Tại sao lại có bánh chưng trong ngày tết

Bánh chưng là món ăn quen thuộc trong ngày Tết Nguyên Đán của Việt Nam nhưng nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng là gì thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ý nghĩa của món ăn truyền thống mang giá trị văn hóa, lịch sử này thông qua bài viết dưới đây.

Nguồn gốc của bánh chưng ngày Tết

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người Việt dù có đi đâu, ở đâu cũng sẽ quay về sum họp với gia đình và cùng nhau gói những chiếc bánh chưng xanh trong mâm cỗ Tết để cúng gia tiên. 

Có thể nói, bánh chưng trong tiềm thức người Việt là món ăn đặc trưng của dân tộc, là cảm giác háo hức thời ngồi canh nồi bánh chưng ấm cúng, hay đơn giản chỉ là bữa cơm gia đình ấm áp trong ngày đầu năm mới.

Tại sao lại có bánh chưng trong ngày tết

Bánh chưng xanh món ăn không thể thiếu ngày tết

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng xuất hiện từ thời vua Hùng dựng nước và giữ nước. Theo sự tích truyền lại, nhân dịp đầu xuân năm mới, vua Hùng muốn truyền lại ngôi vị, nhưng chưa biết phải chọn ai trong các vị hoàng tử tài hoa. Chính vì thế, vua Hùng truyền chỉ, nếu ai dâng lên món quà vừa ý thì sẽ truyền lại ngôi vua.

Đến ngày dâng lễ, các hoàng tử đều dâng đủ các thứ sơn hào hải vị quý hiếm trên đời, duy chỉ có vị hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu, mồ côi mẹ và cũng nghèo khó nhất vẫn lo lắng chưa biết dâng lễ gì. 

Đêm đó, hoàng tử Lang Liêu mộng thấy vị thần mách bảo “ Trời đất không có gì quý bằng hạt gạo, hãy lấy gạo nặn thành hình tròn và vuông tượng trưng cho đất trời, nhân bánh tựa công ơn sinh thành của cha mẹ.”

Hoàng tử Lang Liêu mừng rỡ, dâng lên vua cha bánh chưng - bánh . Đây chính là nguồn gốc của hai loại bánh truyền thống của đất nước ta.

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết

Là một món ăn truyền thống của người Việt, bánh chưng được ví như linh hồn của bữa cơm ngày Tết. Bánh chưng được người Việt sáng tạo ra gắn liền với sự tích bánh chưng bánh dày.

Theo truyền thuyết, bánh chưng hình vuông, có góc cạnh và hình khối cụ thể thuộc âm, tượng trưng cho đất. Bánh dày hình tròn không có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc dương, tượng trưng cho trời nên có màu trắng và không nhân vị.

Bánh chưng âm dành cho Mẹ, bánh dày dương dành cho Cha. Bánh chưng bánh dày là món ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn và bao la như trời đất của cha mẹ.

Việt Nam gắn liền với nền văn minh lúa nước chính vì vậy từ xa xưa đời sống của người dân Việt đã phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều. Thiên nhiên quyết định sự ấm no của con người. Bánh chưng được làm ra mỗi dịp Tết đến để thể hiện sự biết ơn với trời đất và mong muốn năm tiếp theo sẽ mưa thuận gió hòa, mùa màng được bội thu.

Tại sao lại có bánh chưng trong ngày tết

Ngoài ra, ý nghĩa của bánh chưng còn mang đến giá trị tinh thần rất lớn. Trong ngày Tết, hình ảnh gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh chưng thật là đẹp và ý nghĩa. Tết sẽ không còn trọn vẹn nếu thiếu màu xanh của bánh chưng, cuộc sống dù có bộn bề đến đâu thì vài chiếc bánh chưng dâng lên bàn thờ gia tiên chắc chắn phải có. 

Thông thường các gia đình sẽ gói bánh chưng vào ngày 27 - 28 tháng chạp, đây là khoảng thời gian kết thúc công việc sau 1 năm vất vả để chuẩn bị mọi thứ cho ngày Tết. Đây chính là dịp để ông bà bố mẹ và các con cháu sum vầy trước không khí rạo rực của năm mới, bánh chưng chính là nét đẹp trong đời sống tinh thần của dân tộc ta. 

Trên đây là thông tin về ý nghĩa bánh chưng ngày Tết, hy vọng qua bài viết này bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của món ăn truyền thống này.

Bánh chưng là món ăn truyền thống trong mâm cỗ Tết của người Việt nhưng đâu phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng như thế nào. Là người Việt, việc tìm hiểu ý nghĩa của bánh chưng là điều cần thiết. Nếu chưa biết, cùng chúng tôi tìm hiểu ý nghĩa của bánh chưng như thế nào nhé.

Nguồn gốc của bánh chưng bánh giầy

Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. bánh giầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.

Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh giầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

Tại sao lại có bánh chưng trong ngày tết

Bánh chưng bánh giầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân.

Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh giầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân. Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: "Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ dâng cúng tổ tiên có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho".

Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Liêu (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy một vị thần bảo: "Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành". Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi.

Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Liêu chỉ có bánh giầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Liêu, tức đời vua Hùng Vương thứ 7.

Từ đó, cứ đến Tết nguyên đán hay các đám cưới, thờ cúng, lễ hội... dân gian cùng nhau làm bánh chưng, bánh giầy sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.

Ý nghĩa bánh chưng bánh giầy ngày Tết

Tại sao lại có bánh chưng trong ngày tết

Bánh chưng, bánh dày ngày Tết thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ.

Cùng với truyền thuyết xa xưa ấy, chiếc bánh chưng, bánh giầy gói ghém trong đó cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước thời bấy giờ.

Bên ngoài của chiếc bánh chưng là lá dong gói có sẵn trong tự nhiên, bên trong được chế biến từ gạo nếp, đậu xanh, hành, thịt heo,... đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống của dân tộc.

Chính vì vậy bánh chưng xuất hiện vào ngày Tết để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người.

Bánh chưng Tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ, chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có.

Còn bánh giầy với hình tròn, màu trắng nõn, mặt trên hình vòng cung giống như bầu trời, người Việt xưa quan niệm rằng bầu trời là nơi cư ngụ của thần linh vì vậy bánh giầy thường được dùng để tế trời, tế thần cầu mong thời tiết thuận lợi, cho một năm ấm no.

Bánh chưng, bánh giầy đã trở thành một nét văn hóa, một món ăn truyền thống và lâu đời ở Việt Nam. Nét độc đáo này đã góp phần làm đẹp hình ảnh Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Dù ai xa quê cũng mong được về nhà bên nồi bánh mỗi dịp giao thừa đón năm mới.

Cập nhật: 20/01/2021 Theo lamsao/bachhoaxanh

Tại sao Tết lại có bánh chưng? Lí do gì khiến bánh chưng được chọn là loại bánh cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Cùng Top lời giải tìm hiểu qua bài đọc dưới đây để tìm hiểu lý do vì sao nhé.

1. Tại sao ngày tết lại có bánh chưng?

Mỗi khi Tết đến Xuân về, người Việt, dù có đi đâu, ở đâu cũng không bao giờ thiếu những chiếc bánh Chưng, bánh tét trong mâm cỗ cúng gia tiên. Nếu gia đình nào không có điều kiện để tự gói bánh và làm bánh, thì nhất định phải đặt mua vài cặp bánh mới cảm thấy cái Tết trọn vẹn.

Trong cuộc sống hiện nay, ta hoàn toàn có thể mua chúng lúc nào cũng được. Nhưng chỉ trong dịp Tết, ta mới có thể thưởng thức trọn hương vị đặc biệt của những loại bánh cổ truyền này. Trong tâm thức của người Việt, bánh Chưng, bánh tét không chỉ là món ăn nữa, mà đó là truyền thống, là tinh thần, là biểu tượng mà mỗi khi ngửi thấy hương bánh thơm thơm là biết Tết đã về.

Trong những ngày lạnh của Tết miền Bắc, ta vẫn thích nhất khoảnh khắc được sum họp cùng gia đình quanh nồi bánh Chưng. Cái khoảnh khắc khi mùi củi cháy, mùi khói cay xè, hơi nóng nồng đượm đến bỏng rát hoà quyện cùng mùi hơi nước sôi và hương thơm của bánh chín là khoảnh khắc mà những đứa con xa quê chẳng thể quên được.

Cũng như thế, người dân miền Trung và miền Nam lại quen thuộc hơn với những chiếc bánh tét. Được quây quần bên nhau, cùng nhau gói những chiếc bánh tét thơm mềm, ôn lại kỉ niệm của một năm qua và ước mong về một năm mới đủ đầy, đó là tất cả những gì mà những người dân nơi đây trân trọng.

2. Sự tích bánh chưng bánh giầy – Nguồn gốc bánh chưng

Nguồn gốc bánh chưng gắn liền với sự tích bánh chưng bánh giầy. Sự tích đó kể lại rằng trong thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân, vua có ý định truyền lại ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, Vua mới hội các con đến và bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành để bày cỗ dâng cúng tổ tiên có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho.”. Các lang nghe vậy, liền cho người đi khắp rừng núi biển sâu để tìm kiếm của ngon vật lạ để dâng vua.

Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám. Mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi mất sớm. So với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Vì vậy, trong khi các anh em đi khắp chốn tìm thức ăn quý báu, thì chàng chỉ lủi thủi ở nhà mà chẳng biết làm thế nào để đẹp lòng vua.

Bỗng một hôm, chàng mơ thấy một vị thần mách rằng: “ Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Các thứ khác tuy ngon nhưng quý hiếm, người ta không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.”

Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Chàng bắt tay luôn vào việc theo lời thần chỉ dạy. Chàng chọn thứ gạo nếp thơm lừng, tròn mẩy vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong gói thành hình vuông, nấu thật nhừ. Để đổi kiểu, cũng thứ nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn.

Đến ngày, các lang mang sơn hào hải vị tới, chẳng thiếu thứ gì. Nhưng vua cha lại ưng ý nhất với chồng bánh của Lang Liêu. Khi nghe chàng kể lại giấc mơ, Vua đã quyết định đem hai thứ bánh ấy lễ tế Trời, Đất cùng Tiên vương. Lễ xong, Vua họp mọi người lại và nói: “Bánh hình tròn là tượng Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thù, cây cỏ, muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ hợp ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên vương chứng giám.

3. Ý nghĩa bánh chưng ngày Tết

3.1.Biểutượng cho Đất

Bánh chưng và bánh dày tượng trưng cho triết lí Vuông Tròn của người Việt nói riêng và triết lí Âm Dương nói chung.

Bánh dày tượng trưng cho trời, màu trắng, hình tròn, nhỏ gọn trong lòng bàn tay, được nặn thành 2 nửa hình vòng cung rất đẹp, bên trên và dưới đều có 2 miếng lá chuối đậy lên.

Bánh chưng có màu xanh, được gói theo hình vuông lớn, tượng trưng cho đất.Sự kết hợp của bánh chưng xanh và bánh dày tượng trưng cho sự kết hợp và gắn kết của đất trời.

Dân tộc Việt Nam gắn liền với văn hóa lúa nước, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên, trong đó đất trời là yếu tố quyết định. Chính vì lẽ đó, người ta chọn dâng bánh chưng và bánh dày vào ngày Tết đểthể hiện lòng biết ơntrời đất tạo điều kiện mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà ấm no hạnh phúc.

3.2.Ý nghĩa tưởng nhớ cội nguồn

Bánh chưng mang nguyên tố Âm, tượng trưng cho mẹ. Bánh giầy mang nguyên tố Dương, tượng trưng cho cha. Do đó, bánh chưng bánh giầy mang ý nghĩa về truyền thống hiếu thuận, “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Hai thứ bánh đặc biệt này luôn là thức ăn cao quý và trang trọng để cúng Tổ tiên, đặc biệt là trong dịp Tết, để tưởng nhớ công ơn sinh thành to lớn của cha mẹ và các thế hệ đi trước.

3.3.Biểu tượng của tinh thần đoàn kết, đùm bọc và yêu thương

Cũng như nhận định của Vua Hùng “ Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau”, bánh chưng thể hiện tinh thần đoàn kết, đùm bọc và yêu thương, vốn đã là truyền thống ngàn đời của dân tộc.

Mỗi khi đất nước lâm nguy, thì bất cứ ai mang dòng máu Việt đều sẵn sàng từ bỏ lợi ích cá nhân vì lợi ích của cả dân tộc. Cứ mỗi khi vùng miền nào, cá nhân nào gặp nạn, đều có những hành động giúp đỡ, xả thân một cách rất đẹp và cao cả. Và đôi khi chẳng cần là Tết, một chiếc bánh chưng sẻ nửa cũng làm ấm lòng cả người cho và người nhận.

3.4.Biểu tượng của nền văn minh lúa nước

Gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ và lá dong là đặc sản ở Việt Nam, cũng là đại diện cho nền văn minh lúa nước nơi đây. Đồng thời, đây cũng là sản phẩm của trồng trọt và chăn nuôi, là công sức lao động của những người nông dân cần cù, chịu khó. Bánh chưng vừa giản dị, bình dị, là sản phẩm của đồng quê, lại vừa là thứ quà cao quý và sang trọng.

3.5.Mang khát vọng về cuộc sống no đủ và sung túc

Bánh chưng là tượng Đất, trong đó có cả muông thú và cây cỏ. Như vậy, một chiếc bánh chưng có đầy đủ mĩ vị tượng trưng cho một mùa màng bội thu và cuộc sống no đủ.

Chính vì vậy, bánh chưng không thể thiếu trong ngày Tết, nhằm thể hiện sự biết ơn Trời Đất đã cho mưa thuận gió hoà, để mùa màng bội thu. Đồng thời, thứ bánh này cũng gửi gắm đến “Đất Trời” khát vọng về một năm mới an khang thịnh vượng, làm ăn phát tài và cuộc sống ấm no sung túc của gia chủ.