Nuôi lươn bao lâu thu hoạch

          Trại nuôi luơn của ông Trần Quang Đạo (49 tuổi, ngụ 159/14/2 Đô Lương, phường 12, TP vũng Tàu) đem đến sự ngạc nhiên cho những ai đến tham quan mô hình bởi năng suất quá cao so với bất kỳ một đối tượng thủy sản nào nếu nuôi trên cùng một đơn vị diện tích.

Nuôi lươn bao lâu thu hoạch
Ông Trần Quang Đạo kiểm tra lươn trước khi xuất bán

Ông Đạo là tài xế xe tải chuyên chở hàng hóa cho ai có nhu cầu thuê mướn. Công việc vất vã quang năm, thường xuyên phải xa nhà nhưng thu nhập chẳng đáng là bao, nhiều lúc ông muốn chuyển đối nghề nhưng chưa có cơ hội. Tình cờ trên chuyến xe chở cá nuôi lồng bè đi giao cùng với chủ hàng. Qua trò chuyện, chủ hàng cho biết nghề nuôi cá có lợi nhuận cao mà rủi ro cũng không nhỏ. Vốn đầu tư lớn. Nhất là khi cá sắp bước vào giai đoạn thu hoạch. Rồi người chủ hàng giới thiệu  với ông về mô hình nuôi lươn trong bể bạt có kinh phí đầu tư ít, mau hoàn vốn mà lợi nhuận cũng rất cao, đặc biệt là sản phẩm không phụ thuộc thương lái.

Thấy có lý, những lúc rảnh ông lên mạng internet tìm hiểu về những mô hình nuôi lươn hiệu quả. Biết cơ sở nuôi lươn anh Anh Nguyễn Lê Kim Phát, ngụ ấp Mỹ Hòa, xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chuyên bán con giống và chuyển giao kỹ thuật. Ông tìm đến tham quan học tập và đặt vần đề về xây dựng trại nuôi lươn.

Được Anh Phát tư vấn về kỹ thuật xây bể, kỹ thuật nuôi. Cuối năm 2019, Ông Đạo thống nhất với gia đình tạm gác nghề lái xe, chuyển sang xây trại nuôi lươn thương phẩm với 3 bể nuôi, mỗi bể có diện tích 5m2, rồi đặt mua 3.000con lươn giống (loại lươn giống có cỡ 500con/kg) về nuôi trong một bể. Vừa nuôi ông Đạo vừa học, rút kinh nghiệm chăm sóc cho đàn lươn. Sau hai tháng, đàn lươn phát triển tốt, ông phân cỡ và chia làm ba bể. Thấy lươn lớn nhanh, không hao hụt, ông quyết định mở rộng diện tích bể nuôi. Đến nay trại lươn thương phẩm của ông có tất cả 22 bể nuôi bằng bạt trên diện tích đất 120m2, với khoảng 30.000 con, đũ các cỡ. Khối lượng khoảng 6 tấn lươn. “Đặc biệt là đàn lươn 3.000 con, thả nuôi trong ba bể đến nay được 11 tháng tuổi, sản lượng khoảng 1 tấn lươn thương phẩm với kích cỡ 2-3 con/kg. hiện giá bán buôn khoảng 160 ngàn đồng/kg”. Ông Đạo chia sẻ thêm.

Theo kinh nghiệm của ông Đạo, nguồn nước nuôi lươn có thể sử dụng nước ngầm, bơm vào bể lộc (có đá, cát và đá nâng pH), chảy vào bể lắng sau đó chuyển về các bể nuôi. Con giống thả nuôi phải rõ nguồn gốc, đúng chất lượng, biết ăn thức ăn công nghiệp dạng viên. Giai đoạn đầu, ngày cho ăn 3 lần, thức ăn viên kết hợp với trùng quế theo tỷ lệ 7:3 (70% thức ăn viên và 30% trùn quế). Khi lươn đạt kích thước 30-50con/kg, ngày cho ăn 2 lần. Lúc này sử dụng dịch trùng quế ngâm ủ với thức ăn viên thay cho trùng quế (1 lit dịch trùng quế có thể ngâm ủ khoảng 100kg thức ăn viên). Ngoài thức ăn, theo định kỳ cần phải sử dụng Vitamin C, men tiêu hóa, các loại khoáng để tăng sức đề kháng và ổn định đường ruột cho lươn. Khi lươn sắp đến kỳ thu hoạch nên sử dụng cám viên của Lái Thiêu (chuyên dùng cho cá trê vàng) để tạo màu cho lươn.

Bí quyết thành công của ông Đạo là bể nuôi phải sạch, nước phải trong. Vì vậy sau khi cho lươn ăn khoảng 1 giờ là tiến hành thay nước mới. Định kỳ kết hợp sử dụng muối nồng độ 2-3% tắm cho lươn để diệt ký sinh trùng. Giữ cho lươn luôn ổn định nằm nghỉ trong giá thể. Khi lươn đạt trọng lượng 30-50con/kg thì tiến hành phân cỡ tách đàn để tránh lươn cắn nhau và cạnh tranh thức ăn.

“Nuôi lươn chi phí đầu tư ít, không phải như nuôi các đối tượng thủy sản khác. Chi phí cho một con lươn thương phẩm 350gam hết khoảng 14 ngàn đồng. Trong đó chi mua con giống khoảng 4.500đ còn lại là những chi phí khác.” Ông Đạo khẳng định và cho biết thêm lươn thương phẩm chưa bao giờ đụng hàng dội chợ. Lươn có trọng lượng càng lớn, càng có giá. Khi lươn đến cỡ thu hoạch chỉ cần gọi điện, trong giây lát là thương lái đến tận nơi mà không lời từ chối nào.

                                                                                      Trọng Hoàng

Nuôi lươn bao lâu thu hoạch

Lươn sinh trưởng và phát triển tốt nhờ ông Mạnh có cải tiến giá thể và cách nuôi.

Luôn ấp ủ ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, ông Mạnh thường dành thời gian đi tham quan, tìm hiểu các mô hình chăn nuôi phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh. Năm 2016, biết được mô hình nuôi lươn không bùn cho hiệu quả kinh tế cao, ông mạnh dạn đầu tư khởi nghiệp. “Lươn tự nhiên ngày càng khan hiếm, không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường trong khi lươn nuôi có sức đề kháng tốt, ít bệnh tật, đầu ra thuận lợi…nên tôi quyết định đầu tư nuôi cho bằng được”, ông Mạnh nói.

Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm, lươn nuôi bị hao hụt nhiều, hiệu quả thấp. Thất bại vụ đầu tiên, ông Mạnh không nản chí mà tìm mọi cách khắc phục. Ông tìm tòi tư liệu, xin tham quan các trại nuôi lươn có tiếng để học hỏi kinh nghiệm.

Nuôi lươn bao lâu thu hoạch
Ông Mạnh vệ sinh trại lươn.

Năm 2017, sau khi tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm, ông tái khởi động nuôi lươn song song cải tiến cách nuôi. “Lúc đầu nuôi trong vèo nên khâu vệ sinh rất cực. Sau đó, chuyển sang nuôi bể xi măng, giá thể bằng cây và ống mủ nhưng xập xệ, khó kiểm soát. Thế là tôi chuyển sang làm bể xi măng lót gạch men phía dưới để dễ vệ sinh, dễ thay nước; giá thể làm bằng phao thuận lợi cho lươn phát triển”, ông Mạnh chia sẻ.

Hiện trang trại có diện tích 600 m2, gồm 19 bể xi măng và composite nuôi lươn thương phẩm cùng 10 bể ươm lươn giống. Ưu điểm bể composite ít đóng rong, dễ vệ sinh, vận chuyển dễ. Mỗi bể cao 40 cm, thành ốp vào 10 cm để tránh lươn bò ra, giữa đáy để vỉ inox thoát nước…

Theo ông Mạnh, nuôi lươn không bùn chỉ sử dụng giá thể, khác hoàn toàn với tập tính và môi trường sống dưới bùn đất, ưa bóng tối của lươn. Do đó, phải tạo nơi trú ẩn cho lươn bằng cách làm các giá thể bằng phao quây lưới, rồi cho vào bể chất chồng lên nhau.

Với giá thể phao này, khi cho nước vào đến đâu thì dâng đến đó. Phao có 3 lớp, lớp dưới cùng để lươn đu bám, lớp giữa để lươn chui rúc tập trung vào một chỗ để trú ẩn, lớp trên cùng để lươn dễ bò lên ăn hoặc có lớp rêu ủ ấm. Nhờ lớp phao này giúp lươn ít bơi lội gây đuối sức, nhanh phát triển, tăng trọng.

Nuôi lươn bao lâu thu hoạch

Ông Mạnh cho lươn ăn.

Ngoài ra, ông Mạnh còn xây dựng hệ thống xử lý nước khép kín để đảm bảo nguồn nước sạch. Tận dụng tất cả phụ phẩm từ nuôi lươn như đưa thức ăn thừa, phân lươn để nuôi cá trê, rắn ri voi… Nước thải được sử dụng tưới cỏ, rồi cắt cho bò ăn, sử dụng phân bò nuôi trùng quế.

Ông Mạnh cho biết, ưu điểm của mô hình nuôi lươn không bùn là ít tốn công chăm sóc, ít tốn diện tích, đầu ra thuận lợi và giá cả luôn ổn định ở mức cao… Lươn nuôi khoảng 6 tháng có thể thu hoạch. Với 19 bể nuôi, mỗi năm ông thu hoạch 2 vụ, sản lượng đạt gần 15 tấn, giá bán từ 105.000 - 115.000 đồng/kg. Nhờ đó, ông thu lãi hơn 500 triệu đồng. Thương lái từ TP.HCM, Cần Thơ, Hậu Giang… đến mua nhiều nhất.

Tin liên quan

Lươn là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và được sử dụng chế biến thành nhiều món ăn ngon được nhiều người yêu thích như miến lươn, cháo lươn, lươn xào sả ớt…

Nguồn lươn tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường nên nuôi lươn thương phẩm trở thành ngành nghề gây sốt và rất có tiềm năng tại Việt Nam. Không ít người nông dân đã thoát nghèo bền vững từ mô hình chăn nuôi lươn thương phẩm. Có những địa phương trở nên nổi tiếng khắp cả nước với nghề nuôi lươn thương phẩm.

Nuôi lươn bao lâu thu hoạch

Kỹ thuật nuôi lươn

Nuôi lươn thương phẩm không tốn nhiều chi phí đầu tư cộng với giá thu mua tốt đã thu hút không ít bà con chuyển đổi sang mô hình nuôi lươn. Trước khi tiến hành nuôi, bà con nên nắm vững các kiến thức cơ bản nhất về lươn và cách nuôi, chăm sóc, thu hoạch lươn nhé! 

1. Nuôi lươn cần chuẩn bị những gì?

1.1 Thực hiện chọn lươn giống

Trước đây khi mô hình chăn nuôi lươn thương phẩm chưa phổ biến, nguồn lươn có được chủ yếu từ tự nhiên. Người dân đánh bắt trên đồng ruộng, kênh rạch, ao hồ…và bán lại cho thương lái với số lượng rất ít.

Sau này mô hình nuôi lươn thương phẩm bắt đầu gây được sự chú ý. Người dân ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa lũ thường đánh bắt và thu gom các loại lươn trứng, lươn bột, lươn giống…Về nhà phối giống và lấy trứng để tiến hành chăn nuôi. 

Tuy nhiên với tình hình thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp cộng với nguồn lươn tự nhiên ngày càng giảm dần do đánh bắt tận diện và việc sử dụng bừa bãi thuốc bảo vệ thực phẩm. Làm mất thức ăn, chỗ ở của lươn nên người dân khó tiếp tục tiến hành cách lấy giống như trước.

Để giải quyết vấn đề này, các trung tâm giống thủy sản đã tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm để cho ra đời giống lươn giống khỏe mạnh, cho năng suất cao. Những con lươn giống này ra đời qua phương pháp sinh sản bán nhân tạo. Nhờ vậy mà người dân có nguồn cung giống ổn định và tin cậy để tiến hành các dự án nuôi lươn thương phẩm từ nhỏ đến to.

Chọn lươn giống bà con nên lưu ý những điểm sau:

  • Lươn giống có màu vàng sẫm, mình trơn tuột, có nhớt nhưng không bịt sứt sẹo gì.
  • Kích thước các con giống đồng đều, trọng lượng khoảng 50 con / 1 kg là có thể thả giống được.
  • Bên cạnh đó, mật độ giống nuôi khoảng 45 con/ 1m2 là vừa phải.

Nuôi lươn bao lâu thu hoạch

Chuẩn bị lươn giống

1.2 Chuẩn bị bể nuôi lươn (sử dụng bể lót bạt)

Có nhiều mô hình nuôi lươn được triển khai như nuôi lươn bán tự nhiên, nuôi lươn trong bè… Nhưng phổ biến và đáng tin cậy nhất là cách nuôi lươn trong bể có lót bạt.

Với mô hình nuôi lươn trong bể lót bạt này bà con có thể thực hiện với quy mô lớn, vừa hay nhỏ đều được. Ngoài ra còn phù hợp với những gia đình nuôi có ít diện tích đất canh tác.

Trước tiên bạn cần xác định vị trí bể nuôi và xây dựng bể.

Bể nuôi lươn nên xây dựng ở nơi có nền đất cao. Hướng sáng, gần ao, hồ, kênh, rạch và nguồn nước sạch chủ động, đủ để cung cấp cho bể nuôi.

Nuôi lươn bao lâu thu hoạch

Làm chuồng nuôi lươn

Lưu ý khi làm bể nuôi lươn

Các bể nuôi được xây chắc chắn và xi măng, kích thước trung bình khoảng 10x30x1 (rộng 10m, dài 30m, cao 1m). Tùy theo quy mô chăn nuôi lớn hay nhỏ, số lượng giống nuôi dự kiến là bao nhiêu mà bạn chủ động điều chỉnh kích thước cho phù hợp.

Sau khi xây bể bạn nên lót một lớp bạt nilon dày dưới đáy bể để tránh lươn thoát ra ngoài.

Tiếp đó bạn đổ nước vào bể. Lưu ý là bể phải được ngâm nước 2 – 3 ngày để giảm bớt mùi xi măng và loại bỏ hóa chất. Lượng nước bơm vào cũng chỉ vừa đủ cho lươn sinh sống và phát triển, nước nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lươn.

Bên cạnh đó bạn cũng nên thả thêm các khóm bèo, lục bình để tạo ra môi trường sống giống với tự nhiên cho lươn có chỗ bám víu và sinh sống.

Các chỉ số sinh hóa bạn cần chú ý khi thiết kế bể nuôi lươn đó là: Độ pH từ 6,6 – 8; Lươn ưa mát không ưa nóng nên nhiệt độ luôn duy trì ở mức 23 – 28 độ C; Lượng oxy hòa tan ở mức 2mg/l; Lượng amoniac (NH3) nhỏ hơn 2 mg/l.

Xem thêm:

  • kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ
  • cách nuôi chim trĩ
  • chăm sóc chim bồ câu Pháp

2. Kỹ thuật nuôi lươn hiệu quả

2.1 Lươn ăn gì? Thức ăn cho lươn

Lươn sống trong tự nhiên thường ăn các loại cua, ốc, cá nhỏ…Khi đưa vào nuôi trồng bạn nên kết hợp giữa thức ăn tươi sống tự nhiên và thức ăn công nghiệp theo tỷ lệ 70:30 (70 % thức ăn tươi sống, 30 % thức ăn công nghiệp).

Lưu ý nếu cho lươn ăn cá tạp bên nên làm sạch ruột rồi xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ rồi mới tiến hành cho lươn ăn. Cách làm này giúp lươn ăn được nhiều và hấp thụ tốt hơn. Đồng thời cũng phòng tránh các loại vi khuẩn ký sinh trong ruột cá truyền sang.

Để tăng sức đề kháng và sự nhanh nhẹn của lươn, trong quá trình cho ăn bạn có thể trộn men tiêu hóa, vitamin C vào thức ăn.

Lượng thức ăn nên điều chỉnh hợp lý với mức độ tăng trưởng của lươn. Nếu cho nhiều thức ăn lươn không ăn hết đọng lại trong nước sẽ làm ô nhiễm môi trường nước, tăng nguy cơ nhiễm bệnh ở lươn.

Lưu ý là từ tháng thứ 6 đến khi thu hoạch lươn bạn giảm lượng thức ăn xuống còn 2 – 3 % tổng trọng lượng nuôi.

Thời gian cho ăn nên diễn ra vào lúc chiều mát.

Nuôi lươn bao lâu thu hoạch

2.2 Chăm sóc lươn đúng cách

Để lươn thích nghi với môi trường mới bạn nên thả lươn giống trong bể dưỡng vài ngày rồi mới thả vào bể nuôi.

Khi mới thả nuôi khoan hãy cho ăn ngay. Chờ cho lươn ổn định rồi mới bắt đầu cho ăn.

Khi xây bể bạn nên láp đầu ống thoát  sàn vì lươn cần thường xuyên thay nước. Lươn không thể sống trong môi trường ô nhiễm nên cách 1 – 2 ngày bạn tiến hành thay nước trong bể.

Bạn không cần thay hoàn toàn nước trong bể, chỉ cần thay khoảng 80 % mỗi lần là được. Làm như vậy để các yếu tố môi trường trong bể nuôi được ổn định và điều hòa.

Ngoài ra khoảng 10 ngày 1 lần bạn hòa vôi bột với nước (khoảng 10 – 20 g/ 1m3 nước) để làm sạch bể nuôi rồi mới tiến hành bơm nước này vào bể.

Phòng bệnh cho lươn

Lươn rất dễ nhiễm bệnh nếu môi trường sống không tốt. Bạn nên quan sát và tách ly những con bệnh để tránh lây lan sang đàn.

Khi mới thả lươn vào bể nuôi nếu bạn thấy lươn ra nhiều nhớt hơn bình thường, quằn mình, ngoi đầu lên khỏi mặt nước thì đó là biểu hiện lươn đang bị sốc môi trường. Nếu không xử lý kịp thời lươn sẽ bị xuất huyết và chết.

Ngay khi phát hiện bạn nên thay nước bể cho lươn, đồng thời tắm lươn trong nước muối 2  – 3 %. Bên cạnh đó bạn có thể trộn thức ăn với hỗn hợp Flo-Doxy với liều lượng 2cc/kg, cho ăn liên tục trong 3-4 ngày.

Sau khoảng 6 tháng, trọng lượng lươn đạt là có thể xuất bán được.

Xem thêm:

  • hướng dẫn nuôi chim Yến
  • nuôi chim họa mi

3. Thực hiện thu hoạch lươn

3.1 Thời điểm thu hoạch

Thời điểm thu hoạch phụ thuộc vào trọng lượng của lươn, nếu thả dày thì sau 5 – 6 tháng, cân nặng của lươn đạt 150 – 220 g/ con là có thể thu hoạch, nếu thả ít, chỉ khoảng 15 – 20 con / 1kg thì sau 2 – 3 tháng là có thể thu hoạch.

Để thu hoạch lươn nhanh chóng, an toàn bạn cần lưu ý:

– Dụng cụ th hoạch gồm: vợt, sọt, rong, bèo

– Dụng cụ đựng lươn: thùng, chậu có lót bạt và phủ rong bèo để tránh nắng cho lươn khi vận chuyển đi đường.

– Bể sau khi thu hoạch phải rút cạn nước và vớt bớt đất trong bể ra ngoài, khử trùng cho bể rồi mới nuôi tiếp đợt sau.

Nuôi lươn bao lâu thu hoạch

Thu hoạch lươn đúng cách

3.2 Kỹ thuật thu hoạch đúng cách

– Thời gian thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát.

– Thao tác dứt khoát, vận chuyển nhanh.

– Trước khi đưa lươn đến nơi tiêu thụ bạn rửa lớp bùn đất trên thân lươn trước, khi vận chuyển nhớ thêm nước sạch vào thùng đựng.

– Số lượng lươn trong thùng không dày quá để tránh lươn quẫy đạp lên nhau và ngạt thở chết.

– Sau khi thu hoạch bạn nên vận chuyển lươn đến nơi tiêu thụ ngay, để lâu tỷ lệ lươn chết rất cao.

– Năng suất: Mỗi năm bạn có thể tiến hành nuôi thả 1 – 2 vụ lươn.

Lời kết

Lươn là giống vật nuôi cho năng suất và giá trị kinh tế cao. Hy vọng rằng những kiến thức mà #ohana chia sẻ sẽ giúp bà con tự tin xây dựng mô hình nuôi lươn thương phẩm thành công.

Cập nhật 27/06/2020