tiếng nổ lạ hay điện có dấu hiệu yếu đi thì cần tắt nguồn điện và điều chỉnh lại le gió.

1.3 Tắt máy 

Để dừng máy cần rút tất cả các tải khỏi ổ điện của máy sau đó điều chỉnh cần tốc độ về vị trí ngừng. Cuối cùng là khóa van nhiên liệu để bảo quản.

Bảo quản máy đúng cách và có biện pháp vệ sinh máy để đảm bảo máy hoạt động tốt vào những lần sau. 

1.4 Lưu ý khi vận hành máy phát

- Thường xuyên kiểm tra lại lượng dầu máy và nước làm mát đảm bảo máy có thể vận hành trơn tru mà không bị gián đoạn. 

- Mỗi khi máy chạy rung động mạnh cần vặn chặt lại các ốc vít để đảm bảo an toàn. 

- Thay nhớt định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất, thường là sau từ 50 - 100 giờ chạy tùy theo mật độ sử dụng. 

- Máy chạy trên 300 giờ cần thay thế bộ lọc mới và làm sạch thùng nhiên liệu.

>>> Sau một thời gian sử dụng máy phát điện dễ gặp tình trạng chai ì, hoạt động kém hiệu quả. Để máy có thể vận hành tốt hơn người dùng cần phải chỉnh ga máy phát điện. Vậy quy trình thực hiện ra sao bạn có biết? Xem ngay để có thêm kiến thức hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình sử dụng máy phát điện. 

2. Cách đảm bảo an toàn khi sử dụng máy phát điện 

Máy Phát Điện Honda Chạy Xăng 7.0kw EC8500CX Đề

Để có thể sử dụng máy phát điện một cách an toàn và hiệu quả nhất thì cần chú ý nguyên tắc nên và không nên về: Nơi đặt máy, cách nối thiết bị bên ngoài vào máy, sử dụng máy phát điện và lưu trữ nhiên liệu sử dụng của máy phát.

2.1 Nên

- Vị trí đặt máy phải khô ráo, thoáng mát, bằng phẳng, nếu ngoài trời thì phải có thêm mái che. Vỏ và khung máy cần được tiếp đất. 

- Tổng công suất tiêu thụ của các thiết bị điện phải nhỏ hơn công suất của máy phát điện. Nếu vượt quá thì máy sẽ bị quá tải về lâu dài sẽ nhanh xuống cấp, hư hỏng. 

- Khi sử dụng máy phát cần phải tắt cầu dao điện trong nhà ở trạng thái điện lưới và đảm bảo các thiết bị ở trạng thái off. 

- Lắp thêm các thiết bị hỗ trợ như cầu dao đảo nguồn để tránh bị xông điện khi có điện trở lại đột ngột trong khi máy vẫn còn hoạt động.

- Tuân thủ kỹ thuật khởi động trong hướng dẫn sử dụng. 

- Chỉ nên dùng 80% công suất định mức là hợp lý.

- Chỉ dùng các loại nhiên liệu mà nhà sản xuất chỉ định. 

- Khi cần bổ sung nhiên liệu giữa chừng thì nên tắt máy và để nguội trước khi tiếp nhiên liệu. Bởi khi máy hoạt động tỏa nhiệt khá nóng, đổ xăng trực tiếp có thể bốc cháy gây nguy hiểm. Nếu nhiên liệu tràn ra ngoài thì nên làm sạch và đợi bốc hơi hết thì mới khởi động máy. 

2.2 Không nên 

- Tuyệt đối không nên đặt máy trong nhà, ở những không gian bí bách, khép kín và nhất là không đặt gần các hệ thống thông gió. 

- Tuy nhiên cũng không nên đặt quá gần nơi sinh hoạt, ngay cửa chính hay cửa sổ hướng vào phòng. Bởi khi hoạt động máy phát điện khá ồn và thải khí CO2 có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

- Không cắm máy phát điện vào bảng điện chính trong nhà bởi chúng có thể gây điện giật cho gia đình bạn và và hàng xóm. Thay vào đó cấm trực tiếp thiết bị điện muốn sử dụng vào máy phát. 

- Nhiên liệu dự trữ không để gần nơi sinh hoạt và để xa các nguồn nhiệt.

3. Cách sử dụng máy phát điện công nghiệp

Giống với các máy phát điện bình thường người dùng cần phải kiểm tra nhiên liệu, ắc quy, bộ lọc khí,... trước khi khởi động để đảm bảo quá trình máy hoạt động trơn tru và không xảy ra sai sót. Ngoài ra người dùng cần đọc hiểu được các nút có trên bộ điều khiển máy. Tùy nhà sản xuất mà bộ điều khiển có các nút khác nhau, tuy nhiên có các nút cơ bản như sau:

- Start: Nút khởi động

- Stop: Dừng động cơ 

- Man ( thường hình bàn tay ): Chế độ khởi động bằng tay

- Auto: Khởi động tự động

- Đèn báo lỗi: Khi đèn LED nháy đỏ thì tức máy đang có lỗi, nên dừng máy và kiểm tra

- Page/Set: Chuyển trang hiển thị cài đặt để tùy chỉnh.

- Up ( Hình mũi tên lên): Chọn lên các mục muốn tùy chỉnh hoặc tăng giá trị của từng mục được chọn.

Down (Hình mũi tên xuống): Chọn xuống các mục muốn tùy chỉnh hoặc giảm giá trị của từng mục được chọn.

- Enter: Xác nhận giá trị thay đổi

3.1 Mở máy phát điện công nghiệp

- Bước 1: Đóng cầu dao ắc quy của máy phát.

- Bước 2: Nhấn nút start để khởi động. Tới đây người dùng có 2 lựa chọn:

  • Nhấn nút man ( hoặc biểu tượng bàn tay ) để khởi động bằng tay
  • Nhấn nút auto để máy khởi động tự động. Đồng thời bật công tắc trên bộ ATS ( bộ chuyển nguồn tự động ) 
  • Nếu muốn chuyển động giữa 2 chế độ thì ấn biểu tượng của chế độ đó là được.

- Bước 3: Kiểm tra thông số trên màn hình bằng các nút điều khiển

- Bước 4: Nếu máy gặp sự cố thì nhấn nút Stop để dừng máy khẩn cấp. 

3.2 Tắt máy phát điện công nghiệp 

Khi tắt máy tuyệt đối phải tuân thủ theo các bước sau đây nếu không muốn xảy ra sự cố.

- Bước 1: Cắt tải khỏi máy phát điện, tức rút hết các kết nối thiết bị điện khỏi máy.

- Bước 2: Để máy hoạt động không tải từ 5 - 10 phút. 

- Bước 3: Ấn nút Stop để dừng máy và đóng van khóa sang nút OFF

- Bước 4: Ngắt cầu dao bình ắc quy của máy để cắt triệt để nguồn ra khỏi máy phát điện. 

4. Phải làm sao khi máy phát điện hỏng

Theo thời gian, máy phát điện dù có sử dụng đúng cách hoặc bảo dưỡng định kỳ thì cũng khó tránh khỏi xảy ra sự cố, hư hỏng. 

- Nếu máy phát điện hỏng khi không hoạt động như máy không nổ, khó nổ,.. thì bạn có thể vận dụng kiến thức về máy để kiểm tra hoặc đem ra cơ sở sửa chữa.  

- Máy phát điện đang hoạt động mà xảy ra các tình trạng như có tiếng động lạ, ra khói đen, rung lắc dữ dội,... thì phải lập tức dừng máy và đợi máy hết nóng ( nếu đã sử dụng lâu). Sau đó tiến hành kiểm tra hoặc đem ra các cơ sở chuyên nghiệp để được sửa chữa tốt nhất. 

Nguyên tắc đóng tải cho máy phát điện
Máy Phát Điện Yanmar 13KVA YM12000S - 3Pha

Với những hướng dẫn cách sử dụng máy phát điện trên đây của CTY Bình Minh Group chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình sử dụng máy. Tham khảo kỹ và vận dụng ngay nhé, nếu có gì vẫn chưa hiểu hoặc có thắc mắc nào thì liên hệ ngay cho Vinafarm để được giải đáp kịp thời.

>>> Các dòng máy phát điện của Honda được tích hợp sẵn bộ đề vào máy, do đó việc khởi động máy là hết sức đơn giản. Không những thế mọi thông tin máy đều được thông báo đầy đủ trên bảng điều khiển để người dùng có thể theo dõi và sử dụng một cách tốt nhất. Còn chờ gì không trải nghiệm thử các dòng máy phát điện gia đình hiện đại tốt nhất tại cửa hàng Máy động lực Bình Minh Group![/tintuc]