Phân tích 8 câu đầu của bài thơ việt bắc

Hướng dẫn lập dàn ý Phân tích 8 câu đầu bài Việt Bắc học sinh giỏi hay nhất. Với các bài dàn ý và văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học bộ môn Ngữ văn tốt nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Dàn ý Phân tích 8 câu đầu bài Việt Bắc học sinh giỏi

A. Mở bài

Giới thiệu tác giả Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc. (Tố Hữu là một nhà thơ lớn có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học nước nhà. Một trong những sáng tác tiêu biểu của ông là bài thơ Việt Bắc.)

B. Thân bài

1. Tác giả

- Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Thơ ông thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại.

- Thơ Tố Hữu mang tình chất trữ tình chính trị sâu sắc: Hướng đến cái chung về lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người Cách mạng và của cả dân tộc, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính toàn dân.

- Giọng thơ mang tính chất tâm tình, đằm thắm, chân thành; vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc, sử dụng cách nói quen thuộc với dân tộc. Đặc biệt ông phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt, từ láy, thanh điệu, vần thơ,…

2. Tập thơ Việt Bắc

- Tập thơ là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và những con người kháng chiến.

- Ca ngợi Đảng và Bác Hồ, tình quân - dân, tiền tuyến - hậu phương, miền xuôi - ngược, cán bộ - quần chúng, nhân dân với lãnh tụ, thiên nhiên, đất nước con người,...

- Kết thúc bằng những bài ca hùng tráng, vang dội phản ánh khí thế chiến thắng hào hùng của dân tộc.

3. Phân tích 8 câu đầu

“Mình về mình có nhớ ta?Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.Mình về mình có nhớ không?

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.”

→ Lời của người Việt Bắc hỏi người ra đi, khơi gợi những kỉ niệm đã qua.

- Câu hỏi tu từ “Mình về mình có nhớ ta?”, cách xưng hô “mình - ta” quen thuộc trong lối đối đáp dân gian thể hiện được cảm xúc dâng trào cùng nỗi lòng của người ở lại.

“Mười lăm năm” khoảng thời gian đủ dài để giữa người đi và kẻ ở thấu hiểu nhau, có với nhau những kỉ niệm đáng nhớ.

“thiết tha mặn nồng”: tình cảm giữa người dân Việt Bắc và người cán bộ chiến sĩ thủy chung, sâu sắc, keo sơn, bền chặt.

- Hai câu thơ sau là lời nhắc nhớ người ra đi về thiên nhiên, con người Việt Bắc. Hình ảnh “núi, sông” là sự vận dụng tài tình của tác giả với câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” để nhắc nhở người ra đi về Việt Bắc - cội nguồn của Cách mạng, là nơi chúng ta đã cùng nhau đồng cam cộng khổ chiến đấu và giành chiến thắng.

→ Người ở lại mở lời gợi nhắc nhớ người ra đi về khoảng thời gian gắn bó và những kỉ niệm cùng nhau.

“Tiếng ai tha thiết bên cồnBâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước điÁo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

→ Tiếng lòng của người của người về xuôi mang trong mình sự quyến luyến, nỗi nhớ thương, bịn rịn.

“tha thiết”: sự cảm nhận của người ra đi trước tình cảm của người ở lại.

“bâng khuâng”: nhớ nhung, luyến tiếc, buồn vui lẫn lộn, “bồn chồn” diễn tả sự day dứt, nô nao trong lòng khiến bước đi ngập ngừng.

→ Người ra đi vô cùng lưu luyến Việt Bắc, nửa muốn đi, nửa muốn ở, bịn rịn, phân vân.

“áo chàm” la hình ảnh hoán dụ tượng trưng cho những người dân Việt Bắc giản dị, mộc mạc, chất phác đưa tiễn người chiến sĩ về miền xuôi.

“phân li” tuy chia cách nhưng trong lòng vẫn luôn hướng về nhau, vẫn dành trọn vẹn tình cảm cho nhau hẹn ngày gặp lại.

“Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”: không phải không có gì để nói với nhau mà có rất nhiều điều muốn nói vào giờ phút chia li ấy nhưng không nói thành lời. Một cái cầm tay thay cho tất cả những lời muốn nói. Phép im lặng (dấu “…”) cuối câu làm cho không gian của buổi chia tay như trùng xuống, tĩnh lặng thể hiện được nỗi buồn, quyến luyến giữa người đi và kẻ ở.

→ Không gian chia tay đầy bịn rịn.

C. Kết bài

Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ: đoạn thơ đóng góp một phần to lớn vào thành công của tác phẩm và nền văn học Việt Nam; để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.

Bài văn Phân tích 8 câu đầu bài Việt Bắc học sinh giỏi - Mẫu 1

Phân tích 8 câu đầu bài Việt Bắc học sinh giỏi

Nhà thơ Tố Hữu được coi là “cánh chim đầu đàn” tiên phong trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Ngay từ tập thơ đầu tiên, Tố Hữu đã cho thấy một trái tim hừng hực sức trẻ đang “bừng nắng hạ” vì được “mặt trời chân lý chói qua tim” . Và cho đến tác phẩm Việt Bắc, Tố Hữu đã hoàn toàn khẳng định được mình là một cây bút cách mạng – trữ tình xuất sắc nhất trên văn đàn Việt Nam thế kỉ XX.

8 câu thơ đầu của bài thơ Việt Bắc thể hiện những cảm xúc lưu luyến, nhớ thương của mình khi rời Việt Bắc. Mở đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng lối xưng hô mình – ta hết sức thân mật và tình cảm. Đặc biệt đây là cách xưng hô thường thấy trong những câu ca dao – dân ca về giao duyên giữa đôi lứa với nhau.

Tố Hữu đã khéo léo mang sắc thái tình cảm đôi lứa vào tình nghĩa quân dân. Chính điều đó đã mang lại cho người đọc cảm nhận 8 câu đầu bài thơ việt bắc một tâm trạng xúc động và quyến luyến như đang hòa nhập vào chính nhân vật “mình”

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

“Mười lăm năm ấy” tính từ năm 1941 cho đến hết năm 1954. 1941 là khi Bác Hồ về nước và lập căn cứ kháng chiến ở Pác Bó. Năm 1954 sau khi kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ, Bác mới dời chiến khu về Hà Nội. Mười lăm năm ấy là mười lăm năm kháng chiến gian khổ. Nhưng trong chính những năm tháng vất vả trăm bề ấy, tình cảm quân – dân đã trở nên “thiết tha mặn nồng”.

Qua cảm nhận 8 câu đầu bài thơ việt bắc ta có thể thấy được tình cảm giữa “mình” – những người đồng bào Việt Bắc dành cho “ta” – người cán bộ kháng chiến miền xuôi. Không còn chỉ là tình quân – dân mà nó trở thành thứ tình cảm giữa những người thân thiết trong gia đình.

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

Những từ láy liên tiếp: tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn đã khắc họa rõ nét tâm trạng rối bời của nhân vật trữ tình trong phút chia ly. Trong đó, áo chàm là một hình ảnh ẩn dụ hết sức đặc sắc.

Dùng áo chàm để chỉ những người đồng bào Việt Bắc, Tố Hữu đã thực sự hòa nhập vào cuộc sống của những người dân ở đây. Không còn khoảng cách quân – dân, cán bộ – đồng bào. Trong giây phút chia ly chỉ còn “mình” với “ta” cùng nỗi xúc động “không biết nói gì hôm nay”

Phân tích 8 câu đầu Việt Bắc để thấy được tính dân tộc của bài thơ, trước hết ở kết cấu đối đáp kiểu ca dao giao duyên. Kiểu kết cấu đối đáp trong ca dao giao duyên là một kiểu kết cấu độc đáo để nhân vật trữ tình có thể vừa kể lể sự việc bộc lộ cảm xúc, thể hiện thái độ tình cảm với “đối phương” hoặc đối tượng được nói tới.

Bài văn Phân tích 8 câu đầu bài Việt Bắc học sinh giỏi - Mẫu 2

Chiến tranh đã mang đến cho con người biết bao mất mát, hy sinh, niềm đau và nước mắt. Đó là điều mà ai cũng có thể cảm nhận được. Thế nhưng, chính những gian nan ấy cũng là nền tảng và đòn bẩy để những tình cảm thiết tha, chân thành có cơ hội được bộc lộ. Trong đó, tình quân nhân là một loại tình cảm cao đẹp và thiêng liêng được xuất phát từ chính tấm lòng của người lính và nhân dân nơi họ đặt chân đến. Bài thơ “Việt Bắc” là một khúc ca dạt dào tình cảm của kẻ ở, người đi trong một cuộc chia ly đầy nghẹn ngào và xúc động.

Năm 1947, chiến dịch Việt Bắc thu đông giành thắng lợi vẻ vang, toàn bộ cơ quan đầu não phải rời căn cứ để xuống xuôi tiếp tục sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bài thơ được Tố Hữu sáng tác để bày tỏ nỗi niềm lưu luyến và thiết tha của những người lính cũng như nhân dân vùng núi rừng Việt Bắc. Tám câu thơ đầu của “Việt Bắc” là sự bày tỏ rõ ràng và sâu sắc nhất cảm xúc của những người có mặt trong cuộc chia ly ấy.

Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ chân thành, thấm đượm tình cảm.

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn

Chỉ tám câu thơ mà có tận bốn chữ nhớ cũng đủ để nói lên nỗi nhớ ấy da diết biết chừng nào. Nhà thơ dùng “mình-ta” để xưng hô như cách mà những người vợ, người chồng hay những người thân thiết gọi nhau. Nhân dân và người lính Việt Bắc, qua những năm tháng gắn bó, chiến đấu cùng nhau mà tình cảm của họ cũng mặn nồng, sâu sắc như người thân trong gia đình. Nhà thơ sử dụng lối hát giao duyên như trong ca dao truyền thống để tạo nên một không khí gần gũi, thân thương và dễ đi vào lòng người. “Mình về mình có nhớ ta” là câu hỏi mà người ở lại giành cho kẻ ra đi. Câu hỏi ấy thực ra cũng chẳng cần phải trả lời. Người ở lại như muốn hỏi chính mình, liệu rằng những người chiến sĩ ấy khi về suôi thì có còn nhớ về núi rừng, về cuộc sống nơi bản nhỏ. Mười lăm năm, một quãng thời gian dài đằng đẵng của những năm kháng chiến. Chính trong thời gian ấy, nhân dân và người lính đã cùng nhau đồng cam cộng khổ, gắn bó với nhau, chia sẻ và bảo vệ nhau trước những khó khăn, nguy hiểm của cuộc sống. Người lính về xuôi, liệu rằng khí nhìn cây, nhìn sông họ có nhớ đến rừng núi chập chùng, có nhớ đến nguồn nước từ trên cao đổ xuống. Những kỉ niệm của mười lăm năm gắn bó liệu có còn vương lại trong lòng họ hay không? Người dân Việt Bắc cứ tự đặt ra câu hỏi ấy, vừa để tỏa nỗi nhớ, vừa để thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn và lòng yêu thương, đoàn kết của dân tộc.

Sau nỗi nhớ là cảnh chia ly đầy nước mắt.

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Cả vùng Việt Bắc sát cánh cùng nhau bỗng nhiên hôm nay lại phải chia lìa. Ai cũng hụt hững, ai cũng mang trong mình nỗi buồn man mác. Ai cũng mong giành được chiến thắng, nhưng đễn khi chiến thẳng rồi thì họ lại phải xa nhau. “Tiếng ai” là một loại âm thanh không rõ từ đâu đến, cũng chẳng rõ là của ai, nhưng nó là tượng trưng cho tiếng nói của núi rừng và con người đang dạt dào sự nghẹn ngào, tiếc nuối. Giờ phút chia tay sao trôi nhanh quá. Người lính dẫu không muốn nhưng vẫn phải cất bước ra đi. Những bước đi cũng họ nặng nề và khó nhọc quá. Nó tiếng về phía trước nhưng lại không ngừng muốn quay trở lại, không phải xa lìa nơi mà họ đã gắn bó suốt tuổi trẻ. Những bước chân ấy mang theo the cả nỗi niềm lưu luyến, “bâng khuâng” cho người ở lại. Trong lòng người đi và kẻ ở là những cảm giác không tên, nghẹn ngào rơi nước mắt.

Và cuộc chia li mỗi lúc lại càng thêm sầu thẳm, quyến luyến.

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

Ở hai câu cuối của đoạn một, hình ảnh “áo chàm” hiện lên với những ý nghĩa to lớn. Nó là đại diện cho toàn thể nhân dân Việt Bắc đang ra tiễn những anh bộ đội lên đường về xuôi. Ta bắt gặp cảnh chia tay với những cái bắt tay đầy nghẹn ngào. Họ cầm tay nhau mà chẳng ai có thể thốt lên một lời từ biệt. Có lẽ, họ muốn được nắm tay nhau mãi, ở cạnh nhau để cùng sẻ chia những cay đắng cuộc đời. Họ không biêt nói gì không phải không có gì để nói mà vì có quá nhiều những lời sự mà họ không biết bắt đầu từu đâu, nói như thế nào. Có lẽ, cài nắm tay tình cảm và ánh mắt họ nhìn nhau cũng đủ để cả hai bên thấu hiểu và cảm thông cho nhau. Họ không nói nhưng tình cảm lại lan tỏa và được giãi bày qua ánh mắt họ giành cho nhau. Họ không cần nói nhưng ai cũng cảm nhận được nỗi niềm và sự nhớ thương bởi họ đã quá hiểu nhau suốt mười lăm năm gắn bó.

Bài thơ Việt Bắc và đặc biệt là tám câu đầu đã vẽ nên một cuộc chia ly đầy nước mắt và để từ đó, người đọc có thể cảm nhận được tình cảm chân thành và sâu sắc nhất giữa quân và dân trong những năm chiến đấu gian khổ. Đó là thứ tình cảm cao cra, thiêng liêng đáng tự hòa và gìn giữ suốt cuộc đời.

---/---

Thông qua Phân tích 8 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc học sinh giỏi và một số bài văn mẫu tiêu biểu được Top lời giải tuyển chọn từ những bài viết xuất sắc của các bạn học sinh. Mong rằng các em sẽ có khoảng thời gian vui vẻ và hữu ích khi học môn Văn!