Những biểu hiện của giao phối gần là gì

- Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái.

- Hậu quả: sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?

Xem đáp án » 18/03/2020 14,108

Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?

Xem đáp án » 18/03/2020 4,997

Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá? Cho ví dụ.

Xem đáp án » 18/03/2020 4,060

Hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào?

- Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa?

Xem đáp án » 18/03/2020 889

Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào?

Xem đáp án » 18/03/2020 766

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 9
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 9
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9

Giải Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 34 trang 99: Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

Hiện tượng thoái hóa di tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện: các cá thể của các thế hệ tiếp có sức sống kém dần ở các dấu hiệu biểu hiện như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết,… bộc lộ các đặc điểm có hại như: bạch tạng, thân lùn, kết hạt ít,…

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 34 trang 100: Hãy trả lời các câu hỏi sau: giao phối gần là gì? Gây ra những hậu quả nào ở động vật?

Trả lời:

– Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái.

– Hậu quả: sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 34 trang 101: Hãy trả lời các câu hỏi sau:

– Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào?

– Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa?

Trả lời:

– Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp tăng và thể dị hợp giảm.

– Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa vì xuất hiện các tổ hợp gen đồng hợp lặn gây hại cho cơ thể sinh vật.

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 34 trang 101: Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?

Trả lời:

Trong chọ giống, người ta sử dụng phương pháp này để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần chủng, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể.

Bài 1 (trang 101 sgk Sinh học 9) : Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá? Cho ví dụ.

Lời giải:

Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá vì các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp biểu hiện ra kiểu hình.

Những biểu hiện của giao phối gần là gì

Bài 2 (trang 101 sgk Sinh học 9) : Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?

Lời giải:

Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp này để củng cố và giữ tính ổn định của một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần có các cặp gen đồng hợp thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen, phát hiện các gen xấu loại bỏ ra khỏi cơ thể.

Giao phối cận huyết hay cận huyết thống thường gọi là giao phối gần hay cận giao hay nội phối là quá trình giao phối giữa các sinh vật có quan hệ họ hàng, giống nhau nhiều về kiểu gen.[2][3][4] Thuật ngữ này còn sử dụng trong sinh sản của loài người, luôn gắn với các rối loạn di truyền và các hậu quả khác có thể phát sinh ra từ các mối quan hệ về mặt tình dục loạn luân, gây thoái hoá giống nòi.

Những biểu hiện của giao phối gần là gì

Ruồi giấm thường cái thích giao phối với anh em của chính nó hơn là các con đực không cùng huyết thống.[1]

Giao phối cận huyết dẫn tới hậu quả tăng tỷ lệ thể đồng hợp tử, trong đó, các gen lặn có hại có nhiều điều kiện để biểu hiện.[5] Điều này thường dẫn tới hiện tượng giảm đa dạng sinh học của quần thể[6][7] (gọi là thoái hóa giống) dẫn đến giảm khả năng tồn tại và thích nghi của nó. Việc tránh bộc lộ những alen lặn có hại gây ra bởi giao phối cận huyết, thông qua các cơ chế tránh giao phối cận huyết, là lý do lựa chọn giao phối xa.[8][9] Giao phối giữa các quần thể có kiểu gen khác nhau thường có các tác động tích cực lên quá trình thích nghi và tiến hoá của quần thể,[3][10] nhưng đôi khi cũng dẫn tới những tác động tiêu cực được gọi là thoái hóa do giao phối xa.

  1. ^ “Incestuous Sisters: Mate Preference for Brothers over Unrelated Males in Drosophila melanogaster”. PLoS ONE. 7: e51293. doi:10.1371/journal.pone.0051293.
  2. ^ Campbell và cộng sự: "Sinh học" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2010.
  3. ^ a b "Sinh học 12" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2019.
  4. ^ Inbreeding tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
  5. ^ Nabulsi MM, Tamim H, Sabbagh M, Obeid MY, Yunis KA, Bitar FF (2003). “Parental consanguinity and congenital heart malformations in a developing country”. American Journal of Medical Genetics Part A. 116A (4): 342–7. doi:10.1002/ajmg.a.10020. PMID 12522788.
  6. ^ Jiménez JA, Hughes KA, Alaks G, Graham L, Lacy RC (1994). “An experimental study of inbreeding depression in a natural habitat” (PDF). Science. 266 (5183): 271–3. doi:10.1126/science.7939661. PMID 7939661. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2012.
  7. ^ Chen X. (1993). “Comparison of inbreeding and outbreeding in hermaphroditic Arianta arbustorum (L.) (land snail)”. Heredity. 71 (5): 456–461. doi:10.1038/hdy.1993.163.
  8. ^ Bernstein H, Byerly HC, Hopf FA, Michod RE (1985). “Genetic damage, mutation, and the evolution of sex”. Science. 229 (4719): 1277–81. doi:10.1126/science.3898363. PMID 3898363.
  9. ^ Michod RE. Eros and Evolution: A Natural Philosophy of Sex. (1994) Perseus Books, ISBN 0-201-40754-X
  10. ^ Lynch, Michael. (1991). The Genetic Interpretation of Inbreeding Depression and Outbreeding Depression. Oregon: Society for the Study of Evolution.

  • Dale Vogt, Helen A. Swartz and John Massey, 1993. Lưu trữ 2012-03-08 tại Wayback Machine Inbreeding: Its Meaning, Uses and Effects on Farm Animals. University of Missouri, Extension. Lưu trữ 2012-03-08 tại Wayback Machine
  • Consanguineous marriages with global map Lưu trữ 2012-03-02 tại Wayback Machine
  •   Ernest Ingersoll (1920). “Cross-Fertilization in Animals and in Man” . Encyclopedia Americana.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Giao_phối_cận_huyết&oldid=66174770”