Tại sao bóng đèn nổ

  • Tại sao bóng đèn nổ
    Thomas Edison & những phát minh vĩ đại

    Thomas Edison là nhà khoa học, nhà sáng chế và một thương nhân đã phát minh ra rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta.

  • Tại sao bóng đèn nổ
    Tác hại của nguồn nước ô nhiễm

    Nguồn nước ô nhiễm có tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe con người, tác hại của nó tỉ lệ với người mắc bệnh cấp và mãn tính như tiêu chảy, ưng thư da. Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay khiến con người đau đầu tìm biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước nhằm giảm thiểu các hậu quả của việc ô nhiễm môi trường.

  • Tại sao bóng đèn nổ
    Những bí ẩn vũ trụ khiến khoa học "bó tay"

    Vẫn còn rất nhiều những bí ẩn về vũ trụ làm đau đầu các nhà vật lý thiên văn: bên trong lỗ đen có gì, vật chất tối, sự kết thúc của vũ trụ...

  • Tại sao bóng đèn nổ
    Những bức ảnh ma nổi tiếng thế giới

    Ma quỷ trên thế gian này hay không hiện vẫn đang là một dấu hỏi lớn. Nhưng khi nhìn vào những bức hình ma đáng sợ dưới đây bạn khó có thể không tin đến sự tồn tại của chúng? Mời các bạn xem những bức ảnh ma nổi tiếng dưới đây và tham khảo

  • Tại sao bóng đèn nổ
    Làm thế nào khi bị mất ngủ?

    Theo nhiều nghiên cứu, mất ngủ đang là vấn đề xảy ra thường xuyên với rất nhiều người. Đặc biệt trong khoảng thời gian một vài thập niên gần đây số người ở độ tuổi trẻ bị mất ngủ ngày càng nhiều.

  • Tại sao bóng đèn nổ
    8 trường hợp "vượt thời gian" không có lời giải nổi tiếng thế giới

    Cho đến bây giờ, khoa học vẫn chưa thể đưa ra được bất cứ lý do nào thích hợp để giải thích những trường hợp bí ẩn dưới đây.

  • Tại sao bóng đèn nổ
    Kinh dị đặc sản lợn nguyên con treo trên trần nhà 30 năm và bốc mùi hôi thối

    Một con lợn treo trên xà nhà tại Tứ Xuyên hơn 30 năm nay đã bốc mùi hôi thối được du khách ra giá hơn 50 vạn NDT (khoảng 1,7 tỷ VNĐ) để mua về ăn.

Dưới đây là những nguyên nhân khiến bóng đèn diện dễ cháy nổ, trong có những nguyên nhân do lỗi của con người trong quá trình sử dụng sai cách khiến bóng đèn cháy nổ.

Bóng đèn không rõ nguồn gốc, chất lượng kém

Thị trường đèn điện ở Việt Nam có hàng trăm hàng nghìn các chủng loại bóng đèn khác nhau, nên rất khó kiểm soát nguồn gốc xuất xứ của từng loại đèn. Sự đa dạng về thương hiệu, mẫu mã, chất lượng và giá cả, thậm chí là hàng thật giả lẫn lộn khiến cho người mua rất dễ bị nhầm lẫn. Nếu như chúng ta không thật sự am hiểu hay tìm hiểu kĩ càng về đèn chiếu sáng trước khi mua, thì rất dễ chọn phải những bóng đèn có chất lượng không đảm bảo, kém chất lượng, điều này gây thiệt hại cho người sử dụng về cả vật chất và sức khỏe.

Tại sao bóng đèn nổ

Việc tắt/bật liên tục vừa gây ra tiêu tốn điện năng, vừa làm cho bóng đèn nhanh chóng bị hư hỏng.

Quá trình sử dụng không đúng cách

Đây là thói quen phổ biển mà nhiều người mắc phải mà không nhận ra. Việc tắt/bật liên tục vừa gây ra tiêu tốn điện năng, vừa làm cho bóng đèn nhanh chóng bị hư hỏng. Thêm nữa với những bóng đèn sử dụng công nghệ kỹ thuật cũ nên tuổi thọ của đèn ngắn, độ bền kém nên khi gặp việc tắt/bật liên tục dẫn đến việc cháy nổ bóng đèn. Ngoài ra, lắp đạt đèn ở nơi ẩm ướt hay nơi trực tiếp chịu ánh sáng mặt trời là nguyên nhân dễ khiến bóng đèn bị hư hỏng, chập điện và cháy nổ.

Sử dụng nguồn điện không phù hợp

Nguồn điện không phù hợp với loại bóng đèn đó rất dễ bị chập điện, giảm tuổi thọ của đèn và nổ. Bên canh đó, bóng đèn thường xuyên tiếp nhận lượng điện năng không ổn định, chập chờn sẽ khiến đèn hoạt động không tốt, dễ cháy đèn. Nguồn điện cung cấp để đèn chạy ổn định thông thường từ 180V tới 220V.

Tác nhân môi trường

Môi trường quá nóng hay quá ẩm hay quá lạnh cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của một bóng đèn. Ngoài ra, bóng đèn bị nước mưa, hay gió cũng có thể làm đèn nhanh hỏng. Vì vậy, khi lựa chọn để mua đèn, chúng ta cần chú ý để lựa chọn những loại bóng đèn được thiết kế với các đặc tính kỹ thuật sao cho phù hợp với từng mục đích và không gian lắp đặt.

Cập nhật: 30/09/2017 Theo hataytourism

Hệ thống dây điện trục trặc, thiết bị điện tử bị lỗi và ổ cắm hỏng là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hỏa hoạn về điện. Nhưng có 1 nguyên nhân khác nữa mà mọi người thường bỏ qua, đó chính là bóng đèn. Chẳng lẽ 1 chiếc bóng đèn bé nhỏ lại có thể gây ra hỏa hoạn? Nếu vẫn còn cảm thấy ngờ vực, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Tại sao bóng đèn nổ

Bóng đèn có thực sự gây ra hỏa hoạn?

Không ít các tai nạn thương tâm xảy ra bắt nguồn từ việc lắp sai bóng đèn. Nếu công suất của bóng đèn vượt ngưỡng, nó có thể dẫn đến quá tải và gây cháy. Trong tất cả các loại đèn, thì đèn sợi đốt có khả năng gây cháy cao hơn các loại bóng đèn khác.

Đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn halogen… mất từ 60% đến 98% năng lượng đầu vào để làm nóng. Đèn halogen tạo ra nhiệt độ cao gấp 4 lần so với đèn sợi đốt, có thể vượt ngưỡng 1.200 độ. Còn đèn huỳnh quang và compact khi đạt đến tuổi thọ đèn, chúng sẽ tự đốt cháy, phá hủy chấn lưu. Đây là “quả bom” nổ cho các vụ cháy thiệt hại về của và người.

Tại sao bóng đèn nổ

Tại sao bóng đèn sợi đốt lại rủi ro hơn hết?

Không riêng gì sợi đốt, bất kỳ loại bóng đèn nào cũng có thể gây cháy nếu sử dụng sai cách. Do đó, nếu được sử dụng đúng cách, bóng đèn sợi đốt cũng có thể phục vụ bạn tốt trong một thời gian.

Tuy nhiên, các bộ phận cấu tạo của sợi đốt khiến đèn luôn bị quá nóng. Đèn chỉ sử dụng tối đa 5% năng lượng vào việc chiếu sáng, phần còn lại bị chuyển hóa thành nhiệt. Nếu vỏ thủy tinh của bóng đèn bị vỡ, làm mất đi khí trơ thì khi được thắp sáng, dây tóc cũng sẽ bị vỡ trong vài giây, tạo ra tia lửa nhỏ có thể đốt cháy mọi vật liệu dễ cháy xung quanh.

Tại sao bóng đèn nổ

Đèn sợi đốt khi vỡ dễ gây ra hỏa hoạn

Nếu bạn đang sử dụng đèn sợi đốt, hãy loại bỏ các vật liệu dễ cháy như giấy cách xa bóng đèn. Ngoài ra, đừng để đèn gần cửa sổ để tránh gió mạnh thổi vào các bóng đèn nóng.

Đèn huỳnh quang – Nguy cơ nhiễm độc thủy ngân

Chắc nhiều người vẫn chưa quên vụ hỏa hoạn lớn thiêu rụi nhà xưởng của 1 công ty bóng đèn có trụ sở tại Hà Nội, khiến hàng nghìn bóng huỳnh quang bị cháy. Theo TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu Ung thư, City of Hope, California, Mỹ, cơ chế thắp sáng của đèn huỳnh quang là cần thủy ngân. Lượng thủy ngân có trong bóng đèn dao động từ 3 đến 46mg. Bóng đèn dài 1,2m thường sử dụng có khoảng 5 mg thủy ngân trong đó.

Với nhiệt độ cao của đám cháy, kim loại thủy ngân có trong bóng đèn hoàn chỉnh vỡ ra rất dễ dàng bốc hơi vào không khí. Hai cơ quan chính trong cơ thể tích tụ thủy ngân sau khi bị hấp thụ là não và thận. Nhiễm độc thủy ngân còn là nguyên nhân gây nên sẩy thai và thai dị dạng.

Biết là thủy ngân có trong huỳnh quang độc như vậy, nhưng thực tế, trong điều kiện bình thường, liệu loại đèn này có khả năng gây cháy nổ không?

Tại sao bóng đèn nổ

Đèn huỳnh quang nóng chảyphần đế nhựa khi đạt đến tuổi thọ

Theo tác giả Robert A. Yereance và Todd Kerkhoff trong cuốn sách Electrical Fire Analysis của họ, hầu hết các bóng đèn huỳnh quang có sẵn trên thị trường là loại dưới tiêu chuẩn. Một số bóng đèn này bắt đầu nóng chảy ở phần đế nhựa khi đạt đến tuổi thọ, và tạo ra khói cay, do đó, chúng có khả năng gây cháy nổ.

Đèn LED: Kỷ nguyên mới của đèn điện

Nói 1 cách chính xác thì, bóng đèn LED vẫn có sự phát sinh ra nhiệt. Tuy nhiên, lượng nhiệt chỉ bằng 1/3, thậm chí 1/5 so với các loại đèn truyền thống như sợi đốt. Bóng đèn LED Nanoco áp dụng công nghệ mới, cho phép đèn mát hơn đèn truyền thống nhờ bộ phận tản nhiệt. Đây cũng là lý do giúp các sản phẩm công nghệ LED có tuổi thọ dài. Bên cạnh đó, 1 bóng đèn LED khi hoạt động sẽ không lãng phí năng lượng thông qua nhiệt. Do số lượng điện lớn đã sử dụng để chuyển hóa thành ánh sáng.

Tại sao bóng đèn nổ

Đèn LED được xem kỷ nguyên mới của đèn điện

Các nguyên nhân khác...

Bóng đèn chất lượng thấp

Không có gì quá khi nói rằng “rẻ thì tốn tiền về lâu dài” trong vấn đề này. Bóng đèn chất lượng thấp thường có giá thành rẻ, được sản xuất bởi những thương hiệu kém uy tín, cuối cùng sẽ khiến bạn tốn hàng đống tiền. Những bóng đèn này thường có xu hướng nổ, chảy nhựa hoặc tạo ra mùi hôi, đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải thay thế chúng. Hãy chọn những nhà sản xuất bóng đèn uy tín như Nanoco giảm thiểu các rủi ro về điện cho ngôi nhà thân yêu bạn nhé.

Đèn phải chiếu sáng liên tục trong thời gian dài

Nếu bạn quên tắt đèn khi ra khỏi nhà, yên tâm là sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Tuy nhiên, nếu đèn được bật sáng liên tục trong vài tháng thì lại là chuyện khác. Tùy thuộc vào chất lượng của đèn, loại đèn, lượng nhiệt mà nó tạo ra, vị trí hoặc nhiệt độ trong phòng mà đèn sáng trong thời gian dài có thể gây ra hiện tượng quá nhiệt trên bóng đèn. Điều này có thể khiến đèn bị vỡ và làm cháy bất kỳ bề mặt giấy hoặc gỗ nào xung quanh đó. Nếu bạn có 1 kỳ nghỉ trong 2 tháng, tốt nhất là bạn nên tắt đèn hoặc kỳ nghỉ của bạn sẽ bị cắt ngắn với cuộc gọi từ sở cứu hỏa.

Đèn nhấp nháy

Đầu tiên, bạn cần tháo bóng đèn xuống và lắp vào 1 máng đèn mới để kiểm tra xem đèn có hoạt động lại bình thường không. Nếu vẫn xảy ra sự cố nhấp nháy thì cần phải thay bóng đèn mới. Hãy kiểm tra kỹ tắc te, chấn lưu để tìm xem nguyên nhân đèn nhấp nháy là do đâu. Ngay cả với đèn LED, sự nhấp nháy có thể tiềm ẩn nguy hiểm cháy nổ.

Bóng đèn sai công suất

Như đã đề cập trước đó, các loại đèn chiếu sáng thường có đề xuất về công suất tối đa cho các bóng đèn. Nếu lắp bóng đèn vượt quá công suất cho phép có thể làm cho đèn quá nóng, dẫn đến cháy nổ nghiêm trọng. Ví dụ, lắp bóng đèn 75w hoặc 100w cho một chiếc đèn chiếu sáng có công suất 60w sẽ khiến bóng đèn nhanh cháy do dây điện không chịu được tải.

Hỏa hoạn không phải là 1 chủ đề vui vẻ để thảo luận. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng một bộ phận nhỏ như bóng đèn cũng có thể là nguyên nhân gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nên hãy nâng cao cảnh giác nhé.