Sự khác nhau giữa văn bản báo cáo và văn bản đề nghị

I. Ôn lại lí thuyết về văn bản đề nghị và báo cáo

1. 

Mục đích viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì khác nhau?

2. Nội dung văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì khác nhau?

 

3. Hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì giống nhau và khác nhau?

 

4. Cả hai loại văn bản khi viết cần tránh những sai sót gì? Những mục nào cần chú ý trong mỗi loại văn bản?

 

II. Luyện tập

 

1. Hãy nêu một tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản đề nghị và một tình huống phải viết báo cáo (không lặp lại các tình huống đã có trong sách giáo khoa).

 

2.Từ tình huống cụ thể đó, hãy viết một văn bản đề nghị và một văn bản báo cáo (chuẩn bị ở nhà để trình bày trước lớp).

 

3. Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng các văn bản sau đây:

a) Do hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, một học sinh đã viết báo cáo xin nhà trường miễn học phí.

b) Thầy, cô giáo chủ nhiệm cần biết những công việc tập thể lớp đã làm để giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ và Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Một học sinh thay mặt lớp đã viết giấy đề nghị với thầyphục tinh thần giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ của bạn H. Bạn ấy thật xứng đáng là Cháu ngoan Bác Hồ. Lớp trưởng thay mặt lớp viết đơn xin Ban Giám hiệu nhà trườn, cô giáo chủ nhiệm về những việc làm trên.

c) Cả lớp đều khâm g biểu dương, khen thưởng bạn H.

I. Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo:

 

Xem lại Bài 28, 29, 30 và trả lời các câu hỏi sau:

 

Câu 1 trang 138 - SGK Ngữ văn 7 tập 2: Mục đích viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì khác nhau?

 

Trả lời:

Điểm khác nhau về mục đích viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo:

– Văn bản đề nghị: nhằm để đạt một yêu cầu, một nguyện vọng, xin được cấp trên xem xét, giải quyết.– Văn bản báo cáo: nhằm trình bày những việc đã làm và chưa làm được của một cá nhân hay một tập thể cho cấp trên biết.


Câu 2 trang 138 - SGK Ngữ văn 7 tập 2: Nội dung văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì khác nhau?

 

Trả lời:

Điểm khác nhau về nội dung văn bản đề nghị và văn bản báo cáo:

– Văn bản đề nghị: nêu những dự tính, những nguyện vọng của cá nhân hay tập thể cần được cấp trên xem xét. Đó là những điều chưa thực hiện, là những định hướng ở tương lai.– Văn bản báo cáo: nêu những sự kiện, sự việc đã xảy ra, có diễn biến, có kết quả làm được hoặc chưa làm được cho cấp trên biết. Đó là những điều đã qua, xảy ra trong quá khứ.


Câu 3 trang 138 - SGK Ngữ văn 7 tập 2: Hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì giống nhau và khác nhau?

 

Trả lời:

 

– Giống nhau bởi tính chất của loại văn bản hành chính. Chúng viết theo khuôn mẫu và không biểu cảm.

– Khác nhau là do nội dung cụ thể từng văn bản nhiều hay ít mà dài hay ngắn. Nhiều đề mục hay ít đề mục.


 

Câu 4 trang 138 - SGK Ngữ văn 7 tập 2: 

 

Những sai sót cần tránh của cả hai loại văn bản:

– Thiếu một trong các mục chủ yếu của mỗi loại văn bản.

– Trình bày không cân đối, thiếu sáng rõ.

– Thiếu số liệu, chi tiết cụ thể.– Những mục cần chú ý là: tên văn bản, nơi nhận báo cáo (đề nghị), người báo cáo (đề nghị), nêu sự việc lí do báo cáo (đề nghị)
 

Câu 1 - Luyện tập  trang 138 - SGK Ngữ văn 7 tập 2: Hãy nêu một tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản đề nghị và một tình huống phải viết báo cáo (không lặp lại các tình huống đã có trong sách giáo khoa).

 

Tình huống thường gặp trong cuộc sống phải làm văn bản đề nghị, báo cáo:

– Một số trường hợp cần viết đề nghị:

+ Xin mượn hội trường để biểu diễn văn nghệ

+ Xin đi cắm trại của lớp

+ Xin mua thêm bàn ghế.

– Một số trường hợp cần viết báo cáo:

+ Lớp trưởng báo cáo kết quả xếp loại thi đua của lớp trong tháng.

+ Bí thư báo cáo về buổi sinh hoạt chi đoàn của lớp

+ Tình hình học tập của lớp khi kết thúc năm học.
 

Câu 2 - Luyện tập  trang 138 - SGK Ngữ văn 7 tập 2: Từ tình huống cụ thể đó, hãy viết một văn bản đề nghị và một văn bản báo cáo (chuẩn bị ở nhà để trình bày trước lớp).

 

Trả lời:

a) Văn bản đề nghị.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

Hà Nội, ngày…tháng…năm…

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ

Kính gửi: Ban Giám đốc Sở Lao Động –Thương binh xã hội.

Đồng kính gửi: Phòng Tài vụ, phòng Kế hoạch.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Giám đốc Sở, Trung Tâm xúc tiến việc làm đã trình đề án Đào tạo dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ và đã được Hội đồng thẩm định của Sở thông qua. Tuy nhiên, cho đến nay , Trung Tâm vẫn chưa nhận được kinh phí để thực hiện đề án.

Nhằm tạo điều kiện cho Trung tâm thực hiện tốt đề án, Trung tâm đề nghị Ban Giám đốc Sở và các phòng chức năng duyệt cấp kinh phí theo đề án đã được thẩm định.

 

Rất mong Ban Giám đốc Sở và các phòng chức năng lưu ý giúp đỡ.

Xin chân thành cảm ơn!

 

T/M Trung tâm
Giám đốc

b. Văn bản báo cáo:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập –Tự do – Hạnh phúc.

Hà Nội, ngày…tháng…năm

 

BÁO CÁO

VỀ TÌNH HÌNH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT Ở XÃ X.

Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện A.

Ngày 8-10-2017, qua việc kiểm tra nơi ở của các hộ dân thuộc xã X, chúng tôi đã phát hiện khoảng trên 20 căn hộ có dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết. Nguyên nhân là do bà con không chịu vệ sinh nhà cửa, vứt rác một cách bừa bãi, đồ dùng chứa đầy nước bẩn.

Để kịp thời ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết, chúng tôi đã ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết để không lây lan sáng các xã khác bằng các biện pháp sau:

1. Giao cho ban Y tế cộng đồng và những người quản lý về phòng chống dịch bệnh ở xã X phải luôn luôn nhắc nhở, theo dõi, và phun thuốc chống sốt xuất huyết.

2. Tổ chức đội bảo vệ giúp các nhà bị mắc bệnh sốt xuất huyết.

Chúng tôi viết báo cáo này để UBND huyện biết tình hình và cho ý kiến chỉ đạo.

 

T/M UBND xã
Chủ tịch

Câu 3 - Luyện tập  trang 138 - SGK Ngữ văn 7 tập 2: Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng các văn bản sau đây:

 

a) Do hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, một học sinh đã viết báo cáo xin nhà trường miễn học phí.

b) Thầy, cô giáo chủ nhiệm cần biết những công việc tập thể lớp đã làm để giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ và Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Một học sinh thay mặt lớp đã viết giấy đề nghị với thầy, cô giáo chủ nhiệm về những việc làm trên.

c) Cả lớp đều khâm phục tinh thần giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ của bạn H. Bạn ấy thật xứng đáng là Cháu ngoan Bác Hồ. Lớp trưởng thay mặt lớp viết đơn xin Ban Giám hiệu nhà trường biểu dương, khen thưởng bạn H.

 

Trả lời:

Chỗ sai:

a) Học sinh viết báo cáo là không phù hợp. Tình huống này phải viết đơn để trình bày hoàn cảnh gia đình và đề xuất nguyện vọng của cá nhân.

b) Học sinh viết Đề nghị không đúng. Trường hợp này viết Báo cáo để cô chủ nhiệm biết tình hình và kết quả của lớp trong việc giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ và Bà Mẹ Việt Nam anh hùng.

c) Ở đây không viết Đơn mà cả lớp phải viết Đề nghị để cô chủ nhiệm và Ban Giám hiệu nhà trường khen thưởng bạn H

1, 

- Điểm giống nhau:

+ đều là văn bản hành chính thông dụng được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày

+ Đều sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu và súc tích

+ Đều có những quy định nhất định về hình thức, cách thức trình bày

- Điểm khác nhau:

+ Văn bản đề nghị sử dụng ngôn ngữ đề xuất, đề bạt và thể hiện mong muốn

+ Văn bản báo cáo sử dụng ngôn ngữ tường thuật, trình bày sự việc

2.

- Tình huống phải làm văn bản đề nghị: khi có đề xuất, nguyện vọng nào đó

VD: Đơn đề nghị xin cấp lại giấy thông hành,...

- Tình huống phải làm văn bản báo cáo: khi có vấn đề cần trình bày, có vấn đề cần tổng kết kết quả- thành tựu,...

VD: BÁO CÁO tổng kết năm học, báo cáo việc trồng cây xanh, ...

3, Những chỗ sai

a) Học sinh viết văn bản báo cáo trong tình huống này là không phù hợp vì tình huống này cần viết đơn trình bày để trình bày hoàn cảnh gia đình, đồng thời đề xuất nguyện vọng của cá nhân đến nhà trường

b)  Học sinh viết văn bản đề nghị trong tình huống này là không phù hợp vì tình huống này cần viết văn bản báo cáo để trình bày, báo cáo cho cô chủ nhiệm về tình hình và kết quả của lớp trong đợt giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ và bà mẹ Việt Nam anh hùng.

c) Văn bản báo cáo ở đây là không phù hợp với tình huống vì tình huống này cần viết đơn đề  nghị khen thưởng bạn H thay vì việc báo cáo. 

4,

Văn bản báo cáo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2021

BÁO CÁO 

Về kết quả phong trào trồng cây xanh trong tháng trồng cây

Kính gửi: Ban giám hiệu Trường THCS 

Năm học 2019 - 2020 vừa qua, tập thể lớp 7E đã có những kết quả tích cực và đáng khích lệ trong phong trào trồng cây xanh trong tháng trồng cây vừa qua. Cụ thể về những thành tích đã đạt được như sau:

1. Trồng cây

- 100% thành viên lớp tham gia lao động.

- Cả lớp trồng được: 30 cây non trên đồi, trồng được 10 khóm hoa trong khuôn viên và đào được 15 hố đất mới.

- Các bạn trong lớp đi lao động đúng giờ, nghiêm túc thực hiện công việc được giao. Không có hiện tượng bỏ về hay dồn việc cho người khác.

2. Danh hiệu

- Cả lớp đạt danh hiệu "Lớp gương mẫu" trong phong trào với số cây trồng, số khóm hoa và số hố đất nhiều nhất trường.

- Ba khóm hoa của lớp được đánh giá đẹp và chất lượng

                                                                                                          Lớp trưởng

                                                                                                        (Kí ghi rõ họ tên)

                                                                                                       Nguyễn Thùy Chi

Văn bản đề nghị 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2021

ĐƠN ĐỀ NGHỊ TU SỬA SÂN SAU CỦA TRƯỜNG

Kính gửi: Ban giám hiệu Trường THCS 

Em tên là Nguyễn Thùy Chi, em là lớp trưởng lớp 7. Hôm nay em đại diện toàn bộ học sinh khối 7 xin trình bày một việc như sau:

Sân sau của trường là chỗ vui chơi và địa điểm của những hoạt động ngoại khóa bổ ích của học sinh như: đá bóng, đá cầu, nhảy dây, lễ hội,... Tuy nhiên, hiện nay sân sau của trường đã xuống cấp nghiêm trọng. Những nền đất bong tróc, những mảng sân trở nên trơn trượt khi mưa xuống và mất cảnh quan thẩm mỹ. Để đáp ứng nhu cầu vui chơi và hoạt động thể chất chính đáng, chúng em mong được tu sửa sân sau thành nơi đẹp hơn, khang trang và gọn gàng hơn. Em xin Ban giám hiệu cùng các thầy cô xem xét nguyện vọng của chúng em. Em xin chân thành cảm ơn!

                                                                                                          Lớp trưởng

                                                                                                        (Kí ghi rõ họ tên)

                                                                                                       Nguyễn Thùy Chi