Nũ thần sắc đẹp thần thoại văn hóa nhật bản năm 2024

Aphrodite (Tiếng Hy Lạp: Ἀφροδίτη) là nữ thần Hy Lạp của tình yêu, vẻ đẹp, niềm vui, và sự sinh sản. Trong Thần thoại La Mã, cô là nữ thần Venus. Tên cô được đặt cho hành tinh Sao Kim (Venus) trong hệ mặt trời.

Nữ thần Aphrodite, nữ thần tình yêu và sắc đẹp, không được thần Zeus ban cho đặc ân và cũng không có vũ khí gì đặc biệt nhưng lại là một vị nữ thần có sức mạnh khác thường. Cả thế giới Olympus cho đến thế giới loài người trần tục đều phải khuất phục trước quyền lực của nàng, quỳ gối dưới chân nàng.

Nữ thần Aphrodite, theo sử thi là con gái của thần Zeus và Dione nhưng có một giả thuyết khác rằng nguồn gốc của cô có thể bắt nguồn từ khi Cronus cắt bộ phận sinh dục của cha mình là Uranus.

Cronus đã thiến cha mình và ném bộ phận sinh dục của Uranus xuống biển, bộ phận này bắt đầu sủi bọt. Một Aphrodite chính thức sau đó được tạo ra từ máu và tinh dịch của Uranus.

Aphrodite ra đời từ một đám bọt của một con sóng trên mặt biến. Nàng sinh ra trên mặt biển trong nhịp ru của sóng và tiếng ca của gió biển Nam. Không có từ nào diễn tả cho đúng, cho hết được vẻ đẹp của Aphrodite, vị nữ thần sắc đẹp. Chỉ có thể nói đó là vẻ đẹp bao la của bầu trời xanh, là ánh sáng trong trẻo, là vẻ đẹp bao la, bát ngát, vô tư bình thản của Trời và Biển, vẻ đẹp của tự nhiên dạt dào sức sống và luôn luôn khát khao được sống.

.png)

Trong thần thoại Hy Lạp, Aphrodite đã kết hôn với Hephaestus, thần thợ rèn và cơ khí. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân này cũng chẳng mấy dài lâu, Aphrodite không chung thủy và có rất nhiều người tình.

Trong sử thi Odyssey, cô được phát hiện có quan hệ tình cảm với Ares – một vị thần chiến tranh. Trong The Iliad, cuộc thi sắc đẹp của ba nữ thần Aphrodite, Athena và Hera châm ngòi cho cuộc chiến thành Troia đẫm máu.

Nữ thần Aphrodite tượng trưng cho vẻ đẹp phụ nữ trong nghệ thuật phương Tây và là hình tượng vô cùng nổi tiếng trong văn học phương Tây.

Thuộc tính của nữ thần Aphrodite

Nữ thần tình yêu Hy Lạp Aphrodite theo thần thoại được sinh ra ở đảo Crete. Ở Paphos, có đền thờ của nàng ấy. Ngoài ra, các thánh địa của nữ thần Aphrodite là ở Corinth, Messinia và Sicily.

Người ta thường mô tả Aphrodite với hai biểu tượng chính là chim bồ câu và cá heo, cùng với những loài hoa như hồng, loa kèn và violet. Nữ thần này được cho là sở hữu một chiếc thắt lưng ma thuật, có thể khơi dậy niềm đam mê và tình yêu mãnh liệt.

Theo truyền thuyết, cuộc sống của Aphrodite liên quan đến nhiều câu chuyện đầy mê hoặc. Một trong số đó là cuộc tranh luận giữa ba nữ thần Hera, Athena và chính cô về việc ai là phụ nữ đẹp nhất. Paris, một vị vua, được giao nhiệm vụ quyết định và anh đã chọn Aphrodite, nhận được hứa hẹn tình yêu của người phụ nữ xinh đẹp nhất thế giới.

Nũ thần sắc đẹp thần thoại văn hóa nhật bản năm 2024

Ngoài ra, Aphrodite còn được kể trong câu chuyện về Pygmalion, một nhà điêu khắc tài ba đã tạo ra một bức tượng của một thiếu nữ và phát triển tình cảm với tác phẩm của mình. Ông khẩn cầu Aphrodite để tặng cho anh một người vợ giống như tượng, và nguyện vọng của ông đã được thực hiện.

Aphrodite là nữ thần tượng trưng cho điều gì?

Aphrodite là nữ thần tượng trưng cho sắc đẹp vĩnh hằng, cho tình yêu nồng cháy và cả những dục vọng. Aphrodite ban phước cho phụ nữ bằng sắc đẹp và cho họ một cuộc hôn nhân đong đầy tình yêu, an nhàn và hạnh phúc.

Cô có khả năng đặc biệt có thể kiểm soát những cảm xúc bên trong nhất của đàn ông như tình yêu hay đam mê khác hoàn toàn sức mạnh của bất kỳ vị thần Hy Lạp nào.

Nữ thần tình yêu Hy Lạp cũng là người mang đến cho những cặp vợ chồng những đứa con và bảo hộ cho các gia đình luôn ấm êm. Và với vẻ đẹp của mình, thì không có gì khó hiểu khi Aphrodite là nữ thần Hy Lạp luôn được cả những vị thần và người phàm yêu quý và kính trọng.

Nữ thần Aphrodite, nữ thần tình yêu và sắc đẹp, không được thần Zeus ban cho đặc ân và cũng không có vũ khí gì đặc biệt nhưng lại là một vị nữ thần có sức mạnh khác thường. Cả thế giới Olympus cho đến thế giới loài người trần tục đều phải khuất phục trước quyền lực của nàng, quỳ gối dưới chân nàng.

Người Hy Lạp xưa kia coi quê hương của Aphrodite ở đảo Chypre (do đó Aphrodite còn có biệt danh là Cypris, Chypride) vì nàng sinh ra ở vùng biển của đảo Chypre. Thần Cronos trong khi thực hiện mưu đồ lật đổ vua cha Ouranos đã dùng lưỡi hái chém chết Ouranos. Máu của Ouranos từ trời cao nhỏ xuống vùng biển Chypre hòa tan vào những con sóng bạc đầu. Và từ một đám bọt sóng, ấp ủ được tinh khí của trời biển giao hòa đã nảy sinh ra nữ thần Aphrodite.

Aphrodite ra đời từ một đám bọt của một con sóng trên mặt biến. Nàng sinh ra trên mặt biển trong nhịp ru của sóng và tiếng ca của gió biển Nam. Không có từ nào diễn tảcho đúng, cho hết được vẻ đẹp của Aphrodite, vị nữ thần sắc đẹp. Chỉ có thể nói đó là vẻ đẹp bao la của bầu trời xanh, là ánh sáng trong trẻo, là vẻ đẹp bao la, bát ngát, vô tư bình thản của Trời và Biển, vẻ đẹp của tự nhiên dạt dào sức sống và luôn luôn khát khao được sống.

Sóng và gió nhẹ nhàng đưa nàng tới hòn đảo Chypre. Các nữ thần Heures- Thời gian đã chờ sẵn để đón nàng. Họ mặc cho nàng một tấm áo mịn như da trời, mỏng như mây trắng. Họ đội cho nàng một vòng hoa thơm ngát lên đầu và đưa nàng lên cung điện Olympus.

Mỗi khi xuống trần, nữ thần Aphrodite, với dáng người thanh tao, với khuôn mặt diễm lệ và dáng đi khoan thai, duyên dáng đã làm cho trời đất tưng bừng, rạng rỡ. Các nữ thần Duyên sắc-Charites và các nữ thần Heures-Thời gian luôn luôn đi theo bên nàng để chăm sóc đến trang phục và sắc đẹp của nàng. Chim chóc từng đàn bay lượn trên đầu nàng Bướm dập dờn tung tăng quanh quẩn theo những bước đi.

Cả thế giới thần thánh và loài người đều phải khuất phục trước quyền lực của Aphrodite vì thần thánh và loài người chẳng thể sống mà không có tình yêu, chẳng thể sống mà không rung động trước sắc đẹp. Tuy nhiên cũng có một, hai vị thần bất tuân theo quyền lực của Aphrodite. Nữ thần Athena chẳng yêu đương cũng chẳng chồng con. Các nữ thần Hestia, Artermis cũng vậy.

Quyền lực của Aphrodite biểu hiện ở chiếc thắt lưng của nàng. Đây là một chiếc thắt lưng huyền diệu. Hễ ai thắt nó trong người thì có phép làm cho người mình yêu trở thành người yêu của mình. Hễ ai thắt nó trong người thì có phép làm cho người mình yêu vốn kiêu kỳ hoặc lạnh nhạt, thì bỗng chốc trở thành người yêu của mình và yêu một cách say đắm, đam mê.

Truyền thuyết kể lại rằng, nữ thần Aphrodite đã cho chàng Paris mượn chiếc thắt lưng này, nhờ đó mà Paris đã chinh phục được nàng Helene – vợ của Menelas ở vương triều Sparte trên đất Hy Lạp. Cũng vì lẽ đó mà người Hy Lạp đã kéo quân sang đánh thành Troy để giành lại nàng Helene.

Những cuộc tình duyên của nữ thần sắc đẹp

Aphrodite có nhiều cuộc tình duyên với thần thánh và cả với người trần. Chồng nàng là Hephaistos – vị thần Thợ rèn. Tuynhiên nàng không chung thuỷ với chồng mà còn qua lại với thần chiến tranh Ares. Hephaistos phát hiện, anh ta liền rèn một tấm lưới vàng, cực kỳ mạnh mẽ, nhưng mỏng, không trọng lượng, giống như mạng nhện, bí mật gắn nó vào giường. Sau đó, Aphrodite và Ares đã bị bắt tại trận vì không thể tự giải thoát được tấm lưới.

Aphrodite lấy Ares sinh được năm người con, một cô gái là thần Hài hoà Harmonie và bốn cậu con trai là Eros, Anteros, Deimos, Phobos. Bên cạnh đó, Aphroditecòn có quan hệ tình cảm với Dionysos, Hermes và một người trần thế Anchise. Như vậy, Aphrodite là vị nữ thần của tình yêu say đắm, tình yêu thường làm cho con người ta mất tỉnh táo đến nỗi nhiều khi xảy ra nhiều điều tiếng.

Một trong những huyền thoại nổi tiếng là câu chuyện về tình cảm của nữ thần và chàng thanh niên trẻ Adonis. Có lẽ anh ta là tình yêu mạnh mẽ nhất của Aphrodite. Adonis là một thợ săn tài năng, đây là người đàn ông duy nhất mà nữ thần quên mất vẻ đẹp của mình. Nàng lo sợ cuộc sống của anh bị ảnh hưởng, yêu cầu tránh những động vật săn mồi. Một ngày nọ, khi Adonis đang đi săn, anh đã bị tấn công bởi một con lợn lòi do Ares ghen tuông gửi đến. Nữ thần tình yêu và sắc đẹp không thể làm gì được, Adonis đã chết trong vòng tay của Aphrodite.

Nữ thần thương tiếc cái chết của Adonis, nàng đã tạo ra hoa hải quỳ ở bất cứ nơi nào máu anh rơi xuống.Trong một phiên bản khác câu chuyện, Aphrodite tự làm mình bị thương với một cái gai từ một bụi hoa hồng, bông hoa hồng đó, trước đây có màu trắng, giờ đã bị nhuộm đỏ bởi máu của nàng. Mỗi năm trong lễ hội Adonis, sông Adonis ở Lebanon (nay là sông Abraham) đều chảy màu máu đỏ.

Vì tình yêu của nữ thần, người Hy Lạp xưa kia, những nhà triết học thế kỉ V-VI TCN, phân chia ra hai loại nữ thần Aphrodite. Một là Aphrodite Phandemos tượng trưng cho tình yêu của những cảm xúc cao thượng, tình yêu có tâm hồn, có lý tưởng. Hai là Aphrotide Ourania nghĩa là Aphrodite thuộc về bầu trời được sinh ra từ bọt biển.

Trước khi được gia nhập vào thế giới Olympus, Aphrodite là vị nữ thần của sự phì nhiêu. Những loại quả có nhiều hạt tượng trưng cho sự phát triển, sự phong phú như quả lựu, quả anh đào, quả táo thường được dâng cúng cho Aphrotide.

Người dân Hy Lạp cũng từng tôn thờ Aphrodite như một nữ thần Biển, người bảo hộ cho sự giao lưu trên mặt biển được thuận buồm xuôi gió, vạn sự bình an. Quê hương của Aphrotide ở đảo Chypre vì thế đảo Chypre là một trong những trung tâm thờ cúng nữ thần Aphrodite với những nghi lễ trọng thể nhất.

Trên bán đảo Hy Lạp cũng có nhiều nơi thờ cũng nữ thần Aphrodite như Delphes, Corinthe. Xưa kia những thiếu nữ Hy Lạp đi dự lễ cưới thường dâng cúng cho nữ thần Aphrodite những chiếc thắt lưng do chính bàn tay mình dệt ra dường như muốn nữ thần ban cho quyền lực nhiệm mầu ở chiếc thắt lưng của nữ thần, để mình đạt được những ước mơ trong con đường tình duyên, hạnh phúc đôi lứa.

Trong văn học thế giới điển tích – thành ngữ “Chiếc thắt lưng của Aphrodite” ám chỉ một vật. một chuyện, một sự việc nào đó có khả năng làm say mê con người, chinh phục tình cảm của con người.

Trong tập tục tôn giáo, nghi lễ thờ cúng nữ thần Aphrodite xưa kia có tục lệ những thiếu nữ xinh đẹp nhất phải hiến thân cho những người đàn ông để chứng tỏ quyền uy của nữ thần Aphrodite, để những người thiếu nữ được hưởng quyền sử dụng trinh tiết của mình. Nghi lễ tôn giáo này diễn ra trong đền thờ nữ thần Aphrodite mang tính chất thiêng liêng, cao cả. Những người đàn ông được dự cuộc “hành lễ” này phải nộp một khoản tiền để bỏ vào quỹ của đền thờ.