So sánh hợp đồng thuê và hợp đồng thuê khoán

Hiện nay, nhiều người rất dễ nhầm lẫn giữa hợp đồng thuê khoán tài sản và hợp đồng thuê tài sản, bởi hai hợp đồng này tương tự nhau, dễ nhầm lẫn bởi cả hai đều là hợp đồng dân sự, có những đặc điểm cơ bản của hợp đồng dân sự. Tuy có sự giống nhau như vậy nhưng giữa chúng vẫn có những điểm khác biệt. Hãy cùng Luật sư X phân biệt hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng thuê khoán tài sản tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều hữu ích đến bạn đọc.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề tư vấn luật sư bào chữa người bị tố chiếm đạt tài sản đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Quy định pháp luật về hợp đồng thuê tài sản là như thế nào?

Điều 472 Bộ luật dân sự 2015 quy định Hợp đồng thuê tài sản (HĐ thuê tài sản) là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê

Hợp đồng thuê tài sảnHợp đồng thuê khoán sảnKhái niệmLà sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải trả tiền thuê.(Điều 472 Bộ Luật Dân sự 2015)Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.(Điều 483 Bộ Luật Dân sự 2015)Đối tượngVật đặc định, không tiêu hao. Bao gồm: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, quyền sử dụng đất, đất tại các khu công nghiệp, chế xuất và các cơ sở sản xuất kinh doanh khác. Có thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, gia súc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác(Điều 484 Bộ luật Dân sự 2015)Mục đíchSử dụng tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hoặc khai thác công dụng của tài sản vào mục đích sản xuấtKhai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh được từ tài sản.Thời hạn thuê – Thời hạn thuê do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì được xác định theo mục đích thuê.- Trường hợp các bên không thỏa thuận về thời hạn thuê và thời hạn thuê không thể xác định được theo mục đích thuê thì mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho bên kia trước một thời gian hợp lý.(Điều 474 Bộ luật Dân sự 2015)Do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng không rõ ràng thì thời hạn thuê khoán được xác định theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán.(Điều 485 Bộ luật Dân sự 2015)Giá thuê– Do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên, trừ trường hợp luật có quy định khác.- Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì giá thuê được xác định theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thuê.(Điều 473 Bộ luật Dân sự 2015)Giá thuê khoán do các bên thỏa thuận; nếu thuê khoán thông qua đấu thầu thì giá thuê khoán là giá được xác định theo kết quả đấu thầu.(Điều 486 Bộ luật Dân sự 2015)Quyền– Bên cho thuê:+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng;+ Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại.- Bên thuê:+ Cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý+ Có thể gia hạn giao tài sản hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên cho thuê chậm giao tài sản;+ Có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý;+ Yêu cầu sửa chữa, giảm giá thuê hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu tài sản thuê không đúng chất lượng như thỏa thuận;+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng.(Điều 472 – 482 Bộ luật Dân sự 2015)– Bên cho thuê:+ Yêu cầu bên thuê phải trả tiền thuê như thỏa thuận và đúng phương thức+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng – Bên thuê:+ Có thể tự mình sửa chữa, cải tạo tài sản thuê khoán, nếu có thỏa thuận và phải bảo toàn giá trị tài sản thuê khoán.+ Được hưởng một nửa số gia súc sinh ra và phải chịu một nửa thiệt hại về gia súc thuê khoán do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.(Điều 490 – 492 Bộ luật Dân sự 2015) Nghĩa vụ– Bên cho thuê:+ Giao tài sản cho bên thuê đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng, thời điểm, địa điểm đã thỏa thuận và cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản đó.+ Bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê;+ Phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê;+ Bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê.- Bên thuê: + Sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích;+ Bảo quản tài sản thuê nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường;+ Trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận;+ Trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thỏa thuận và trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận;+ Chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm trả.(Điều 477 – 482 Bộ luật Dân sự 2015)– Bên cho thuê:+ Giao giao đúng thời hạn, tình trạng đã thỏa thuận.+ Phải thanh toán cho bên thuê khoán chi phí hợp lý để sửa chữa, cải tạo tài sản thuê khoán theo thỏa thuận.- Bên thuê:+ Khai thác tài sản thuê khoán đúng mục đích thỏa thuận và báo cho bên thuê khoán theo định kỳ về tình trạng tài sản và tình hình khai thác tài sản;+ Bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê khoán và trang thiết bị kèm theo bằng chi phí của mình;+ Trả đủ tiền thuê khoán cho dù không khai thác công dụng tài sản thuê khoán;+ Thanh toán vào ngày cuối cùng của mỗi tháng nếu các bên không có thỏa thuận thời hạn trả tiền thuê;+ Không được cho thuê khoán lại, trừ trường hợp được bên cho thuê khoán đồng ý;+ Trả lại tài sản thuê khoán ở tình trạng phù hợp với mức độ khấu hao đã thỏa thuận; nếu làm mất hoặc giảm sút giá trị của tài sản thuê khoán thì phải bồi thường thiệt hại.(Điều 483, 488 – 493 Bộ luật Dân sự 2015)Giao tài sản Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận; nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.(Điều 476 Bộ luật Dân sự 2015)Khi giao tài sản thuê khoán, các bên phải lập biên bản đánh giá tình trạng của tài sản thuê khoán và xác định giá trị tài sản thuê khoán.Trường hợp các bên không xác định được giá trị thì mời người thứ ba xác định giá trị và phải lập thành văn bản.(Điều 487 Bộ luật Dân sự 2015)Đơn phương chấm dứt hợp đồngBên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng.(khoản 2 Điều 478 Bộ luật Dân sự 2015)– Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý; nếu thuê khoán theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác thì thời hạn báo trước phải phù hợp với thời vụ hoặc chu kỳ khai thác.- Trường hợp bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ mà việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn sống duy nhất của bên thuê khoán và việc tiếp tục thuê khoán không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của bên cho thuê khoán thì bên cho thuê khoán không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; bên thuê khoán phải cam kết với bên cho thuê khoán không được tiếp tục vi phạm hợp đồng.(Điều 492 Bộ luật Dân sự 2015)

So sánh hợp đồng thuê và hợp đồng thuê khoán
Phần biệt hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng thuê khoán tài sản

Tải xuống mẫu hợp đồng thuê khoán tài sản

Tải xuống mẫu hợp đồng thuê tài sản

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Hợp đồng thuê tài sản là gì?
  • Cò đất có phải môi giới bất động sản không theo quy định?
  • Mẫu hợp mượn tài sản năm 2022

Thông tin liên hệ:

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Phần biệt hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng thuê khoán tài sản” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ tư vấn pháp lý về max số thuế cá nhân… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng thuê tài sản có phải hợp đồng có tính chất đền bù không?

Câu trả lời là Có. Mục đích của bên thuê là được sử dụng tài sản của người khác trong một thời hạn nhất định. Trong khi đó, bên cho thuê hướng tới việc thu được một khoản lợi ích bằng tiền; khi cho người khác sử dụng tài sản của mình. Vì vậy, khi hợp đồng thuê được xác lập thì mỗi bên đều chuyển giao cho nhau những lợi ích; trong đó, bên cho thuê chuyển giao cho bên thuê quyền khai thác công dụng của tài sản; bên thuê chuyển giao cho bên cho thuê một khoản tiền (tiền thuê tài sản).

Hợp đồng thuê khoán là loại hợp đồng gì?

Như vậy, thuê khoán là một dạng cụ thể của hợp đồng thuê tài sản. Mục đích của hợp đồng này là để sản xuất, kinh doanh, do đó, bên thuê khoán có thể thu được hoa lợi, lợi tức. Trong kinh doanh, bên thuê khoán có thể không thu được hoa lợi, lợi tức hoặc thu được nhưng không đạt kết quả cao như dự định.

Hợp đồng thuê khoán là gì?

Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.”

Hình thức thuê khoán là gì?

Hình thức của hợp đồng thuê khoán Thuê khoán tài sản là thuê tư liệu sản xuất để kinh doanh, vì vậy, phụ thuộc vào công việc kinh doanh của bên thuê mà họ sẽ lựa chọn tư liệu sản xuất phù hợp để thuê, cho nên đối tượng của hợp đồng thuê khoán đa dạng và hình thức phong phú theo hình thức của giao dịch.

Hợp đồng thuê khoán dân sự là gì?

Hợp đồng thuê khoán tài sản là hợp đồng dân sự thông dụng, theo đó, bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê để bên thuê khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó và có nghĩa vụ trả tiền thuê.