So sánh quân sự Việt Nam và Đài Loan

TTO - Đài Loan cảnh báo cần nâng cấp vũ khí khẩn cấp trước "mối đe dọa nghiêm trọng" từ Trung Quốc. Sau khi công bố ngân sách quân sự kỷ lục cho năm 2022, Đài Loan tiếp tục đề xuất chi thêm 8,69 tỉ USD cho 5 năm tới.

  • Tàu Mỹ đi qua eo biển Đài Loan
  • Đài Loan chi ngân sách quốc phòng lớn nhất, gần 17 tỉ đôla
  • Mỹ cân nhắc đổi tên cơ quan ngoại giao Đài Loan, Trung Quốc cảnh báo

Ngày 16-9, Đài Loan đề xuất chi thêm 240 tỉ Tân Đài tệ (8,69 tỉ USD) cho 5 năm tới, trong đó có chi vào các tên lửa mới, trong bối cảnh hòn đảo này cảnh báo cần nâng cấp vũ khí khẩn cấp trước "mối đe dọa nghiêm trọng" từ Bắc Kinh.

Đây là khoản chi tiêu quân sự được đề xuất thêm sau khi Đài Loan vừa công bố kế hoạch chi ngân sách quân sự kỷ lục 471,7 tỉ Tân Đài tệ (khoảng 16,8 tỉ USD) cho năm 2022.

Lãnh đạo Đài Loan, bà Thái Anh Văn, xem việc hiện đại hóa quân đội và tăng chi tiêu quân sự là ưu tiên, khi hòn đảo này đối mặt với sức ép quân sự và ngoại giao ngày một tăng từ Bắc Kinh.

Khoản chi tiêu quân sự trên sẽ cần được Lập pháp viện Đài Loan phê duyệt. Tuy nhiên, đảng cầm quyền của bà Thái Anh Văn đang chiếm thế đa số tại cơ quan này, đồng nghĩa việc thông qua khoản chi tiêu này sẽ diễn ra suôn sẻ.

Theo Cơ quan phòng vệ Đài Loan, trong số các vũ khí mà Đài Loan nhắm tới mua bằng khoản tiền trên có tên lửa hành trình và tàu chiến. Đề xuất được công bố trong bối cảnh Đài Loan đang tổ chức cuộc tập trận Hán Quang thường niên.

"Trung Quốc vẫn tiếp tục đầu tư mạnh vào ngân sách quốc phòng. Quân đội của Trung Quốc đã lớn mạnh nhanh chóng và họ thường xuyên điều tàu, máy bay tới quấy rối tại vùng biển cùng không phận của chúng ta (Đài Loan)", Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết trong một tuyên bố.

Cơ quan này chỉ ra: "Đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng từ kẻ thù, quân đội Đài Loan đang tích cực tham gia công tác chuẩn bị và xây dựng quân đội.Điều cấp bách là phải có được vũ khí và thiết bị sản xuất hàng loạt trong một thời gian ngắn".

Phó lãnh đạo Cơ quan phòng vệ Đài Loan Vương Tín Long (Wang Shin-lung) nói rằng các vũ khí mới đều sẽ được sản xuất nội địa trong bối cảnh Đài Loan tăng cường năng lực tự sản xuất. Tuy nhiên, Mỹ có thể vẫn là nhà cung cấp linh kiện và công nghệ quan trọng cho Đài Loan.

Thời gian qua Đài Loan thử nghiệm các tên lửa tầm xa mới bên ngoài bờ biển phía nam và đông của hòn đảo này. Đài Loan không công bố thông tin chi tiết, nhưng giới chuyên gia và các nhà ngoại giao cho rằng những tên lửa này sở hữu tầm bắn có thể tấn công các mục tiêu tại Trung Quốc.

So sánh quân sự Việt Nam và Đài Loan
Máy bay chiến đấu Đài Loan thử sức trên đường cao tốc

TTO - Các máy bay chiến đấu của Đài Loan diễn tập hạ cánh xuống đường băng dã chiến trong cuộc tập trận ngày 15-9, có sự theo dõi của lãnh đạo Thái Anh Văn. Đài Loan có 5 đường bay khẩn cấp để sử dụng trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công.

Đài Bắc : Trung Quốc có khả năng làm tê liệt hệ thống quốc phòng Đài Loan

Đăng ngày: 15/09/2021 - 08:58

Binh sĩ Đài Loan tập trận tại huyện Tân Trúc (Hsinchu) ngày 19/01/2021, dùng xe tăng, súng cối chống lại cuộc tấn công giả định của quân Trung Quốc. AP - Chiang Ying-ying
Thùy Dương
8 phút

Chỉ vài ngày sau khi Taliban chiếm quyền kiểm soát Afghanistan, ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp ngày 21/08/2021 nhận định Trung Quốc có ý định «bắt chước» lực lượng Taliban nhưng Đài Bắc «có ý chí và phương tiện để phòng vệ». Thế nhưng, bộ Quốc Phòng Đài Loan ngày 01/09 tiết lộ Trung Quốc hiện giờ có khả năng làm «tê liệt» các cơ sở, trang thiết bị quốc phòng của Đài Loan và có khả năng liên tục theo dõi, giám sát các chuyển động của quân đội Đài Loan.

Quảng cáo
Đọc tiếp

Trên trang mạng châu Á The Asialyst ngày 03/09, chuyên gia về Trung Quốc, Pierre-Antoine Donnet, nhận định đó là một sự thừa nhận chưa từng có từ chính phủ Đài Loan, theo đó một cuộc xâm lược của Trung Quốc có nhiều nguy cơ xảy ra hơn bao giờ hết. RFI tổng hợp hai bài phân tích của tác giả Donnet đăng trên trang mạng The Asialyst: «Theo Đài Bắc, Trung Quốc có khả năng làm tê liệt quốc phòng Đài Loan» và «Khi Bắc Kinh xích lại gần Taliban, Washington và Đài Bắc thắt chặt các mối liên hệ».

Những hình ảnh một chiến đấu cơ phòng thủ nội địa (IDF) do Đài Loan chế tạo đã cho thấy quá trình Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tập trận mô phỏng cuộc xâm lược ở vùng Bình Đông (Pingtung), cực nam Đài Loan. Thông tin này nằm trong báo cáo thường niên bộ Quốc Phòng Đài Loan trình lên Quốc Hội và được hãng tin Anh Reuters trích dẫn. Báo cáo cho thấy tình hình nghiêm trọng hơn nhiều so với tình hình mà bộ Quốc Phòng Đài Loan đưa ra trong báo cáo năm 2020. Theo báo cáo năm ngoái, Trung Quốc còn xa mới có khả năng triển khai một cuộc xâm lược Đài Loan.

Trái lại, báo cáo quốc phòng năm nay giải thích Trung Quốc hiện đang khởi động một cuộc tấn công về điện tửtrên nhiều phương diện, bao gồm cả việc phong tỏa toàn bộ thông tin liên lạc trên phần lớn lãnh thổ Đài Loan. Báo cáo của bộ Quốc Phòng Đài Loan cảnh báo là giờ đây, Bắc Kinh có thể kết hợp các hoạt động kỹ thuật số của quân đội Trung Quốc mà hậu quả ban đầu sẽ là làm tê liệt hệ thống phòng không, các trung tâm chỉ huy trên biển cũng như khả năng phản công của Đài Loan và những điều đó tạo nên một mối đe dọa vô cùng lớn đối với Đài Bắc.

Quân đội Đài Loan bày trận chờ Trung Quốc

Đăng ngày: 04/01/2019 - 14:35

Một lính hải quân trên khu trục hạm Cơ Long (Kee Lung DDG-1801) trong cuộc tập trận gần căn cứ hải quân Nghi Lan (Yilan) của Đài Loan ngày 13/04/2018.13, 2018. REUTERS/Tyrone Siu
Tú Anh

Trong thông điệp đầu năm 2019, một lần nữa chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đe dọa « sử dụng mọi biện pháp, kể cả vũ lực » để thống nhất Đài Loan. Đài Bắc, qua tuyên bố của tổng thống Thái Anh Văn, phản ứng dứt khoát : không bao giờ chấp nhận đề xuất « một quốc gia hai chế độ » của Bắc Kinh. Nếu tuyên chiến, Trung Quốc sẽ đụng với nhiều bất ngờ.

Quảng cáo
Đọc tiếp

Theo các tài liệu học tập của Trung Quốc mà các chuyên gia Tây phương có được, khi tấn công Đài Loan, quân đội Trung Quốc dự trù sử dụng hỏa lực tên lửa áp đảo, trên không, trên biển để nhanh chóng hủy diệt các công sự phòng thủ của đối phương, vô hiệu hóa các đại đơn vị ngay từ phút đầu tiên. Cùng lúc, gián điệp đặc công xâm nhập từ trước sẽ ra tay ám sát tổng thống Thái Anh Văn, phá hoại hệ thống truyền tin và giao thông, biến tàn quân thành rắn mất đầu.

Giai đoạn hai sẽ là chiến dịch vượt eo biển với hàng chục ngàn tàu lội nước, thương thuyền của tư nhân chở một triệu quân đổ bộ. Cũng theo dự kiến, trong vòng một tuần lễ Đài Bắc sẽ thất thủ. Tuần thứ hai, ban hành thiết quân luật, biến hải đảo thành tiền đồn đối phó với cuộc phản công của quân đội Mỹ và Nhật Bản.

Tuy nhiên, nếu đánh thật, quân đội Trung Quốc sẽ gặp một kịch bản khác vì ba yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa không hội đủ.

Theo chuyên gia địa chính trị Đông Á Tanner Green trên mạng Slate.fr, trở ngại đầu tiên là Trung Quốc không thể ra tay bất ngờ. Bởi vì để vượt eo biển, mỗi năm chỉ có tháng Tư và tháng Mười là sóng yên gió lặng. Chuyên gia Mỹ Ian Easton, (tác giả quyển sách The Chinese Invasion Threat : Taiwan’s Defense and American Strategy in Asia) nhận định Mỹ, Nhật và Đài Loan biết quân đội Trung Quốc chuẩn bị động binh trước đến 60 ngày và biết nơi nào là mục tiêu của tên lửa trước 30 ngày.

Như vậy, Đài Loan có đủ thời giờ di dời các cơ quan chỉ huy trọng yếu, tăng cường phòng thủ, bắt nhốt gián điệp, gài thủy lôi và mìn, phân tán mỏng lực lượng võ trang và phân phát vũ khí cho 2,5 triệu quân trừ bị. Chưa hết, hàng triệu công nhân Trung Quốc làm việc ở các công ty Đài Loan sẽ bị sa thải và mất lương. Nhân viên hoạt động tại Đài Loan bị cấm gửi tiền về quê khi Trung Quốc khai hỏa.

Ở mặt tây của Đài Loan, 13 bãi biển thuận tiện cho đối phương đổ bộ đã được chuẩn bị phòng thủ từ lâu. Tuy trong thời bình, hàng loạt đường hầm kiên cố đã được xây dựng nối kết với những kho vũ khí, kho lương thực dưới mặt đất. Trên các mỏm núi là rừng cây gai. Hầu hết các nhà máy hóa học của Đài Loan tập trung ở vùng duyên hải sẽ là những lò phun hơi ngạt khi cần.

Những tàu đổ bộ nào không bị tiêu diệt trên biển sẽ đưa lính vào « mê hồn trận» tân thời : hàng hàng cây số lưới sắt bén như dao cạo, những móc câu, dây kẽm gai, chông sắt, tường thép chống tăng cùng với trùng trùng container và xe phế thải.

Tất cả các con đường và địa điểm đổ bộ, chuyển quân đã được ghi tọa độ. Mỗi tòa cao ốc, mỗi khu phố sẽ biến thành một « quần đảo trên bộ » kéo quân Hoa lục vào chiến tranh thành phố.

Thiên thời và địa lợi không có, Trung Quốc còn bị thiếu yếu tố nhân hòa. Hơn ai hết, ban lãnh đạo Bắc Kinh xem Đài Loan là cái gai phải nhổ, vì hải đảo là một nền dân chủ đúng nghĩa và xứng đáng ở châu Á, theo Mathieu Duchatel, chuyên gia Pháp thuộc viện ECFR. Trung Quốc biết rõ phe muốn thống nhất với Hoa Lục không bao giờ đủ đa số để lên cầm quyền. Một kết quả thăm dò ý dân công bố ngày hôm nay, ba ngày sau lời đe dọa của Tập Cận Bình, cho thấy 84% dân Đài Loan khước từ sống chung với chế độ Hoa lục.

Điều mà Đài Bắc cần được trấn an để không mất tinh thần là sự hỗ trợ của Mỹ về chiến lược và vũ khí. Điều này vừa được tổng thống Donald Trump đáp ứng. Với John Bolton làm cố vấn an ninh quốc gia Mỹ , Đài Loan có người bạn vô giá. Ngay sau khi Tập Cận Bình đọc xong « thông điệp gửi đồng bào Đài Loan », chủ nhân Nhà Trắng ký đạo luật « Sáng kiến Tái Bảo đảm Châu Á » (ARIA) đã được Quốc Hội biểu quyết một tháng trước : cho phép bán vũ khí cho Trung Hoa Dân Quốc để đối phó với các đe dọa hiện tại và tương lai từ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

  • Đài Loan
  • Trung Quốc
  • Quân đội
  • Quốc phòng
  • Phân tích
  • Vũ lực
  • Châu Á

Ông Tập phản ứng việc Mỹ muốn Đài Loan tham gia nhiều hơn ở LHQ

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi các quốc gia bảo vệ trật tự toàn cầu do Liên Hợp Quốc duy trì như hiện nay, cần phát huy sự hợp tác hơn là đối đầu.

Mỹ ngỏ ý hỗ trợ Đài Loan tham gia Liên Hợp Quốc

Hôm 22/10, giới chức Mỹ và Đài Loan đã họp để “thảo luận về việc giúp đỡ Đài Loan tham gia Liên Hợp Quốc một cách có ý nghĩa".