Nhiệt độ con người là bao nhiêu năm 2024

Chào bác sĩ. Bác sĩ có thể cho em hỏi về nhiệt độ cơ thể người được không ạ? Em có tìm hiểu nhưng thấy thông tin trên các trang không thống nhất, trang thì nói sốt khi nhiệt độ trên 37 độ đo ở trực tràng, trang thì nói là 38 nên em rất bối rối. Mong bác sĩ giải đáp giúp em, em xin cảm ơn.

Vy Xuân Thắng (1997)

Trả lời

Chào bạn! Với câu hỏi của bạn, mình xin chia sẻ như sau:

Thân nhiệt: Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể, khác nhau tùy theo từng vùng của cơ thể.

1. Thân nhiệt trung tâm

Nhiệt độ ở những vùng nằm sâu trong cơ thể, là nhiệt độ trực tiếp ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng sinh học xảy ra trong cơ thể, là cơ sở của hoạt động điều nhiệt và ít thay đổi theo nhiệt độ của môi trường. Thân nhiệt trung tâm thường được đo ở ba vị trí:

  • Ở trực tràng: hằng định nhất, trong điều kiện bình thường dao động trong khoảng 36,3 - 37,1 độ C.
  • Ở miệng: thấp hơn ở trực tràng 0,2 - 0,6 độ C.
  • Ở nách: thấp hơn ở trực tràng 0,5 - 1 độ C, dao động nhiều song thuận tiện để theo dõi thân nhiệt bệnh nhân.

2. Thân nhiệt ngoại vi

Thân nhiệt ngoại vi là nhiệt độ ở da, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nhiều hơn, thân nhiệt ngoại vi cũng thay đổi theo vị trí đo:

  • Ở trán: trung bình là 33,5 độ C.
  • Ở lòng bàn tay: 32 độ C.
  • Ở mu bàn chân: 28 độ C.

Sốt là trạng thái tăng thân nhiệt do rối loạn trung tâm điều hòa thân nhiệt, dưới tác dụng của các yếu tố có hại, thường là yếu tố nhiễm khuẩn; là phản ứng thích ứng toàn thân của động vật máu nóng và của người.

Trong lâm sàng, sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân tăng trên mức bình thường (trên 37 độ C đo ở trực tràng; trên 38 độ C đo ở nách).

Cảm ơn vì đã đặt câu hỏi tới Hệ thống Y tế Vinmec. Trân trọng!

Được tư vấn bởi Bác sĩ Trần Thị Diễm Trang - Bác sĩ Nội hô hấp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Liệu có thực sự là cơ thể đang “bình thường” khi ở mức thân nhiệt là 37 độ C không? Con số đó chỉ thể hiện ở mức độ trung bình của nhiệt độ cơ thể. Vì cơ thể con người có khả năng tự điều hòa thân nhiệt để thích nghi với môi trường và hoạt động sống của mình.

Yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể người

  • Tuổi tác

    Ở mỗi độ tuổi khác nhau, thân nhiệt thay đổi khác nhau. Thật vậy, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có nhiệt độ cơ thể cao hơn so với người lớn, do quá trình phát triển và trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn. Đối với trẻ sơ sinh thì thân nhiệt trung bình nằm ở 37,5 độ C.

    Người già có thân nhiệt thấp dần theo thời gian vì sự lão hóa, bị hạn chế vận động dần kém đi so với người trẻ nên nhu cầu chuyển hóa cũng như hấp thụ năng lượng giải phóng cũng thấp hơn, vì vậy thân nhiệt sẽ thấp hơn.

    Nhiệt độ con người là bao nhiêu năm 2024

    Nhiệt độ cơ thể người theo tuổi tác

    • Giới tính

      Theo nghiên cứu tại Đại học Utah ở Thành phố Salt Lake, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng so với nam giới thì nhiệt độ cơ thể trung bình của phụ nữ cao hơn 0,2 độ C (36.5 độ C ở nữ so với 36.3 độ C ở nam). Do đó, hiện tượng cơ thể nam luôn tiết nhiều mồ hôi hơn nữ giới xảy ra.

      • Chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ

        Hàm lượng nội tiết tố của phụ nữ thay đổi khi đến kỳ kinh nguyệt hoặc trong giai đoạn mang thai sẽ tác động đến nhiệt độ cơ thể làm nhiệt độ tăng khoảng từ 0,3 - 0,8 độ C. Đó là lý do tại sao phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt và thai kỳ luôn cảm giác nóng bức và khó chịu trong người.

        • Vận động

          Khi bạn vận động mạnh, lao động thể lực nặng có thể thân nhiệt sẽ tăng cao do nhiệt độ trực tràng tăng lên.

          • Thời điểm trong ngày, thời tiết

            Nhiệt độ cơ thể người sẽ thay đổi theo thời gian trong ngày (tăng nhẹ vào buổi sáng, đạt nhiệt độ tối đa vào buổi trưa và giảm nhẹ vào buổi tối). Ngoài ra, vào các mùa trong năm nhiệt độ cơ thể người cũng tăng giảm theo tỷ lệ thuận với nhiệt độ thời tiết.

            • Trạng thái tinh thần

              Nhiệt độ cơ thể thay đổi khi bạn nói dối hay căng thẳng gây ra khiến nhiệt độ của mũi giảm xuống và các vùng xung quanh trán tăng lên.

              Giải đáp nhiệt độ bao nhiêu thì được coi là sốt?

              Hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng tạm thời được coi là sốt và điều này thường do bệnh gây ra. Nhiệt độ trực tràng, tai hoặc động mạch thái dương (trán) từ 38 độ C trở lên là biểu hiện cho thấy bạn đang bị sốt và sẽ giảm dần trong vài ngày.

              Nếu bị sốt bạn có thể gặp các triệu chứng đi kèm như: Ớn lạnh và rùng mình, đổ mồ hôi, đau đầu, đau cơ, ăn không ngon, dễ cáu gắt, mất nước, cơ thể mệt mỏi..

              Cơ thể người lớn và trẻ em có nhiệt độ sốt khác nhau. Đối với người lớn thì nếu nhiệt độ cơ thể đo được trên 39 độ C sẽ được coi là bị sốt.

              Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhiệt độ chỉ cao hơn bình thường một chút cũng có thể bị xem là bị sốt và nó có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng. Nếu bạn có con nhỏ bị sốt trên 38 độ C kèm theo cáo dấu hiệu trẻ cáu kỉnh, khó chịu, biếng ăn hoặc nặng hơn là dẫn đến co giật thì cần liên hệ ngay lập tức với bác sĩ.

              Nhiệt độ con người là bao nhiêu năm 2024

              Nhiệt độ cơ thể con người khi sốt

              Bạn cần chuẩn bị dụng cụ đo nhiệt độ nào tại gia đình?

              Nhiệt kế đo thân nhiệt là dụng cụ y tế cần thiết giúp việc kiểm tra nhiệt độ cơ thể trở nên dễ dàng và chính xác hơn. Dưới đây là 3 loại nhiệt kế phổ biến được sử dụng nhiều nhất:

              • Nhiệt kế thủy ngân: Độ chính xác cao,thường được được sử dụng rộng rãi và dễ sử dụng.
              • Nhiệt kế điện tử: Đây là loại nhiệt kế an toàn và thích hợp với mọi đối tượng. Bên cạnh đó, nó còn cho kết quả nhanh và chính xác.
              • Nhiệt kế hồng ngoại: Ngoài việc dễ sử dụng, nhiệt kế hồng ngoại còn được ưa chuộng bởi thời gian đo thân nhiệt chỉ mất khoảng 3 - 5 giây.

              Hướng dẫn đo nhiệt độ dễ dàng và hiệu quả

              • Đo bằng nhiệt kế thủy ngân

              Bước 1: Cầm chắc đuôi nhiệt kế, vẩy nhẹ để mức thủy ngân trong nhiệt kế giảm xuống dưới mức 35 độ C.

              Bước 2: Kẹp nhiệt kế thủy ngân vào phần nách và giữ từ 5 - 7 phút.

              Bước 3: Lấy nhiệt kế ra khỏi nách và đọc kết quả hiện phía trên.

              • Đo bằng nhiệt kế điện tử

              Bước 1: Khởi động nhiệt kế với phím On/Off, cài đặt đơn vị đo nhiệt độ phù hợp.

              Bước 2: Đưa đầu cảm biến của nhiệt kế vuông góc với trán và cách trán khoảng từ 1 - 3cm. Sau đó, hãy bấm nút Start để quá trình đo thân nhiệt được thực hiện.

              Bước 3: Chờ khoảng 3 - 5 giây và đọc kết quả đo được hiển thị trên màn hình.

              • Đo bằng nhiệt kế hồng ngoại

              Bước 1: Mở nắp đậy đầu đo nhiệt kế, sau đó ấn nút ON để khởi động máy.

              Bước 2: Đưa đầu đo của nhiệt kế vào vị trí cần đo, khoảng cách là từ 1 đến 3 cm.

              Bước 3: Ấn nút START, sau 1- 3 giây thì sẽ có 1 tiếng bíp dài báo hiệu quá trình đo đã được thực hiện xong.

              Bước 4: Lấy nhiệt kế ra và kiểm tra kết quả đo thân nhiệt được hiển thị phía trên.

              Thân nhiệt thể hiện tình trạng sức khỏe của bạn nên nếu thấy thân nhiệt thay đổi bất thường thì cần theo dõi và liên hệ ngay với bác sĩ bạn nhé!

              Nhiệt độ ở nách bao nhiêu là bình thường ở người lớn?

              Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thểNhiệt độ cơ thể thường được đo ở ba vị trí: Ở trực tràng: trong điều kiện bình thường dao động trong khoảng 36,3 - 37,1°C. Ở miệng: thấp hơn ở trực tràng 0,2 - 0,6°C. Ở nách: thấp hơn ở trực tràng 0,5 - 1°C, dao động nhiều song thuận tiện để theo dõi thân nhiệt bệnh nhân.

              Con người cơ thể chịu được nhiệt độ lạnh bao nhiêu?

              Thân nhiệt xuống mức 32,2°C: Cơ chế bù trừ nhiệt độ của cơ thể bắt đầu suy giảm, trạng thái tâm thần có thể biến đổi và thậm chí người bệnh có thể bị mất trí nhớ; Thân nhiệt tại 27,7°C: Người bệnh bắt đầu mất ý thức; Thân nhiệt còn dưới 21°C: Trạng thái hạ thân nhiệt nặng diễn ra, con người sẽ tử vong.

              Nhiệt độ ở tai bao nhiêu là bình thường?

              Với người trưởng thành, nhiệt độ trung bình bình thường ở dưới lưỡi là 98,6 độ F (37 độ C), ở tai thường cao hơn là 100 độ F (37,8 độ C).

              Nhiệt độ trong bao tử con người là bao nhiêu?

              Bác sĩ Trần Hải Tuyền cho biết, độ chịu nhiệt ở khoang miệng, thực quản và dạ dày là không giống nhau, độ chịu nhiệt ở khoang miệng là 65° C đến 70° C, độ chịu nhiệt ở niêm mạc thực quản là 45° C đến 50° C; độ chịu nhiệt ở niêm mạc dạ dày là 40° C.