Nitrobacter là gì


Nitrobacter được chứng minh có nhiều trong đất và bùn (Degrange và Bardin, 1995), chúng giữ vai trò quan trọng nhất trong bước thứ hai của quá trình nitrate hóa. Những loài thuộc giống Nitrobacter là những vi khuẩn Gram (-), có hình que ngắn hay hình quả lê (0,5 – 0,8 x 1,0 – 2,0 µm).

Nitrobacter không có khả năng di động và cần phải bám vào bề mặt giá thể như đá, cát hay một giá thể sinh học nào đó để chúng có thể phát triển thuận lợi nhờ tiết ra chất nhầy từ màng bao bên ngoài.

Các hợp chất gây độc cho các đối tượng thủy sản như NH3 và NO2- sẽ được chuyển sang dạng không độc NO3- nhờ vào quá trình nitrate hóa được thực hiện bởi các vi khuẩn nitrate hóa (Herbert, 1999).

Nitrate hóa là quá trình mà ammonia được oxy hóa thành nitrate (NO3-) qua 2 giai đoạn được thực hiện bởi 2 nhóm vi khuẩn khác nhau. Ở giai đoạn thứ nhất, vi khuẩn Nitrosomonas oxy hóa ammonium thành nitrite (NO2-), nitrite cuối cùng chuyển thành nitrate nhờ hoạt động của vi khuẩn Nitrobacter(Focht và Vertraete, 1977).  

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "nitrobacter", trong bộ từ điển Từ điển Y Khoa Anh - Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ nitrobacter, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ nitrobacter trong bộ từ điển Từ điển Y Khoa Anh - Việt

1. 16s rRNA sequence analysis phylogenetically places Nitrobacter within the class of Alphaproteobacteria.

Phân tích trình tự rRNA 16s phylogenetically đặt Nitrobacter trong lớp Alphaproteobacteria.

2. Aerobic bacteria such as the nitrifying bacteria, Nitrobacter, utilize oxygen to oxidize nitrite to nitrate.

Vi khuẩn hiếu khí như vi khuẩn nitrat hóa, Nitrobacter, sử dụng oxy để oxy hóa nitrit thành nitrat.

3. Since all members in the genus Nitrobacter are obligate aerobes, oxygen along with phosphorus tend to be factors that limit their capability to perform nitrogen fixation.

Vì tất cả các loài trong chi Nitrobacter là những sinh vật hiếu khí bắt buộc, oxy cùng với photpho có xu hướng là các yếu tố hạn chế khả năng thực hiện cố định đạm của chúng.

Ứng dụng

Nhóm vi khuẩn nitrat hóa (Nitrosomonas, Nitrobacter…) được sử dụng rất phổ biến trong xử lý nước ở lĩnh vực sản xuất giống và nuôi thâm canh. Trong đó, Nitrobacter, Nitrosomonas là các vi khuẩn giúp biến đổi khí độc NH3 trong ao thành  NO3– thông qua quá trình nitrat hóa. Nhóm vi khuẩn nitrat hóa đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực và triển vọng cho nuôi thâm canh nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung.

Nitrobacter là gì

Vai trò của nitrat trong ao nuôi – Nguồn: Researchgate

Đặc điểm

Để sử dụng hiệu quả nhóm vi khuẩn nitrat hóa cần hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng gồm:

Nhiệt độ nước: Nhiệt độ nước cho sự phát triển tối ưu của vi khuẩn nitrat hóa là 24 – 290C. Vi khuẩn nitrat sẽ chết nếu bị đông lạnh hoặc nhiệt độ nước đạt đến 490C.

pH: Độ pH cho sự tăng trưởng tối ưu của Nitrosomonas là 7,8 – 8,0; Nitrobacter là 7,3 – 7,5.  Nitrobacter tăng trưởng chậm hơn khi pH cao hơn (ở hồ nước biển). Tất cả các vi khuẩn nitrat hóa sẽ bị ức chế nếu pH < 6.

Các chất vi lượng: Tất cả các vi khuẩn nitrat hóa đều đỏi hỏi một số chất vi lượng. Đặc biệt là phospho – chất cần cho quá trình sản xuất ATP (chất cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào). Bởi, vi khuẩn Nitrobacter không thể ôxy hóa nitrit (NO2–) nếu thiếu sự có mặt của PO4 (dạng Phospho thường có sẵn cho các tế bào).

Ánh sáng: Vi khuẩn nitrat rất mẫn cảm với ánh sáng, đặc biệt là với ánh sáng màu xanh dương và tím.

Chlorine & Chloramines: Trước khi bổ sung vi khuẩn nitrat vào ao hoặc bể nuôi, hàm lượng Chlorine, Chloramines tồn dư cần phải được xử lý triệt để (chúng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống của nhóm vi khuẩn này).

Độ mặn: Một số loài vi khuẩn nitrat tăng trưởng ở độ mặn 0 – 6‰, một số khác tăng trưởng ở độ mặn 6 – 44‰.

Cách sử dụng

Khi sử dụng nhóm vi khuẩn nitrat hóa cần lưu ý các vấn đề sau: Sử dụng đúng mục đích; không sử dụng cùng lúc với các loại hóa chất và kháng sinh; sau khi nuôi tôm được 2 tháng trở lên, nên sử dụng Nitrosomonas, Nitrobacter,… định kỳ 7 – 10 ngày/lần; dùng lúc nhiệt độ nước là 24 – 290C. Nếu nhiệt độ nước ao thấp, nên nuôi cấy trong nước ấm 30 – 350C trước khi dùng; dùng ở pH và độ mặn phù hợp; nitrat hóa sẽ đạt tối đa nếu ôxy hòa tan > 4 mg/l; bảo quản men tránh nơi có ánh sáng trực tiếp, nhất là ánh sáng xanh và tím; sử dụng đúng quy trình nhà sản xuất chỉ dẫn.

Cần lưu ý rằng: Các tế bào của vi khuẩn nitrat từ màu đỏ (Nitrosomonas) đến màu nâu (Nitrobacter). Ở các sản phẩm thương mại, chúng thường là các sản phẩm dung dịch có màu đỏ nhạt, chủ yếu do các sắc tố tự nhiên của vi khuẩn tạo nên và có mùi hơi khó chịu (như mùi mốc). Đôi là có màu nâu sẫm hoặc đen và có mùi trứng thối. Đây là điều hiếm khi gặp, tuy nhiên nó không phải là sản phẩm bất thường. Mà nguyên nhân là do sự hiện diện của hàm lượng sunfat còn lại đã được chuyển hóa thành sulfide. Điều này không gây ảnh hưởng đến các vi khuẩn nitrat hóa. Và nồng độ của khí sunfua chỉ là một vài phần tỷ, không gây độc hại cho ao nuôi. Nếu muốn loại bỏ hoàn toàn lượng khí sunfua này có thể mở nắp sản phẩm để trong điều kiện thoáng khí trước khi dùng.

Nitrat hóa là một phần quan trọng của chu kỳ Nitơ. Vai trò chính của vi khuẩn Nitrobacter là: Kết hợp với vi khuẩn Nitrosomonas để thúc đẩy quá trình Nitrat hóa, từ đó giúp xử lý Nitơ trong nước thải. Cụ thể như thế nào?

Nitrobacter là gì

Nitrobacter là loại vi khuẩn gì?

Nitrobacter là một chi bao gồm các vi khuẩn hình que, gram âm và hóa dưỡng. Trong chu trình Nitơ, vi khuẩn Nitrobacter đóng vai trò quan trọng vì có khả năng oxy hóa Nitrit thành Nitrat. Chúng sử dụng năng lượng từ quá trình oxy hóa các ion Nitrit (NO2−) thành ion Nitrat (NO3−) để đáp ứng nhu cầu năng lượng của chúng.

Nitrobacter là gì

Hình 1. Chu trình Nitơ có sự góp mặt của vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter.

Vi khuẩn Nitrobacter giúp thúc đẩy quá trình Nitrat hóa trong xử lý Nitơ

Nitrat hóa là một phần quan trọng của chu kỳ Nitơ. Vai trò chính của vi khuẩn Nitrobacter là: Kết hợp với vi khuẩn Nitrosomonas để thúc đẩy quá trình Nitrat hóa, từ đó giúp xử lý Nitơ trong nước thải. Cụ thể như nhau:

Quá trình Nitrat hóa được chia ra làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Vi khuẩn Nitrosomonas giúp chuyển hóa Amoni (NH3, NH4+) thành Nitrit (NO2-) theo phản ứng:

NH4+ + 1,5 O2 ===> NO2- + 2H+ + H2O

Giai đoạn 2: Vi khuẩn Nitrobacter tiếp tục chuyển hóa Nitrit (NO2-) có được sau giai đoạn 1 thành Nitrat (NO3-) theo phản ứng:

NO2- + 0,5O2 ===> NO3-

Việc chuyển hóa Nitrit thành Nitrat đóng vai trò rất quan trọng vì sự tích tụ của Nitrit sẽ gây ngộ độc cho thực vật. Nitrobacter hay các chủng vi khuẩn Nitrat hóa khác đều cần sử dụng oxy hòa tan để để sinh trưởng, phát triển và sinh sản. Thông qua hoạt động sống đó chúng sẽ xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải.

Nitrobacter là gì

Hình 2. Nitrosomonas và Nitrobacter thúc đẩy quá trình Nitrat hóa để xử lý Nitơ, Amonia trong nước thải.

Để quá trình Nitrat hóa diễn ra thuận lợi, cần chú ý đến các điều kiện bên trong hệ thống xử lý nước thải để vi khuẩn Nitrat hóa hoạt động tốt nhất:

  • Vi khuẩn Nitrat hóa (Nitrosomonas và Nitrobacter) chỉ hoạt động trong môi trường hiếu khí, do đó cần sục khí và theo dõi hàm lượng DO trong bể xử lý, đảm bảo DO > 2 mg/l.
  • Nhiệt độ từ 30 – 36 độ C và pH trong khoảng 7.5 – 8.5 là tối ưu nhất để vi khuẩn Nitrobacter sinh trưởng và phát triển. Do đó, kỹ sư vận hành cần thường xuyên theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ, pH phù hợp để không làm giảm hiệu quả hoạt động của vi sinh.
  • Trong trường hợp nước thải có chứa chất tẩy rửa như Chlorine và Chloramines, cần xử lý trước khi đưa Nitrosomonas và Nitrobacter vào để xử lý Nitơ vì các chất hóa học sẽ ức chế hoạt động, thậm chí gây chết vi khuẩn.

Có thể tìm thấy Nitrobacter ở đâu?

Trong tự nhiên, Nitrobacter được tìm thấy nhiều trong đất và bùn. Tuy nhiên, trong lĩnh vực xử lý nước thải, không nhiều sản phẩm trên thị trường có chứa chủng vi khuẩn này. Càng khó hơn khi để thúc đẩy quá trình Nitrat hóa, cần có sự góp mặt của cả hai chủng vi khuẩn Nitrobacter và Nitrosomonas.

Với công nghệ chiếu sáng bằng đèn độc quyền, Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories) đã nghiên cứu và phát triển ra dòng sản phẩm Men vi sinh Microbe-Lift N1 có chứa cả hai chủng vi khuẩn Nitrobacter và Nitrosomonas chuyên biệt cho quá trình xử lý Nitơ, Amonia.

Nitrobacter là gì

Hình 3. Men vi sinh Microbe-Lift N1 chuyên xử lý Nitơ, Amonia trong nước thải.

Ưu điểm của vi sinh Microbe-Lift N1:

  • Thúc đẩy quá trình Nitrat hóa diễn ra ổn định, nhanh chóng. Từ đó tăng hiệu quả xử lý Nitơ, Amonia trong nước thải.
  • Khả năng chịu được nước thải có hàm lượng Nitơ, Amonia lên đến 1.500 mg/l, giảm thiểu sự cố sốc tải tại hệ thống xử lý nước thải.
  • Sử dụng được cho đa dạng loại hình nước thải hữu cơ, từ công nghiệp đến sinh hoạt bị vượt các chỉ tiêu về Nitơ, Amonia, Nitrit, Nitrat và tổng Nitơ.
  • Hiệu quả xử lý nhanh, chỉ từ 2 – 4 tuần.

Microbe-Lift N1 là dòng vi sinh dạng lỏng, có khả năng kích hoạt nhanh, do đó không cần ngâm ủ trước khi sử dụng. Khi kết hợp với vi sinh Microbe-Lift IND chứa chủng vi khuẩn Pseudomonas sp sẽ giúp tăng hiệu quả của quá trình khử Nitrat, đưa nước thải đầu ra đạt chuẩn quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.

—–

Sản phẩm vi sinh Microbe-Lift N1 chứa hai chủng vi khuẩn Nitrobacter và Nitrosomonas được nhập khẩu hoàn toàn từ Mỹ và phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam bởi Biogency. Liên hệ ngay Hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết nhất về sản phẩm cũng như phương án xử lý Nitơ trong nước thải hiệu quả nhất.

>>> Xem thêm: Vì sao vi khuẩn Nitrosomonas có khả năng xử lý Nitơ?