Phạm quý ngọ là ai

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ qua đời 3 thứ trưởng Bộ Công an được phong thượng tướngNgoại trưởng Úc thăm Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm

Phạm quý ngọ là ai
Phóng to
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ - Ảnh: T.L

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng Bộ Công an, đã từ trần vào tối 18-2-2014 (19 tháng giêng Giáp Ngọ) tại Bệnh viện 108, Hà Nội, theo thông báo từ Bộ Công an tối 18-2.

Theo thông tin của Tuổi Trẻ, thượng tướng Phạm Quý Ngọ mắc bệnh ung thư gan và khoảng năm năm trước đã được phẫu thuật ghép gan tại Singapore.

Tuy nhiên khoảng một năm trở lại đây, căn bệnh tái phát với triệu chứng thải ghép và ông đã phải nhập viện ngay trong Tết Giáp Ngọ để điều trị.

Khoảng một tuần trước khi qua đời, ông Ngọ đã được chuyển đi Nhật Bản chữa trị nhưng bệnh tình ở giai đoạn quá nặng, ông trở lại Bệnh viện 108 và qua đời tối 18-2.

Ông Phạm Quý Ngọ sinh ngày 24-12-1954, quê quán tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, được kết nạp vào Đảng Cộng sản VN ngày 19-4-1980.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Cảnh sát nhân dân, ông Ngọ công tác tại Công an tỉnh Thái Bình, từng giữ chức vụ giám đốc Công an tỉnh. Trong thời gian này, ông Phạm Quý Ngọ đã hoàn thành việc xử lý những biến động tại Thái Bình và được khen ngợi.

Sau này khi xảy ra vụ Tiên Lãng (Hải Phòng), ông Ngọ cũng là người được giao nhiệm vụ theo dõi, chỉ huy, xử lý vụ việc.

Ngày 14-2-2006, ông được bổ nhiệm làm phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân Bộ Công an, được thăng quân hàm từ đại tá lên thiếu tướng.

Sau đó năm tháng, ông Ngọ được bổ nhiệm kiêm thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an. Ngày 28-1-2008, ông giữ chức tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân và đến năm 2010 giữ chức tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm.

Ngày 12-8-2010, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ thứ trưởng Bộ Công an và đến ngày 18-1-2011 được bầu là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Tháng 7-2013, ông Ngọ được thăng hàm thượng tướng.

Trong thời gian giữ chức vụ thứ trưởng Bộ Công an, ông Phạm Quý Ngọ được giao phụ trách Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, đồng thời là trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines).

Sau đó ông được giao phụ trách Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

MINH QUANG - LAN ANH

Lúc 11 giờ 20 phút hôm nay, tại TAND TP Hà Nội, trước khi phần xét xử buổi sáng kết thúc, trong phần trả lời trước tòa, nhân chứng Dương Chí Dũng (người bị tuyên án tử hình trong vụ án tham nhũng Vinalines) cho biết: trưa ngày 17.5, Dũng có điện cho ông Phạm Quý Ngọ hỏi thăm thì được biết ông Ngọ đang đi công tác. Tới chiều tối cùng ngày gọi điện lại thì được Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ nói "Thủ tướng đã chấp thuận khởi tố, bắt tạm giam chú" và khuyên Dũng nên tắt điện thoại và tránh đi một thời gian.

Chiều nay, khi phiên tòa tiếp tục, Dương Chí Dũng nói: “Tôi là bị cáo trong một vụ án khác và phải chịu mức án cao nhất nên tôi chẳng có gì phải giấu giếm và sẽ khai thật”.

Chủ tọa phiên tòa Trương Việt Toàn cho biết toàn bộ lời khai của nhân chứng Dương Chí Dũng tòa ghi nhận và không ngăn cản trình bày.

Ông Dương Chí Dũng khai nhận, chiều 29.4.2012, hai vợ chồng Dương Chí Dũng xuống thăm ông Phạm Quý Ngọ tại Tuần Châu (tỉnh Quảng Ninh). Khoảng 14 giờ chiều thì gặp được ông Ngọ và trình bày hoàn cảnh về vụ việc xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, rằng mình không trực tiếp ký bất kỳ văn bản quan trọng nào. Tại nơi nghỉ của ông Ngọ, Dương Chí Dũng biếu quà 10.000 USD.

Ông Dũng khai tiếp, tối ngày 2.5.2012, ông điện cho ông Ngọ và được ông này cho biết đang ở nhà. Khi đến nhà gặp thì được bảo xuống quán nước dưới tầng 1 của tòa nhà Pacific trên đường Lý Thường Kiệt, sau đó lại được bảo lên trên nhà. Lần này Dương Chí Dũng có mang theo 500.000 USD.

Khi lên nhà thì vợ ông Ngọ dẫn vào phòng khách và pha nước mời uống. Sau đó ông Ngọ gợi ý Dương Chí Dũng mua một cái sim rác để liên lạc. Theo lời Dương Chí Dũng, toàn bộ số tiền 500.000 USD đều là tiền vay mượn của một số người quen để biếu ông Ngọ. Ông Dũng cho biết, việc đến gặp và biếu quà này để vị cán bộ cấp cao giúp chạy án.

Lúc đang ngồi, ông Ngọ đã điện thoại cho Cục trưởng C48 nhưng không thấy nghe máy. Dương Chí Dũng đề nghị xin số của Cục trưởng C48 để liên lạc. Sau đó, Dương Chí Dũng nhờ người dẫn đến nhà Cục trưởng C48.

Tới ngày 6.5.2012, Dương Chí Dũng lại đến nhà ông Ngọ trên rồi điện thoại cho con trai ông này, nhưng người con trai này bảo đang dự tiệc sinh nhật tại nhà một người tên Thiều (Bộ Công an).

Ngày 7.8, Dương Chí Dũng đến làm việc với C48 và chiều tối lại điện thoại cho ông Phạm Quý Ngọ để báo cáo tình hình.

Ngày 13.5, Dũng đi công tác Hà Tĩnh. Hôm sau ra có điện cho ông Ngọ nhưng thấy tắt máy, điện lại vào số cũ thì người này nghe máy và đồng ý tới đến nhà ông này. Tại đây ông Phạm Quý Ngọ nói tình hình có căng thẳng, nhất là khi T.Ư vừa họp, C48 đề nghị khởi tố 3 người, trong đó có Dũng là người đứng đầu.

Ông Dũng khai tiếp, đang nói chuyện thì ông Phạm Quý Ngọ có điện thoại. Nghe hết cuộc điện thoại, ông Ngọ quay ra nói là Chủ tịch nước nói làm sớm, làm nghiêm vụ Vinalines trước kỳ họp Quốc hội cuối tháng 5.2012. Chủ tịch nước trước đó không đồng ý gặp Dương Chí Dũng.

Đây là toàn bộ lời khai của nhân chứng Dương Chí Dũng tại phiên tòa hôm nay. Cũng trong hôm nay, trả lời truyền thông trong nước, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ phủ nhận toàn bộ sự việc và cho biết, tất cả những lời khai này đều là bịa đặt, phải có chứng cứ, trách nhiệm của cơ quan điều tra phải làm rõ việc này.

TNO

Phạm quý ngọ là ai
Phạm quý ngọ là ai

Nguồn hình ảnh, Vietnamnet

Chụp lại hình ảnh,

Ông Phạm Quý Ngọ qua đời năm 2014

Các báo Việt Nam vừa công bố tin về quyết định của Bộ Công an ký từ 06/11 phong Trung tá Phạm Mạnh Hùng làm Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình.

Theo VTC News hôm 17/11, Trung tá Phạm Mạnh Hùng có cha là cố Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, người cũng từng có thời gian giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, hàm đại tá, trước khi về Bộ Công an.

Rất nhiều trang báo tại Việt Nam đồng loạt đăng cùng một nội dung về Trung tá Hùng rằng ông “là cán bộ công an tài năng...từng có nhiều năm làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự tại các tỉnh Tây Nguyên – một địa bàn trọng yếu của đất nước”.

“Trong quá trình công tác, trung tá Phạm Mạnh Hùng đã cùng đồng đội phá rất nhiều vụ án lớn, phức tạp, đặc biệt là các vụ án liên quan đến loại tội phạm buôn lậu, lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Trước khi về Công an Thái Bình, Trung tá Hùng làm việc tại Phòng Điều tra thẩm định án kinh tế, tham nhũng thuộc Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an Việt Nam.

Cái chết của Tướng Phạm Quý Ngọ đã được báo chí trong nước đồng loạt tường thuật hôm 18/2/2014.

Sinh năm 1954, ông Phạm Quý Ngọ từ Công an Thái Bình về làm thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra bộ Công an thay cho thiếu tướng Cao Ngọc Oánh năm 2006.

Hai năm sau, ông giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát nhân dân, rồi trở thành Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm năm 2010.

Tháng 8/2010, ông được phong chức Thứ trưởng Công an, và tại Đại hội Đảng XI đầu năm 2011, được bầu làm Ủy viên chính thức Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Ông phong hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng vào tháng 7/2013.

Hôm 17/2/2014, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, nói “đã có một số ý kiến đề xuất đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ” để đảm bảo việc điều tra những nội dung tố cáo của cựu Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Dương Chí Dũng.

Tại phiên tòa xét xử vụ án “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, ông Dương Chí Dũng khai Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo quyết định khởi tố và bắt tạm giam ông, dẫn tới việc ông bỏ trốn theo sự trợ giúp một số người trong đó có em trai là Dương Tự Trọng, nguyên Phó giám đốc Công an Thành phố Hải Phòng, theo báo Việt Nam khi đó.

Từ những lời khai này, Tòa án Nhân dân Hà Nội hôm 8/1/2014 từng khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước.

Tháng Hai 2014, sau khi Thượng tướng Phạm Quý Ngọ qua đời, Việt Nam đình chỉ vụ án.