Vì sao người ta đặt tên cho các cơn bão

QUIZZ

Các cơn bão được đặt tên theo quy tắc và sử dụng luân phiên theo từng năm.

Vì sao người ta đặt tên cho các cơn bão
  • Để tránh nhầm lẫn
  • Để dễ trao đổi thông tin
  • Cả hai ý kiến trên đều đúng

Theo National Hurricane Center, các cơn bão được đặt tên để đơn giản hóa việc trao đổi thông tin và liên lạc. Việc sử dụng những cái tên dễ nhớ làm giảm đáng kể sự nhầm lẫn khi hai hoặc nhiều cơn bão xảy ra cùng lúc. Thay vì gọi theo kinh độ, vĩ độ, các cơn bão sẽ được gọi bằng những cái tên ngắn, dễ nhớ để tránh nhầm lẫn khi chia sẻ những thông tin quan trọng liên quan. Qua đó, công chúng sẽ dễ dàng theo dõi dự báo về đường đi, tác động của cơn bão. Ảnh: Forbes.

Vì sao người ta đặt tên cho các cơn bão
  • Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ
  • Đài truyền hình
  • Tổ chức Khí tượng Thế giới
  • Đáp án A và C đều đúng

Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ bắt đầu đặt tên cho các cơn bão từ năm 1950 nhưng không theo quy luật cụ thể. Đến năm 1953, các cơn bão nhiệt đới Đại Tây Dương được đặt theo tên nữ giới, sắp xếp theo bảng chữ cái. Đến năm 1978, tên nam giới được bổ sung vào danh sách và xen kẽ với tên nữ giới. Ví dụ, nếu cơn bão đầu tiên trong năm bắt đầu bằng chữ A - Anne, cơn bão tiếp theo sẽ bắt đầu bằng chữ B - Bernard. Hiện nay, việc đặt tên cho các cơn bão thuộc quyền của Tổ chức Khí tượng Thế giới. Ảnh: ABC News.

  • Q, U
  • X, Y
  • Z
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Với riêng khu vực Đại Tây Dương, Tổ chức Khí tượng Thế giới sử dụng danh sách gồm 21 tên để đặt cho các cơn bão. Tổng cộng, 6 danh sách sẽ được sử dụng luân phiên qua các năm. Theo đó, danh sách tên bão năm 2019 sẽ được sử dụng lại vào năm 2025. Điểm đặc biệt là tên các cơn bão không bắt đầu bằng các chữ cái Q, U, X, Y hoặc Z. Ảnh: Insider.


Vì sao người ta đặt tên cho các cơn bão
  • Cục Khí tượng Nhật Bản
  • Cục Khí tượng Ấn Độ
  • Cục Khí tượng Australia
  • Tổ chức Khí tượng Thế giới

Theo World Meteorological Organization, Cục Khí tượng Nhật Bản (JMA) là một trong sáu Trung tâm Khí tượng Chuyên ngành Khu vực thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới. JMA là cơ quan chịu trách nhiệm dự báo, cảnh báo và đặt tên các cơn bão nhiệt đới hoạt động trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông (trong đó có các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam). Ảnh: CNN.

Vì sao người ta đặt tên cho các cơn bão
  • Đặt tên theo địa danh
  • Đặt tên theo động vật
  • Đặt tên theo thực vật
  • Cả ba đáp án đều đúng

Thay vì đặt theo tên con người, phần lớn cơn bão khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông được đặt theo tên địa danh, động vật hoặc thực vật. Mỗi quốc gia được đặt 10 tên bão, chia thành 5 danh sách và sẽ xoay vòng theo năm. Theo World Meteorological Organization, tên quốc tế của các cơn bão tại Việt Nam được đăng ký bao gồm: Sơn Tinh, Cỏ May, Ba Vì, Côn Sơn, Sơn Ca, Trà Mi, Hạ Long, Vàm Cỏ, Sông Đà, Sao La. Ảnh: Old Farmer's Almanac.

Vì sao người ta đặt tên cho các cơn bão
  • Tên cơn bão khó đọc
  • Tên cơn bão trùng với danh nhân thế giới
  • Cơn bão gây thiệt hại nặng nề về người và của

Danh sách tên các cơn bão được sắp xếp và sử dụng luân phiên theo từng năm. Tuy nhiên, nhiều cái tên buộc phải loại bỏ và thay thế do trường hợp nhạy cảm. Cụ thể, nếu cơn bão đó gây thiệt hại nặng nề về người và của, cơ quan chịu trách nhiệm đặt tên sẽ thay thế cái tên mới. Ví dụ, cái tên Katrina đã bị loại bỏ vĩnh viễn khỏi danh sách. Năm 2005, cơn bão Katrina đổ bộ vào Mỹ khiến 1.833 người thiệt mạng, gây thiệt hại 108 tỷ USD. Ảnh: National Geographic Society.

  • Infographics
  • Video
  • Magazine
  • Quiz

Nguồn: https://tienphong.vn/tai-sao-moi-con-bao-deu-co-ten-va-ai-la-nguoi-dat-ten-cho-bao-post1384031.t...Nguồn: https://tienphong.vn/tai-sao-moi-con-bao-deu-co-ten-va-ai-la-nguoi-dat-ten-cho-bao-post1384031.tpo

Vì sao người ta đặt tên cho các cơn bão
sự kiện Clip hot

Uy lực đáng gờm của pháo tự hành 2 nòng trông như người máy

Tại sao mọi cơn bão đều có tên và ai là người đặt tên cho bão?

Xem thêm:

Vì sao người ta đặt tên cho các cơn bão

Tin liên quan

Chú chim nhỏ phát ra mùi lạ - Tuyệt đối không chạm tay vào!

Bão Sơn Tinh: ít nhất 3 người chết, 7 người mất tích

Vì sao người ta đặt tên cho các cơn bão
Phóng to
Bão số 8 (Sơn Tinh) tạo sóng lớn đánh sập và làm biến dạng hoàn toàn đê biển Hòn La (Quảng Bình) trước khi suy yếu rạng sáng nay 29-10 - Ảnh tư liệu

Trước các ý kiến này, ông Bùi Văn Đức - tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia (Bộ Tài nguyên - môi trường) - cho biết theo quy định, Việt Nam có thể rút lại tên gọi Sơn Tinh trong danh sách đặt tên cho bão. Vì vậy sẽ kiến nghị để rút lại tên này trong phiên họp thường niên của Ủy ban bão của khu vực.

Theo ông Lê Thanh Hải - phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, việc đặt tên các cơn bão nhiệt đới được thực hiện từ đầu thế kỷ 20. Việc này nhằm tạo thuận lợi cho việc liên lạc giữa các nhà dự báo thời tiết và công chúng trong việc theo dõi và cảnh báo, tránh nhầm lẫn giữa các cơn bão.

Trước đây, việc đặt tên cho các cơn bão do Cơ quan dự báo khí tượng của Hải quân Hoa Kỳ thực hiện và cơ quan này đánh số cho từng cơn bão trong từng mùa mưa bão theo nguyên tắc lấy ngày cơn bão xuất hiện để đặt tên cho bão. Sau đó, Hải quân Hoa Kỳ có sáng kiến lấy tên Thánh của ngày xuất hiện cơn bão để đặt tên và danh sách tên đề cử sẽ được gửi cho Tổ chức Khí tượng thế giới sử dụng theo thứ tự từ A đến Z.

Đến chiến tranh thế giới thứ II, các cơn bão nhiệt đới ở Thái Bình Dương được đặt tên không chính thức theo tên của phụ nữ. Đây là nguyên tắc bất thành văn đoàn dự báo thời tiết của Lục quân và Hải quân Mỹ đề ra. Dựa trên việc phân tích trong tiếng Anh, tiếng Pháp và một số nước phương Tây thì bão có nghĩa là giống cái.

Đến những năm 1960, phong trào nữ quyền thế giới phản đối việc lấy tên phụ nữ đặt cho bão vì bão toàn đem lại điều tồi tệ. Do vậy, Tổ chức Khí tượng thế giới đã dùng cả tên nam giới và nữ đặt tên cho các cơn bão xen kẽ nhau. Tên cơn bão này do các nước thành viên tiến cử cho Tổ chức Khí tượng thế giới lựa chọn.

Riêng ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương, ông Hải cho biết Ủy ban bão của khu vực đã họp và đưa ra quyết định: các nước sẽ đề cử tên các cơn bão để lựa chọn vào danh sách được duyệt đặt tên cho bão. Thực tế là các nước đã đăng ký tên các vị thần, các loài hoa, loài thú quý hiếm, địa danh nổi tiếng và cả món ăn… để đề cử cho Ủy ban bão của khu vực.

Trung Quốc từng đề cử tên bão là Ngokhong, Lào có tên Champa… để giới thiệu cho Ủy ban bão của khu vực lựa chọn.

Với Việt Nam, trước đây Tổng cục Khí tượng thủy văn đã đề xuất 20 tên gọi cho bão là tên thuần túy tiếng Việt. Và Ủy ban bão của khu vực chọn 10 tên do chúng ta đề cử gồm: Conson, Saola, Songda, Sontinh, Lekima, Sonca, Bavi, Tramy, Halong, Vamco.

Ông Hải cũng cho biết mỗi năm Ủy ban bão sẽ họp một lần và có bàn đến nội dung các nước đề cử tên mới, loại tên cũ theo danh sách, các nước có thể kiến nghị bỏ tên bão do nước khác đặt. Thực tế là Hàn Quốc từng đề nghị loại bỏ tên bão Saomai (Việt Nam đề cử) ra khỏi danh sách tên bão vì cơn bão mang tên này đã gây hậu quả nghiêm trọng cho Hàn Quốc.

Việt Nam cũng đã đề nghị bỏ tên bão Chanchu do Hàn Quốc đặt vì đã gây hậu quả nghiêm trọng cho Việt Nam và Ủy ban bão của khu vực đã chấp nhận.

T.PHÙNG