Nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra chất lượng trong nhà máy dược phẩm

Tiêu chuẩn nhà máy dược phẩm là một trong những tiêu chuẩn trong hệ thống đánh giá chất lượng GMP của Tổ chức Y tế thế giới. Tuân theo các tiêu chuẩn nhà máy dược phẩm GMP là doanh nghiệp đang hướng đến đảm bảo, nâng cao chất lượng và vị thế của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong bài viết này, hãy cùng INTECH tìm hiểu những nội dung liên quan đến Tiêu chuẩn nhà máy dược phẩm.

1. GMP là gì?

GMP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Good Manufacturing Practices”. Cụm từ này được dịch theo nghĩa tiếng Việt là “Thực hành tốt sản xuất”. Trong nghành dược, GMP được hiểu là “Thực hành tốt sản xuất thuốc”. Đây bộ các tiêu chuẩn, nguyên tắc liên quan đến đảm bảo chất lượng thuốc, trong đó có quy định các tiêu chuẩn nhà máy dược phẩm.

Hiện nay, đa số các nhà máy sản xuất thuốc ở Việt Nam đều yêu cầu đảm bảo các nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế thế giới – WHO-GMP. Bên cạnh đó, cũng có một số tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất khác như PIC/S – GMP (Thực hành sản xuất của Hệ thống hợp tác thanh tra dược phẩm) và EU – GMP (Thực hành tốt sản xuất của Liên minh Châu Âu).

Tuy theo nhóm thuốc sản xuất như thuốc sinh học, thuốc tân dược, thuốc cổ truyền… mà các nhà máy, cơ sở sản xuất phải tuân theo các tiêu chuẩn nhà máy dược phẩm khác nhau. Điều này được quy định trong Thông tư số 35/2018/TT-BYT, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/01/2019.

Nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra chất lượng trong nhà máy dược phẩm
Nhà máy dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP

2. Một số tiêu chuẩn nhà máy dược phẩm

Tiêu chuẩn nhà máy dược phẩm có sự khác nhau tùy theo mặt hàng dược phẩm mà cơ sở đó sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những nguyên tắc chung đòi hỏi tất cả các nhà máy dược phẩm đều phải tuân thủ. Một số tiêu chuẩn nhà máy dược phẩm sau áp dụng cho tất cả các hoạt động sản xuất thuốc thành phẩm, kể cả sản xuất quy mô lớn ở các bệnh viện và sản xuất trong nghiên cứu các thử nghiệm lâm sàng.

2.1 Nhân sự

Để cơ sở luôn đảm bảo tiêu chuẩn nhà máy dược phẩm theo quy định, dây truyền sản xuất mà máy móc vận hành trơn tru, nhân sự luôn là yếu tố vô cùng quan trọng. Vì vậy, nhà máy dược phẩm luôn cần trú trọng đến đội ngũ nhân viên. Đảm bảo đủ nhân viên có trình độ, kinh nghiệm để đảm nhiệm các công việc tại cơ sở.

Các nhân sự chủ chốt như trưởng các bộ phận sản xuất, trưởng bộ phận chất lượng… phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực hành cần thiết. Họ thường được đào tạo các chuyên ngành có liên quan như hóa học, hóa sinh, vi sinh, dược lý…

Cơ sở có bảng phân công, mô tả công việc rõ ràng theo tiêu chuẩn nhà máy dược phẩm. Để nhân viên hiểu và xác định rõ nhiệm vụ của mình. Tránh tạo những lỗ hổng hoặc chồng chéo trong phân công công việc dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm trong đội ngũ nhân viên.

Nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra chất lượng trong nhà máy dược phẩm
Nhân viên nhà máy dược phẩm

2.2 Đào tạo

Cơ sở, nhà máy sản xuất phải có chương trình đào tạo tiêu chuẩn nhà máy dược phẩm bằng văn bản cụ thể cho tất cả nhân viên khu vực sản xuất, đảm bảo chất lượng. Thường xuyên tổ chức các buổi bổ sung, cập nhật kiến thức, nguyên tắc, tiêu chuẩn nhà máy dược phẩm mới được bạn hành, sửa đổi.

Đặc biệt, những nhân viên lao động trong môi trường làm việc đòi hỏi tiêu chuẩn cao như trong phòng sạch hay khu vực nguyên liệu có hoạt tính cao… cần được đào tạo chuyên sâu.

Những người không có nhiệm vụ, chưa được đào tạo về tiêu chuẩn nhà máy dược phẩm thì không được tự ý ra vào khu vực sản xuất. Hoặc phải được trang bị trang phục bảo hộ và giám sát thích hợp.

2.3 Nhà xưởng và thiết bị

Nhà xưởng theo tiêu chuẩn nhà máy dược phẩm phải có quy mô được thiết kế phù hợp với các thao tác sản xuất sẽ diện ra. Được xây dựng bằng vật liệu chắc chắn, dễ vệ sinh và sửa chữa. Có thể ngăn chặn những yếu tố bất lợi từ bên ngoài gây hại, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Nhà xưởng được phân thành các khu vực riêng biệt như khu vực bảo quản, khu vực cân, khu vực sản xuất, khu vực kiểm tra chất lượng và các khu vực phụ. Mỗi khu vực có lối vào riêng. Các khu vực được bố trí theo thứ tự của quá trình sản xuất, đảm bảo đường di chuyển hợp lý của nhân viên và nguyên liệu sản xuất theo tiêu chuẩn nhà máy dược phẩm.

Tiêu chuẩn nhà máy dược phẩm quy định trang thiết bị được lắp đặt phù hợp với thao tác sản xuất. Các loại máy móc được bố trí thích hợp, giảm tối đa nguy cơ sai sót trong các thao tác. Đồng thời, hạn chế bám, tích tụ bụi bẩn, dễ dàng vệ sinh và sửa chữa bảo dưỡng khi cần thiết.

2.4 Đánh giá và thẩm định

Theo tiêu chuẩn nhà máy dược phẩm quy định mỗi cơ sở, nhà máy sản xuất dược phẩm phải có quy trình đánh giá, thẩm định riêng. Để chứng minh các hoạt động, dây truyền sản xuất, chất lượng sản phẩm của đơn vị mình luôn được kiểm soát.

Hồ sơ kiểm định phải có khả năng cung cấp những bằng chứng chứng tỏ việc kiểm tra, đánh giá và thẩm định cần thiết. Đáp ứng được thẩm định các tiêu chuẩn nhà máy dược phẩm về DQ (thẩm định thiết kế), IQ (thẩm định lắp đặt), OQ (thẩm định vận hành) và PV (thẩm định quy trình).

Bất cứ sự thay đổi nào trong khu vực sản xuất đều có thể gây ra nhiễm khuẩn, nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nên cần thường xuyên, định kỳ tiến hành đánh giá, thẩm định. Nhất là thẩm định đối với các phương pháp phân tích, các hệ thống tự động và các quy trình vệ sinh.

Nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra chất lượng trong nhà máy dược phẩm
Bộ phận kiểm định chất lượng

3. Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn nhà máy dược phẩm

Việc thiết kế và xây dựng cơ sở sản xuất, nhà máy đạt tiêu chuẩn nhà máy dược phẩm thường tiêu tốn nhiều thời gian, tiền bạc, công sức của doanh nghiệp. Tuy nhiên, luôn đảm bảo thực hành tốt các tiêu chuẩn nhà máy dược phẩm sẽ đem lại những hiệu quả lâu dài như:

– Dây truyền sản xuất luôn vận hành trơn tru, tạo ra những sản phẩm an toàn, đảm bảo và đồng đều về chất lượng.

– Chủ động phát hiện những yếu tố có hại có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm để thay thế hoặc loại bỏ.

– Áp dụng tiêu chuẩn nhà máy dược phẩm giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, tránh lãng phí nguyên vật liệu, giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi nhuận.

– Nâng cao nhận thức, tầm hiểu biết của đội ngũ nhân viên.

– Các sản phẩm được sản xuất từ cơ sở đạt tiêu chuẩn nhà máy dược phẩm sẽ tạo dựng và giữ vững lòng tin của người tiêu dùng.

– Nhờ tiêu chuẩn nhà máy dược phẩm, doanh nghiệp dễ dàng hơn để đạt được những chứng nhận quốc tế, tăng tính cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tiêu chuẩn nhà máy dược phẩm GMP là những hướng dẫn chung nên mỗi cơ sở cần vận dụng linh hoạt để đảm bảo tốt nhất cho quá trình sản xuất. Tuy nhiên, tiêu chuẩn nhà máy dược phẩm chưa đề cập đến khía cạnh an toàn đối với nhân viên hay việc bảo vệ môi trường. Bởi vậy, các cơ sở, nhà máy sản xuất cần thực hiện thêm các giải pháp khác tạo điều kiện làm việc an toàn, thân thiện với nhân viên và môi trường.

Bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về tiêu chuẩn nhà máy dược phẩm. Hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để INTECH là người đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn!

IPC trong ngành dược, trong GMP là một trong những khái niệm quan trọng trong ngành dược. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung khái quát về IPC. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì thì liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp!

1. IPC là viết tắt của từ gì?

IPC là viết tắt của Inter Process Communication, trong tiếng Việt là kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất.

Nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra chất lượng trong nhà máy dược phẩm
IPC trong ngành dược

Hay nói cách khác, IPC là kiểm nghiệm sản phẩm trung gian và bán thành phẩm trong quá trình sản xuất. Bất kỳ công đoạn nào không đạt tiêu chuẩn đều phải được kiểm tra, đánh giá và có biện pháp để loại bỏ nguyên nhân.

Xem thêm: Xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm, thuốc chuẩn GMP

2. Vai trò của IPC trong ngành dược?

Theo như 1 trong 10 nguyên tắc cơ bản trong hướng dẫn GMP có nội dung: Tất cả các bước kiểm tra cần thiết đối với nguyên liệu ban đầu, sản phẩm trung gian, và bán thành phẩm, cũng như kiểm tra trong quá trình sản xuất, hiệu chuẩn và thẩm định phải được thực hiện. Vì vậy, việc kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất (IPC) là bắt buộc trong sản xuất dược phẩm.

Nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra chất lượng trong nhà máy dược phẩm
IPC giúp kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất dược phẩm

Việc kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất giúp sản phẩm cuối cùng – thành phẩm đồng nhất về chất lượng và hạn chế được các rủi ro trong quá trình sản xuất. Sản phẩm ở giai đoạn trước phải đạt mới được chuyển sang giai đoạn sau.

3. Vị trí của phòng IPC trong nhà máy dược GMP

Việc kiểm soát trong quá trình sản xuất là điều bắt buộc, vì vậy, phòng IPC là một phòng bắt buộc phải có trong nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đạt GMP.

Nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra chất lượng trong nhà máy dược phẩm
Phòng IPC trong ngành dược

Phòng IPC nằm trong khu vực sản xuất, khu vực sạch để thuận tiện cho quá trình lấy mẫu kiểm nghiệm. Việc thiết kế, bố trí đặt phòng IPC sẽ được thiết kế bởi các chuyên gia GMP trong ngành dược.

Trên đây là toàn bộ nội dung khái quát của ” IPC trong ngành dược”. Nếu doanh nghiệp muốn nhận thêm thông tin về IPC hoặc có nhu cầu xây dựng GMP, hãy liên hệ ngay với INTECH Group để được tư vấn và giải đáp.