Tại sao khi tháo súng phải khám súng

Phần một: Ý ĐỊNH HUẤN LUYỆN

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích: Huấn luyện cho cán bộ chiến sĩ dân quân biết và làm đúng thứ
tự động tác khám súng và khám súng xong của các loại súng, để thực hiện khám
súng theo đúng qui tắc, bảo đảm an toàn khi dùng súng.
2. Yêu cầu:
- Hiểu rõ ý nghĩa của việc khám súng
- Thực hiện động tác đúng, dứt khoát, thành thạo theo đúng thứ tự, không để
xảy ra mất an toàn.
II. NỘI DUNG
1. VĐHL1: Động tác khám súng và khám súng xong của loại súng trường
CKC, súng tiểu liên AK
2. VĐHL2: Tiểu đội khám súng và khám súng xong
3. VĐHL3: Tiểu đội giá súng và lấy súng trường CKC, tiểu liên AK
4. VĐHL4: Đặt súng, lấy súng trường CKC, tiểu liên AK
(Trọng tâm: Vấn đề huấn luyện 1, 3).
III. THỜI GIAN
1. Thời gian chuẩn bị huấn luyện
- Thời gian thông qua giáo án: Ngày..tháng.năm 2018
- Thời gian thục luyện giáo án: Từ ngày...đến ngày...tháng..năm 2018
- Thời gian bồi dưỡng cán bộ: Ngày..tháng.năm 2018
- Thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị: Xong trước ngày .. tháng .
năm 2018
2. Thời gian thực hành huấn luyện
- Thời gian toàn bài: 02 giờ.
- Thời gian lên lớp: 30 phút.
- Thời gian luyện tập: 01 giờ.
- Thời gian kiểm tra: 30 phút.



IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức
- Khi lên lớp: Lấy đơn vị trung đội để huấn luyện, do Chỉ huy trưởng trực
tiếp huấn luyện và hướng dẫn, tổ chức luyện tập.
- Khi luyện tập: Lấy đơn vị tiểu đội để luyện tập, do tiểu đội trưởng hướng
dẫn và sửa tập cho chiến sĩ. Trung đội trưởng chỉ huy, điều hành luyện tập chung.
2. Phương pháp
a. Chuẩn bị huấn luyện

- Nghiên cứu quán triệt chỉ thị của cấp trên và những vấn đề có liên quan (tài
liệu huấn luyện điều lệnh đội ngũ; đối tượng huấn luyện).Soạn giáo án thông
qua và thục luyện giáo án.
- Bãi tập: Đủ để triển khai huấn luyện trung đội và luyện tập từng tổ, tiểu
đội.
- Bồi dưỡng cán bộ: Bồi dưỡng tiểu đội trưởng về tổ chức và phương pháp
điều hành tiểu đội luyện tập.Phương pháp sửa tập cho chiến sĩ, tổ, tiểu đội.
b. Thực hành huấn luyện
- Cán bộ huấn luyện:
+ Khi lên lớp kết hợp giữa giảng dạy và làm động tác mẫu. Động tác mẫu
phải chuẩn xác, dứt khoát. Tiến hành qua 3 bước:
* Làm nhanh, khái quát động tác.
* Vừa nói vừa làm động tác.
* Làm tổng hợp từng cử động của động tác.
+ Khi hướng dẫn luyện tập: Làm động tác mẫu về phương pháp luyện tập và
sửa tập. Tập trung vào bước 2 (Từng người luyện tập); bước 3 (Từng tổ, nhóm
luyện tập).
- Phân đội: Luyện tập theo 4 bước (từng người tự nghiên cứu Từng người
luyện tập Tổ luyện tập, nhóm luyện tập Tiểu đội luyện tập), lấy luyện tập cơ
bản làm trọng tâm, thực hiện sai đâu sửa đấy.
V. ĐỊA ĐIỂM
Tại sân cơ quan UBND phường Vinh Tân
VI. BẢO ĐẢM
1. Cán bộ huấn luyện
- Tài liệu
+ Tập bài giảng huấn luyện điều lệnh đội ngũ do cục Quân Huấn/BTTM
xuất bản năm 2014.
+ Điều lệnh đội ngũ QĐNDVN xuất bản năm 2015.
- Giáo án đã được phê duyệt.
2. Phân đội: Trang phục đúng quy định
3. Bồi dưỡng cán bộ: Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ huấn luyện Điều lệnh đội
ngũ.
4. Đội mẫu: Trang phục đúng quy định, vũ khí theo biên chế ...
5. Sinh hoạt và hoạt động thao trường: sách, báo....

Phần hai: THỰC HÀNH HUẤN LUYỆN

I. NỘI DUNG

* Ý nghĩa: Khám súng là để chấp hành quy tắc bảo đảo bảo an toàn tuyệt đối
trong việc giữ gìn vũ khí, trang bị đối với mọi trường hợp huấn luyện, sinh hoạt
công tác, hành trú quân chiến đấu và đảm bảo an toàn trước và sau khi dùng súng.
Khám súng là một động tác cần thiết của mọi quân nhân nhằm đảm bảo an
toàn cho người giữ súng và những người xung quanh.
Vấn đề huấn luyện 1

KHÁM SÚNG VÀ KHÁM SÚNG XONG
CỦA LOẠI SÚNG TRƯỜNG CKC, TIỂU LIÊN AK
1. Động tác khám súng và khám súng xong của súng trường CKC(SKS)
a. Động tác khám súng
- Khẩu lệnh: KHÁM SÚNG không có dự lệnh
- Khi nghe dứt động lệnh KHÁM SÚNG làm 3 cử động
+ Cử động 1: Tay phải vuốt nhẹ theo dây súng đưa về nắm ốp lót tay đồng
thời chân trái bước lên 1/2 bước theo hướng trước mặt. Mũi bàn chân chếch sang
phải 45 o , lấy mũi chân phải làm trụ xoay gót lên người sang phải 45 o đồng thời tay
phải đưa súng lên cánh tay cong tự nhiên, tay trái nhanh chóng đưa lên nắm ốp lót
tay (bàn tay trái nắm hết chỗ thấp nhất của hộp tiếp đạn dưới thước ngắm) nóng
súng chếch lên 45 o , báng súng sát hông bên phải.
+ Cử động 2: Tay phải rời ốp lót tay đưa về mở hộp tiếp đạn (dùng ngón tay
trỏ kéo mấu giữ hộp tiếp đạn về sau), tay trái vẫn giữ hộp tiếp đạn không cho nắp
hộp tiếp đạn bung ra xa, tay phải đưa về nắm cổ tròn báng súng, ngón trỏ mở khóa
an toàn.
+ Cử động 3: Khi người kiểm tra đến bên phải phía sau kết hợp 2 tay đưa
súng lên tỳ đế báng súng vào thắt lưng bên phải, trước bụng. Tay phải nắm tay kéo
bệ khóa nòng của súng (ngón cái hơi co lại tỳ vào tay kéo khóa nòng, 4 ngón con
khép lại nắm dọc bên phải thân súng), kéo khóa nòng về sau hết cỡ đồng thời hơi
nghiêng mặt súng sang trái. Khi nghe người kiểm tra hô ĐƯỢC, tay phải thả
khóa nòng về trước, bóp chết cò, đóng khóa an toàn, đóng nắp hộp tiếp đạn và
chuyển về nắm cổ báng súng, phối hợp hai tay đưa súng về sát hông bên phải.
b. Động tác khám súng xong
- Khẩu lệnh: KHÁM SÚNG XONG chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.
- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh KHÁM SÚNG XONG, làm 2 cử
động:
+ Cử động 1: Tay phải rời cổ báng súng đưa lên nắm ốp lót tay

+ Cử động 2: Lấy mũi bàn chân phải làm trụ, xoay gót về vị trí cũ, chân trái
đưa về sát chân phải, tay phải đặt nhẹ súng xuống, tay trái đưa về thành tư thế
đứng nghiêm.
2. Động tác khám súng, khám súng xong của súng tiểu liên AK (đang ở
tư thế mang súng)
a. Động tác khám súng
- Khẩu lệnh: KHÁM SÚNG chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.
- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh KHÁM SÚNG, làm 3 cử động:
+ Cử động 1: Tay phải vuốt nhẹ theo dây súng đưa về nắm ốp lót tay động
thời chân trái bước lên 1/2 bước theo hướng trước mặt. Mũi bàn chân chếch sang
phải 45 o , lấy mũi chân phải làm trụ xoay gót lên người sang phải 45 o đồng thời tay
phải đưa súng lên cánh tay cong tự nhiên, tay trái nhanh chóng đưa lên nắm ốp lót
tay dưới thước ngắm (nắm cả dây súng) nóng súng chếch lên 45 o , báng súng sát
hông bên phải.
+ Cử động 2: Tay phải rời ốp lót tay đưa về nắm hộp tiếp đạn lòng bàn tay
hướng về trước, hộ khẩu tay nắm sau sống hộp tiếp đạn, 4 ngón con khép lại nắm
bên phải hộp tiếp đạn, dùng ngón tay cái hoặc hộ khẩu tay ấn lẫy giữ hộp tiếp đạn
tháo hộp tiếp đạn ra, chuyển qua tay trái giữ hộp tiếp đạn. Tay trái giữ hộp tiếp đạn
dùng ngón tay giữa và ngón áp út choàng giữ ở bên phải hộp tiếp đạn, miệng hộp
tiếp đạn hướng vào người, sống hộp tiếp đạn hướng xuống dưới. Tay phải gạt cần
điều khiển về vị trí bắn rồi đưa về nắm tay cầm.
+ Cử động 3: Khi người kiểm tra đến bên phải phía sau kết hợp 2 tay đưa
súng lên tỳ đế báng súng vào thắt lưng bên phải, trước bụng. Tay phải nắm tay kéo
bệ khóa nòng của súng (ngón cái hơi co lại tỳ vào tay kéo khóa nòng, 4 ngón con
khép lại nắm dọc bên phải thân súng) kéo khóa nòng về sau hết cỡ đồng thời hơi
nghiêng mặt súng sang trái. Khi nghe người kiểm tra hô ĐƯỢC, tay phải thả
khóa nòng về trước, bóp chết cò, đóng khóa an toàn, lắp hộp tiếp đạn vào súng rồi
đưa về nắm tay cầm. Phối hợp hai tay đưa súng về sát hông bên phải.
b. Động tác khám súng xong
- Khẩu lệnh: KHÁM SÚNG XONG chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.
- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh KHÁM SÚNG XONG, làm 3 cử động:
+ Cử động 1: lấy mũi bàn chân phải làm trụ, xoay gót về vị trí cũ, chân trái
đưa về sát chân phải, đồng thời phối hợp 2 tay xoay mũi súng xuống dưới (tay trái
hơi lỏng để xoay hộ khẩu tay hướng lên trên, tiếp tục nắm ốp lót tay). Súng dọc
theo thân người, cách thân người 20cm.
+ Cử động2: Tay phải rời tay cầm về nắm dây súng, cách khâu đeo dây ở
báng súng khoảng 30cm (ngón tay cái hướng lên trên và ở bên trong,bốn ngón con

khép lại nằm ở bên ngoài dây súng), kéo căng dây súng vào người,nắm tay cách
thân người 10cm.
+ Cử động 3: Dùng sức đẩy của tay trái và sức xoay của tay phải đưa súng
sang phải về sau. Quàng dây súng vào vai phải, tay trái đưa về thành tư thế đứng
nghiêm mang súng.

Vấn đề huấn luyện 2
TIỂU ĐỘI KHÁM SÚNG

Ý nghĩa: Động tác khám súng để bảo đảm an toàn trong học tập, công tác,
sinh hoạt...
1. Động tác khám súng
- Tiểu đội trưởng chọn địa hình tập hợp tiểu đội thành một hàng ngang, sau
đó đi đều đến ben phải phía trước đội hình, cách 2-3 bước
- Tiểu đội trưởng tự khám súng của mình xong rồi quay về hướng tiểu đội ra
lệnh cho tiểu đội khám súng
- Khẩu lệnh: KHÁM SÚNG không có dự lệnh, chỉ có động lệnh. Khi nghe
dứt động lệnh KHÁM SÚNG, từng chiến sỹ làm động tác khám súng như động
tác từng người.
- Tiểu đội trưởng đi đều về bên phải, sau số 1 cách 1/2 bước quay đằng sau
để kiểm tra
+ Động tác kiểm tra: Tiểu đội trưởng lần lượt đi đến phía sau bên phải từng
chiến sỹ dựng lại quay mặt sang bên phải, nhìn vào buồng đạn và hộp tiếp đạn để
kiểm tra. Kiểm tra xong từng người thì hô: ĐƯỢC. Cứ như vậy, kiêm rtra từng
chiến sỹ của tiểu đội cho đến hết.
2. Động tác khám súng xong
- Khẩu lệnh KHÁM SÚNG XONG không có dự lệnh, khi nghe dứt động
lệnh, toàn tiểu đội làm động tác như động tác kham ssungs xong từng người đã học.
* Những điểm chú ý:
- Khi khám súng, nòng súng phải chếch lên trên về phía trước 45 0 ; không
được quay ngang, không được hướng súng vào người khác
- Động tác khám súng, kiểm tra súng phải tỉ mỉ, chuẩn xác để bảo đảm an
toàn, phải nhìn kỹ vào buồng đạn, hộp tiếp đạn xem có đạn trong đó không. Không
được làm động tác khám súng tượng trưng.
Vấn đề huấn luyện 3
TIỂU ĐỘI GIÁ SÚNG

Ý nghĩa: Giá súng để đảm bảo trật tự, gọn gàng, thống nhất, đồng thời bảo
đảm sẵn sàng chiến đấu.

1. Động tác giá súng
Tiểu đội trưởng chọn địa hình khô ráo, sạch sẽ, tập hợp tiểu đội thành 1 hàng
ngang, chỉnh đốn hàng ngũ xong rồi ra lệnh cho tiểu đội giá súng.
- Khẩu lệnh: GIÁ SÚNG, không có dự lệnh
- Nghe dứt động lệnh GIÁ SÚNG, toàn tiểu đội làm động tác giá súng:
+ Tổ 1 gồm: số 1, số 2, số 3 và tiểu đội trưởng
+ Tổ 2 gồm: số 4, số 5, số 6
+ Tổ 3 gồm: số 7, số 8, số 9
Khi giá súng phải để đế báng súng chếch về trước 30 0 , thành thế chân kiềng
Động tác cụ thể:
+ Số 1 làm động tác đặt súng (như động tác đặt súng từng người) để làm trụ
giá súng tổ 1.
+ Số 4 và số 7 tay phải xách súng đưa ra trước chính giữa 2 bàn chân cách
40cm, đặt nhẹ đế báng súng xuống (mặt súng hướng vào trong), người hơi cúi
xuống và giữ chắc súng để làm trụ giá súng của tổ.
+ Số 2, số 5 và số 8 chuyển súng sang tay trái (mặt súng hướng ra trước) giữ
chắc ốp lót tay dưới. Chân trái bước lên 1 bước, dùng 2 mũi bàn chân làm trụ, xoay
người sang bên phải 90 0 .
+ Số 2 cúi người giá súng (mặt súng hướng xuống dưới) phần nòng súng sau
đầu ngắm đặt trên ống dẫn thoi (sát ốp lót tay) của súng trung liên.
+ Số 5 và số 8 cúi người giá súng (mặt súng hướng xuống dưới) phần nòng
súng sau đầu ngắm gối chéo trên hộp tiếp đạn súng tiểu liên của số 4 và số 7 (sát vị
trí lắp hộp tiếp đạn).
+ Số 3, số 6 và số 9 tay phải xách súng, chân phải bước lên 1 bước, dùng 2 mũi
bàn chân làm trụ xoay người sang bên trái 90 0 . Phối hợp 2 tay xoay mặt súng tiểu liên
xuống dưới. Cúi người xuống giá súng, phần nòng súng sau đầu ngắm gối lên và chéo
với mũi súng của số 5 và số 8 (sát vị trí lắp hộp tiếp đạn của súng số 4 và số 7).
+ Khi số 3, số 6 và số 9 giá xong thì số 4 và số 7 sửa lại giá súng cho vững
chắc, rồi trở về tư thế đứng nghiêm. Các số khác khi giá súng xong trở về tư thế
đứng nghiêm.
Tiều đội trưởng quay nửa bên trái, đi về phía bên phải giá súng của tổ 1
(ngang với ốp lót tay của trung liên), cách 1 bước. Quay bên phải, chân trái bước
lên, tay phải xách súng, phối hợp 2 tay xoay mặt súng xuống dưới, hộp tiếp đạn lên
trên, đặt mũi súng của mình (phần nòng súng sau đầu ngắm) gối lên và chéo với
mũi súng của số 2.
Giá súng xong, tiểu đội trưởng kiểm tra lại hàng giá súng của tiểu đội xem
đã vững và thẳng chưa, nếu súng của chiến sĩ nào hoặc tổ nào chưa vững hoặc
chưa thẳng, tiểu đội trưởng cho sửa lại ngay.

Ví dụ: Súng của số 3 hoặc giá súng của tổ 2 chưa thẳng hàng, tiểu đội trưởng
dùng khẩu lệnh: Súng của số 3, hoặc giá súng của tổ 2 LÊN (XUỐNG). Chiến
sĩ làm theo lệnh của tiểu đội trưởng, khi sửa xong tiểu đội trưởng hô: ĐƯỢC.
Sửa xong tiểu đội trưởng về vị trí, chỉ huy tiểu đội ra ngoài nơi giá súng
hoặc giải tán.
2. Động tác lấy súng
Trước khi ra lệnh cho tiểu đội lấy súng, tiểu đội trưởng lấy súng của mình
mang vào vai, rồi đến vị trí chỉ huy ra lệnh cho tiểu đội vào vị trí lấy súng. Khi tiểu
đội đã vào vị trí đầy đủ, tiểu đội trưởng ra lệnh lấy súng.
Khẩu lệnh: LẤY SÚNG, không có dự lệnh.
Nghe dứt động lệnh LẤY SÚNG, toàn tiểu đội làm động tác lấy súng:
+ Số 4 và số 7 tay phải đưa ra giữ súng của mình, các số khác làm động tác
lấy súng.
+ Số 2, số 5 và số 8 chân trái bước lên 1 bước, dùng 2 mũi bàn chân làm trụ,
xoay người sang phải 90 0 .
+ Số 3, số 6 và số 9 chân trái bước lên 1 bước, dùng 2 mũi bàn chân làm trụ,
xoay người sang trái 90 0 , số 1 chân trái bước lên 1 bước.
+ Tất cả các số cúi xuống lấy súng (như động tác từng người), lấy xong kéo
chân về, mang súng vào vai, hoặc giữ súng thành tư thế đứng nghiêm.
Những điểm lưu ý:
- Dùng báng súng gỗ làm trụ, không dùng súng báng gập làm trụ.
- Giá súng phải chắc, tránh đổ súng.
- Tránh giá súng trên đường đi và nơi bụi cát nhiều.
ĐẶT SÚNG, LẤY SÚNG

Ý nghĩa: Để đảm bảo trật tự, thống nhất khi nghỉ ở bãi tập, nơi công tác...
đồng thời bảo đảm sẵn sàng chiến đấu.
1. Động tác đặt súng, lấy súng trường.
Động tác đặt súng:
Khẩu lệnh: ĐẶT SÚNG không có dự lệnh.
Khi nghe dứt động lệnh ĐẶT SÚNG, làm 3 cử động:
Cử động 1: Tay phải giữ súng, dùng mũi đế báng súng làm trụ, xoay mặt
súng sang bên phải.
Cử động 2: Chân trái bước lên một bước thẳng hướng trước mặt, cúi người
xuống, chân phải thẳng, chân trái chùng. Tay phải đặt nhẹ súng xuống, súng thẳng
hướng về trước, tay kéo bệ khóa nòng nằm ở phía dưới mặt súng hướng sang phải,
đế báng súng ngang với mũi bàn chân phải.
Cử động 3: Đứng thẳng người lên, chân trái đưa về sát chân phải thành tư
thế đứng nghiêm.

Động tác lấy súng:
Khẩu lệnh: LẤY SÚNG không có dự lệnh.
Khi nghe dứt động lệnh LẤY SÚNG, làm 2 cử động:
Cử động 1: Chân trái bước lên 1 bước, cúi người xuống, chân phải thẳng,
chân trái chùng. Tay phải cẩm súng ở ốp lót tay.
Cử động 2: Nhấc súng đứng lên, tay phải xoay mặt súng về sau, chân trái
đưa về ngang với chân phải thành tư thế đứng nghiêm.
2. Động tác đặt súng, lấy súng tiểu liên.
Động tác đặt súng:
Khẩu lệnh: ĐẶT SÚNG không có dự lệnh.
Khi nghe dứt động lệnh ĐẶT SÚNG, làm 3 cử động:
Cử động 1: Tay phải vuốt nhẹ theo dây súng đưa xuống nằm ốp lót tay, đưa
súng ra khỏi vai thành tư thế xách súng.
Cử động 2: Chân trái bước lên một bước thẳng hướng trước mặt, cúi người
xuống, chân phải thẳng, chân trái chùng. Tay phải đặt nhẹ súng xuống, súng thẳng
hướng về trước, tay kéo bệ khóa nòng nằm ở phía dưới mặt súng hướng sang phải,
đế báng súng ngang với mũi bàn chân phải.
Cử động 3: Đứng thẳng người lên, chân trái đưa về sát chân phải thành tư
thế đứng nghiêm.
Động tác lấy súng:
Khẩu lệnh: LẤY SÚNG không có dự lệnh.
Khi nghe dứt động lệnh LẤY SÚNG, làm 3 cử động:
Cử động 1: Chân trái bước lên 1 bước, cúi người xuống, chân phải thẳng,
chân trái chùng. Tay phải cẩm súng ở ốp lót tay.
Cử động 2: Nhấc súng đứng thẳng người lên, chân trái đưa về sát với chân
phải, tay phải đưa súng lên dọc chính giữa trước thân người, cách thân người 20cm
(tính ở ngực), nòng súng hướng lên trên, mặt súng hướng sang phải, tay trái đưa
lên nắm ốp lót tay (dưới tay phải).
Cử động 3: Tay phải rời ốp lót tay đưa về nắm cổ báng súng, hộ khẩu tay
hướng lên trên. Phối hợp 2 tay xoay mũi súng xuống dưới (tay trái hơi lỏng ra,
chuyển hộ khẩu tay quay lên trên). Tay phải đưa về nắm dây súng, ngón tay cái
nắm dọc theo dây súng ở bên phải bốn ngón con khép lại nắm ở bên phải, ngón tay
trỏ ngang khâu đeo dây ở thân súng 30cm. Dùng sức đẩy của tay trái và sức nâng
của tay phải đưa súng sang bên phải về đằng sau quàng dây súng vào vai phải, tay
phải giữ dây súng (ngón tay trỏ cao ngang mép trên nắp túi áo ngực), cánh tay
khép lại giữ cho súng nằm dọc theo chân người phía sau bên phải. Tay trái đưa về
thành tư thế đứng nghiêm mang súng.

II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Nội dung
- Động tác khám súng và khám súng xong của loại súng trường CKC, súng
tiểu liên AK
- Tiểu đội khám súng và khám súng xong
- Tiểu đội giá súng và lấy súng trường CKC, tiểu liên AK
- Đặt súng, lấy súng trường CKC, tiểu liên AK
2. Tổ chức
Lấy đơn vị tiểu đội để luyện tập, do tiểu đội trưởng hướng dẩn và sửa tập
cho chiến sĩ. Trung đôi trưởng chỉ huy điều hành luyện tập chung.
3. Phương pháp luyện tập và thời gian: Gồm 4 bước
- Bước 1: Từng người tự nghiên cứu
+ Phương pháp: Từng người tự làm các động tác, vừa làm vừa nghiên cứu
nắm chắt ý nghĩa, khẩu lệnh và tập chậm từng cử động của động tác. Chỗ nào
không rõ hỏi lại người bên cạnh hoặc đề nghị tiểu đội trưởng hướng dẫn lại.
+ Thời gian: 10 phút.
- Bước 2: Từng người tự luyện tập
+ Phương pháp: Từng người tự hô, tự tập. Luyện tập theo 3 phân đoạn.
* Phân đoạn 1: Tập chậm.
Động tác khám súng: Dứt động lệnh làm chậm động tác theo thứ tự: hết
động tác của tay đến động tác của chân và súng, tư thế của thân người và bắt đầu
hô cử động 1 sau đó làm chậm hết cử động 1, hô tiếp cử động 2, làm chậm hết
cử động 2. Động tác khám súng xong cũng tương tự.
* Phân đoạn 2: Tập nhanh dần các động tác.
Động tác khám súng: Dứt động lệnh thực hiện hoàn chỉnh động tác, hô
một, đồng thời thực hiện hết cử động 1. Tiếp tục hô hai đồng thời thực hiện
hết cử động 2 của động tác.
* Phân đoạn 3: Tập tổng hợp toàn bộ động tác.
Dứt động lệnh của động tác thực hiện hoàn chỉnh các cử động của động tác
đó.Liên kết các động tác theo tuần tự: Khám súng và khám súng xong.
- Thời gian: 20 phút.
Bước 3: Tổ luyện tập
- Phương pháp luyện tập: Tập tuần tự theo các phân đoạn giống như bước 2,
chỉ khác: Từng người trong tổ thay nhau hô tập và sửa tập cho tổ.Bước đầu tập
chậm từng phần động tác, sau đó tập nhanh dần, tập tổng hợp. Phân đội rèn tính
hợp đồng thống nhất trong tổ.
- Thời gian: 20 phút

Bước 4: Tiểu đội luyện tập.
- Phương pháp: Tiểu đội trưởng tập trung tiểu đội thành 1 hàng ngang hô
cho chiến sĩ tập đồng thời uốn nắn sửa tập cho chiến sĩ.
Tập nhanh dần và tập tổng hợp.
- Thời gian: 10 phút
4. Phương pháp sửa tập
- Dùng khẩu lệnh và động tác mẫu để sửa tập, không dùng tay trực tiếp sửa
cho người học. Thực hiện sai đâu sửa đấy, sai ít sửa trực tiếp, sai phổ biến thì tập
trung phổ biến lại.
- Sửa cho cá nhân: Quan sát kỹ từng cử động, động tác của người tập. Đối
chiến với động tác mẫu để sửa. Tách những chiến sĩ còn yếu về động tác cho tập
luyện riêng, cử cán bộ phụ trách.
- Sửa cho tổ, tiểu đội: Xác định điểm chuẩn để sửa cho đội hình tổ, tiểu đội
bảo đảm sự thống nhất.
5. Quy định vị trí tập và hướng tập
Quy định cụ thể trên thực địa
6. Ký tín hiệu chỉ huy, điều hành luyện tập
Dùng tín hiệu còi kết hợp dùng khẩu lệnh để chỉ huy, điều hành tập.

Phần ba: KIỂM TRA KẾT THÚC HUẤN LUYỆN

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích: nhằm đánh giá kết quả nhận thức và thực hành động tác của
chiến sĩ mới. Cũng cố kiến thức, vận dụng vào trong học tập, công tác. Rút kinh
nghiệm để nâng cao chất lượng huấn luyện các bài tiếp theo.
2. Yêu cầu: Nghiêm túc, khách quan, trung thực, phản ánh đúng chất lượng
dạy và học.
II. NỘI DUNG
- VĐHL 1: Động tác khám súng và khám súng xong của súng trường CKC
- VĐHL 2: Động tác khám súng và khám súng xong của súng Tiểu liên AK.
III. THỜI GIAN: 30 phút
IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức: Lấy đội hình trung đội để kiểm tra. Do chỉ huy trưởng trực tiếp
kiểm tra chiến sĩ của tiểu đội.
2. Phương pháp
- Chỉ huy trưởng nêu câu hỏi và gọi tên từng chiến sĩ ra thực hiện trả lời theo
nội dung câu hỏi.
- Sau kiểm tra kịp thời nhận xét, rút kinh nghiệm thống nhất lại những nội
dung còn yếu, đề ra biện pháp luyện tập tiếp theo trong học tập và công tác.
V. THÀNH PHẦN VÀ ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA
Thành phần: Lực lượng dân quân toàn phường
Đối tượng kiểm tra là các cán bộ, chiến sĩ dân quân. Tập trung vào số chiến
sĩ còn yếu về hành động động tác.
VI. ĐỊA ĐIỂM: Sân của UBND phường Vinh Tân
VII. BẢO ĐẢM
- Sân bãi đủ đội hình kiểm tra.
- Trang phục theo quy định, VKTB theo biên chế.