Tại sao nên cho trẻ ngủ riêng

Khi con gần 1 tuổi, anh Hưng đã nói với vợ về chuyện cho bé ngủ riêng, nhưng vợ anh và cả gia đình không đồng ý. Hưng nói với vợ về những bất tiện trong sinh hoạt khi chung giường với con, nhưng chị bảo: "Nó còn bé bỏng thế, ai nỡ lòng bắt rời mẹ. Anh chịu khó một tí vậy". Cảm thấy như mình đang ích kỷ, Hưng không đề cập đến chuyện này nữa.

Suốt mấy năm, anh chị vẫn ngủ chung giường với con. Dần dần, Hưng cũng quen với điều này và không thấy có gì phiền toái, ngoại trừ việc phải thức khuya mỗi lúc muốn "gần" vợ, chờ cho con ngủ say. Nhưng một đêm, khi đang ân ái mặn nồng, Hưng giật mình bắt gặp đôi mắt thảng thốt, sợ hãi của con gái. Đến lúc này, ngay cả vợ anh cũng ân hận vì đã không cho con ra ngủ riêng.

Còn vợ chồng chị Tú và anh Khoa đã nghĩ đến chuyện này khá sớm, khi con trai mới 2 tuổi. Họ đã chuẩn bị một căn phòng nhỏ xinh xắn cho bé ở ngay cạnh phòng bố mẹ. Ban đầu, cậu bé thích thú với ý nghĩ mình có một giang sơn riêng. Bé chơi ở đó suốt ngày, nhưng tối đến lại dứt khoát phải ngủ với mẹ. Thương con, chị Tú mềm lòng, tự nhủ thôi cho nó ở với mẹ thêm ít hôm. Sau đó, cứ mỗi lần chị định thuyết phục con là bé lại kiên quyết từ chối. Chị đã lần lữa như vậy đến 3 năm.

Khi nào nên bắt đầu việc "ra riêng"?

Theo tiến sĩ Nguyễn Công Khanh, chuyên gia tâm lý trường Mầm non Hoàng Gia - Equest (Đội Cấn, Hà Nội), việc cho trẻ ở phòng riêng rất cần thiết đối với cả bố mẹ và đứa trẻ. Điều này giúp làm tăng tính tự lập, tự tin cho bé, giúp bố mẹ có đời sống riêng.

Nếu trẻ đã lớn mà vẫn ở chung với bố mẹ thì sẽ khó tránh khỏi những lần bắt gặp bố mẹ trong trạng thái "đặc biệt", và điều này có thể gây chấn động nặng nề về tâm lý. Do không hiểu bản chất sự việc, trẻ có thể cho đó là một hành vi bạo lực và trở nên kinh hãi, hoặc bắt chước hành động của bố mẹ.

Ở phương Tây, trẻ em không ngủ cùng bố mẹ từ rất sớm, và đến 3 tuổi thì hầu hết đã có phòng riêng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, quan niệm "con bé phải ở cùng bố mẹ" vẫn rất phổ biến, thậm chí ngay cả khi trẻ đã 11-12 tuổi. Theo ông Khanh, với môi trường tâm lý - xã hội ở Việt Nam, việc cho trẻ ra ngủ riêng quá sớm có thể gây cho trẻ nỗi sợ hãi, bất an, tuy nhiên cũng cần làm điều này khi trẻ được 4-6 tuổi, có thể sớm hơn tùy tính cách mỗi trẻ.

Quảng cáo

Thuyết phục trẻ như thế nào?

Tại sao nên cho trẻ ngủ riêng

Chiếc giường hình thú ngộ nghĩnh trong căn phòng xinh xắn có thể làm bé thích ngủ riêng. Ảnh: T.N.

Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh khuyên rằng, việc cho con ra riêng không nên tiến hành một cách đột ngột, càng không nên ép buộc trẻ. Nếu làm vậy, đứa trẻ sẽ cảm thấy mình bị bố mẹ hắt hủi, bỏ rơi và sẽ bị tổn thương tinh thần. Vì vậy, trước hết cần thuyết phục con cho đến lúc nó đồng ý. 

Trước hết, cần giải thích cho con biết tại sao cần làm như vậy. Nói với trẻ rằng con đã lớn, cần có chỗ riêng tư để làm những việc con thích mà không ai làm phiền, và bố mẹ cũng vậy.

Để làm trẻ thích thú với việc ở riêng, cần chuẩn bị một phòng xinh xắn ở ngay cạnh phòng bố mẹ. Để cho bé cùng tham gia trang trí căn phòng. Nói với bé rằng đây là giang sơn riêng của con, con có quyền bài trí theo ý mình, có thể cho các bạn gấu bông, búp bê hay đồ chơi khác lên giường cùng con...

Để trẻ có cảm giác thân thuộc với căn phòng và không lo lắng, mẹ có thể cùng chơi với bé ở đây, rồi vỗ về cho bé ngủ. Dặn bé rằng bố mẹ ở ngay cạnh (hoặc có điện thoại trong phòng), nếu có vấn đề gì quan trọng thì con gọi, mẹ sẽ đến ngay. Tuy nhiên, bạn cần giao hẹn với con là phải chuyện quan trọng mới được gọi.

Quảng cáo

Những ngày đầu trẻ sẽ thao thức vì sợ, vì cảm giác cô đơn nhưng rồi sẽ quen. Nếu mẹ mềm lòng và ngủ lại với con, hay cho con sang phòng mình thì sau đó rất khó dứt khoát. Tiến sĩ Công Khanh lưu ý, khi trẻ đã đồng ý ngủ riêng thì đó phải được coi là một cam kết giữa cha mẹ và con cái, cho trẻ biết là nó phải thực hiện đúng.

Có nên chung phòng nhưng riêng giường?

Theo tiến sĩ Nguyễn Công Khanh, việc trẻ ngủ cùng phòng với bố mẹ nhưng ở một cái giường khác cũng không khác mấy so với chung giường. Lúc đó trẻ vẫn ở cùng một không gian với bố mẹ, vẫn có thể mè nheo, vòi vĩnh nên không có sự độc lập. Mặt khác, trẻ vẫn có thể chứng kiến những hình ảnh bất lợi trong sinh hoạt.

"Nếu việc riêng giường chỉ là bước chuyển tiếp để cho trẻ ra phòng khác thì đó là điều rất tốt, nhưng không thể coi đó là giải pháp lâu dài" - ông Khanh nói.

Nếu nhà chật, bạn không thể bố trí phòng cho trẻ thì nên tạo vách ngăn trong căn phòng chung bằng ri đô hay các vật dụng khác để tạo cảm giác mỗi người có một không gian riêng. Bạn cũng bài trí khu vực của trẻ thành một vương quốc thực sự cho riêng bé. Dặn bé những nguyên tắc tôn trọng sự riêng tư như đến một giờ nhất định thì ai về "nhà" nấy, và không tự ý vào phòng nhau (ngay cả bố mẹ cũng vậy, nếu có việc vào chỗ con cũng nên xin phép trẻ).

Khi sắp có em bé

Nếu bạn có ý định cho con ra ngủ riêng đúng lúc sắp sinh con thứ hai thì phải thật tế nhị. Trẻ có thể hiểu rằng nó đã mất "ngôi vị" trong lòng bố mẹ, đã bị bỏ rơi, em bé sẽ chiếm chỗ của nó. Điều này sẽ gây cho trẻ sự tổn thương sâu sắc. Ngoài cảm giác tủi thân, đau khổ, nó có thể nảy sinh sự ghen tị và căm ghét em bé.

Vì vậy, bạn phải thuyết phục để con hiểu rằng việc "ra riêng" là vì lợi ích của bé. Có thể nói: "Em bé sẽ khóc nhè suốt đêm làm con khó ngủ, hoặc bé hay tè dầm nên phòng sẽ không sạch sẽ thơm tho như phòng con...".

Điều quan trọng nhất là bạn phải tỏ cho con biết rằng bố mẹ vẫn yêu bé như xưa, vẫn quan tâm chăm sóc bé.

Hải Hà

  • Những chiếc giường có rào chắn xung quanh và được kê sát bên cạnh giường cha mẹ.
  • Nôi dành cho trẻ sơ sinh đặt trên giường để tránh nghẹt thở.
  • Tay vịn được đặt ở hai bên để ngăn không cho em bé lăn và té xuống giường.
  • Những chiếc giường được thiết kế đặc biệt dành riêng cho mẹ và bé để ngăn không cho bé rơi xuống.

Sau sáu tháng tuổi, việc tập cho bé ngủ riêng sẽ rất khó khăn do bé đã quen hơi khi ngủ chung với ba mẹ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tập cho bé ngủ riêng nhé vào thời điểm này nhé.

Làm thế nào để cho bé quen với việc ngủ nôi thay vì ngủ chung với bố mẹ trên giường?

Tập cho bé ngủ quen trong nôi khi bé đã quen với việc ngủ chung giường với cha mẹ là một việc khá khó khăn. Tuy nhiên, những thay đổi từ tháng thứ 9 đến tháng 12 sẽ giúp bé thích nghi với điều này khá nhanh. Trước giai đoạn này, bé có xu hướng bám víu vào bạn nhiều hơn. Do đó, bạn nên chờ đến giai đoạn này để tập cho bé ngủ riêng trong nôi.

Bí quyết giúp mẹ

1. Đặt nôi bé ở gần mẹ

Đặt nôi bé cạnh giường bố mẹ nhưng không quá gần. Theo cách này, dần dần bé sẽ quen với việc ngủ một mình.

2. Đặt nôi gần bé

Thay vì cho bé ngủ riêng, bạn hãy đặt nôi của bé trong phòng ngủ của bạn. Đặt bé vào nôi để bé thích nghi với không gian ngủ của mình. Từ từ, bạn hãy đặt nôi vào phòng ngủ riêng của bé.

3. Thực hiện từng bước một

Ban đầu, mẹ hãy cho bé ngủ trưa trong nôi. Sau đó, mẹ dần dần tập cho bé ngủ nôi nhiều hơn. Với cách này, bé sẽ dần dần thích nghi được với môi trường ngủ mới.

4. Duy trì những thói quen trước khi đi ngủ

Bé sẽ không ngủ được nếu thiếu những thói quen mà bé vẫn làm trước đây như tắm, vuốt ve, nghe kể chuyện hoặc nói chuyện với bố mẹ. Do đó, bạn hãy duy trì những thói quen này nhé.

5. Ở bên cạnh bé

Khi bạn cho bé ngủ nôi, hãy vuốt ve, vỗ về bé đến khi bé quen. Ngồi bên cạnh nôi và dỗ bé. Đến khi bé ngủ thì nhẹ nhàng rời đi.

6. Trang trí phòng ngủ cho bé

Nhiều bé cảm thấy không an toàn khi ngủ một mình. Do đó, bạn hãy chọn một số giường ngủ được thiết kế đặc biệt cho bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể trang trí thêm một số vật dụng như đồ chơi, gấu nhồi bông…

Ngủ chung có rất nhiều lợi ích. Ngủ chung giúp bé cảm thấy an toàn hơn vì có bố mẹ bên cạnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên áp dụng những biện pháp trên nhé.

Từ xưa đến nay, ru bé ngủ là việc làm thường xuyên của các bà, các mẹ để giúp bé nhanh chóng chìm vào giấc ngủ nhưng không phải lúc nào công việc này cũng dễ dàng bởi có nhiều bé rất khó ngủ, hay cáu bẳn, khóc lóc,... do đó vừa mang lại cảm giác mệt mỏi cho mẹ khi phải bế trẻ thường xuyên trên tay, vừa tạo thói quen không tốt cho bé khi phải phụ thuộc vào người lớn mỗi khi ngủ. Do đó, có không ít các bà mẹ đã và đang tìm hiểu về những phương pháp mới để giúp trẻ dễ ngủ hơn, ít quấy khóc hơn đặc biệt không phải phụ thuộc vào người lớn mỗi khi ngủ.

"Cho bé ngủ riêng" đang là phương pháp nuôi dạy con đang được rất nhiều bà mẹ bỉm sữa quan tâm và muốn thử áp dụng cho con của mình. Tuy nhiên, thực hư về lợi ích của phương pháp này ra sao và làm thế nào để có thể dễ dàng rèn cho bé thói quen ngủ riêng này thì không phải mẹ nào cũng nắm rõ. Vậy hãy cùng MB Mart cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này để có cái nhìn khách quan nhất trước khi quyết định xem có nên áp dụng phương pháp này cho con yêu của mình không nhé.

Tại sao nên cho trẻ ngủ riêng

Luyện thói quen tự lập cho bé

1. Tại sao nên cho trẻ ngủ riêng ?

- Giảm nguy cơ đột tử cho trẻ sơ sinh khi nằm chung với bố mẹ

Khi cho trẻ nằm chung với bố mẹ đặc biệt là trẻ sơ sinh thì không phải lúc nào cha mẹ cũng kiểm soát được hết hành động của mình trong khi ngủ. Do đó, nguy cơ nằm đè lên bé rất có thể xảy ra dẫn đến tình trạng bé bị ngạt thở. Và theo một nghiên cứu gần nhất tại Anh đã cho thấy rằng, tỉ lệ trẻ sơ sinh đột tử do bố mẹ đè vào khi ngủ chiếm hơn 1 nửa tổng số ca tử vong của trẻ sơ sinh.

Vì vậy, đây là lý do đầu tiên cho thấy việc cho bé ngủ riêng là hết sức cần thiết.

- Tạo thói quen tự lập, tính tự tin cho bé

Từ trước tới nay, việc cho bé ngủ chung đồng nghĩa với việc người lớn phải bế rong và ru bé ngủ, dần dần hình thành thói quen phải có người lớn bên cạnh bé mới có thể ngủ được, thậm chí có những bé khó ngủ hay quấy khóc thì việc mãi trẻ mới ngủ về lâu dài sẽ gây nên tình trạng mệt mỏi cho phụ huynh. Vì vậy, rèn được thói quen ngủ riêng cho bé sẽ không còn phải phụ thuộc vào người lớn nữa và lâu dài sẽ rèn luyện cho trẻ thói quen tự giác mỗi khi đi ngủ đồng thời tự tin hơn ngay cả khi không có ai bên cạnh.

- Nói "không" với quấy khóc trước khi ngủ

Theo một số nghiên cứu cho thấy, khi bé đã làm quen với nếp ngủ riêng thì tình trạng quấy khóc cũng sẽ biến mất, khi bé chưa ngủ luôn thì trẻ sẽ tự chơi một mình mà không cần người trợ giúp. Và công việc còn lại của mẹ chỉ là cho bé đi ngủ đúng giờ chẳng mấy chốc sẽ thấy bé nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

Tại sao nên cho trẻ ngủ riêng

Bé ngủ sâu và ngon giấc hơn

- Giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn

Thói quen đòi ăn của bé vào ban đêm cũng như việc quấy khóc khi ngủ là những thói quen không tốt và chính là những nguyên nhân làm cho bé khó quay trở lại với giấc ngủ như trước. Ngoài ra, việc bé ngủ cùng cha mẹ cũng ít nhiều ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé khi giờ giấc sinh hoạt của người lớn khác với trẻ nhỏ, từ đó làm cho trẻ dễ tỉnh giấc trong khi ngủ.

Việc rèn luyện cho trẻ tự ngủ riêng được sẽ giúp bé hình thành thói quen ngủ đúng giờ giấc, tự ru ngủ mỗi khi tỉnh giấc và bỏ thói quen ăn đêm không tốt, từ đó trẻ sẽ  có những giấc ngủ ngon và sâu hơn một mạch tới sáng.

- Tâm lý trẻ không bị tác động tiêu cực

Khi cho bé ngủ chung với bố mẹ chắc hẳn gia đình nào cũng gặp tình trạng dở khóc dở cười khi trẻ tỉnh giấc giữa đêm, thậm chí có những cãi vã giữa bố mẹ hoặc có những gia đình còn xảy ra cả tình trạng bạo lực và việc này ít nhiều sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tâm sinh lý của trẻ. Do đó, để trẻ ngủ riêng là một hình thức tránh để trẻ gặp những tác động không tốt tới tâm lý của bé.

- Bố mẹ có không gian riêng

Một chiếc giường dù có rộng tới mấy thì việc 3,4 người ngủ chung một giường cũng  mang tới sự bất tiện cho tất cả mọi người, đồng thời có những sinh hoạt riêng của bố mẹ trở nên khó khăn hơn. Về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng tới tình cảm vợ chồng do đó để bé ngủ riêng vừa giúp bé tạo thói quen tốt lại vừa giúp cho bố mẹ có không gian riêng để hâm nóng tình cảm.

Tại sao nên cho trẻ ngủ riêng

Không gian sinh động mang lại thích thú cho bé

2. Thời điểm nào thích hợp để cho trẻ ngủ riêng ?

Bố mẹ có thể bắt đầu cho trẻ tập ngủ riêng khi trẻ được 4-6 tuần tuổi bằng cách cho trẻ ngủ ở nôi, cũi trẻ em tuy nhiên cần giám sát chặt chẽ bé mỗi khi ngủ. Nếu có thể thì nên lắp camera theo dõi để kiểm soát được tất cả mọi hành động của bé trong khi ngủ.

Và thời điểm muộn nhất để cho bé ra ngủ riêng là trước giai đoạn 3 tuổi bởi sau tuổi này bé đã có khả năng phân biệt và bắt đầu tò mò về giới tính, như vậy sẽ tránh được những ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của trẻ khi ngủ cùng bố mẹ.

3. Những khó khăn gặp phải khi áp dụng 

- Ở Việt Nam, việc cho trẻ ngủ riêng là quyết định không hề dễ dàng bởi ngay khi có ý định cho bé ngủ riêng là mẹ đã gặp phải rất nhiều sự phản đối từ ông bà bởi hầu hết các ông bà đều quan niệm ngày xưa mình cũng chăm con như vậy có sao đâu. Vì vậy, việc đầu tiên mà các bậc phụ huynh cần làm là làm công tác tư tưởng cho ông bà để ông hiểu được cái lợi khi mà trẻ có thể ngủ riêng.

- Khi mới bắt đầu được cho ra ngủ riêng trẻ thường hay sợ hãi và có cảm giác bồn chồn lo lắng vì đang quen với mùi bố mẹ, nhịp thở, hơi ấm,... của bố mẹ bên cạnh, vì vậy lúc này bé rất cần được bố mẹ trấn an tinh thần hằng ngày để bé có thể yên tâm hơn khi tự mình ngủ riêng.

- Trẻ sơ sinh chưa kiểm soát được hành động hay bị vung chăn, gối vào mặt trong khi bố mẹ không ở gần rất dễ bị ngạt thở nếu không được hỗ trợ kịp thời.

Tại sao nên cho trẻ ngủ riêng

Luôn động viên bé khi cần

4. Hướng dẫn cách luyện cho trẻ ngủ riêng dễ dàng nhất

- Đầu tiên, cha mẹ cần trang bị đầy đủ các vật dụng để cho bé ngủ riêng như giường cũi cho bé có đầy đủ đệm, màn đối với bé sơ sinh hoặc phòng ngủ riêng cho trẻ với giường ngủ, đệm, thanh chắn giường, chăn, gối,...

- Sau đó, bố mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ngủ riêng nhưng nên nhớ luôn phải ở cạnh bé trong thời gian đầu này để bé không có cảm giác sợ hãi, trống trải hay nghĩ bị bỏ rơi khi không có ai bên cạnh mình, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới tâm lý của bé. 

Với những bé sơ sinh bố mẹ có thể nằm ở giường ngay bên cạnh để quan sát con mình còn với trẻ lớn có thể kể cho bé nghe một vài câu chuyện hoặc nói chuyện với bé 1 lúc cho tới khi bé chuẩn bị thiếp đi thì có thể rời khỏi phòng của bé.

- Sau một thời gian bé đã làm quen và chấp nhận việc ngủ một mình với bé sơ sinh bố mẹ có thể sử dụng màn để ngăn giữa giường và cũi của bé để tạo thói quen ngủ riêng hẳn cho bé, còn với những bé lớn thì đến giờ ngủ là bố mẹ đưa con vào phòng để con tự ngủ một mình.

- Có nhiều trường hợp bố mẹ thấy con ôm gối sang phòng bố mẹ xin ngủ cùng nhưng lúc nay bố mẹ nên có thái độ dứt khoát và nói cho bé hiểu giờ bé đã lớn và cần phải tự ngủ một mình. Bố mẹ nhất định không được mủi lòng với bé bởi nếu vậy sẽ làm cho việc luyện ngủ riêng trở nên khó khăn hơn. Sau đó, bố hoặc mẹ hãy đi cùng bé trở lại phòng ngủ rồi nói chuyện một chút với con để dỗ cho bé ngủ và trở lại về phòng của mình.

- Khi thấy bé thực hiện tốt việc ngủ riêng bố mẹ đừng ngại ngần thưởng cho bé những món ăn hoặc những món đồ chơi trẻ em mà bé yêu thích để tiếp thêm động lực cho bé đồng thời cho bé thấy được kết quả từ sự nỗ lực của mình từ đó sẽ thấy hào hứng hơn với việc ngủ một mình.

Tại sao nên cho trẻ ngủ riêng

Một chút ánh sáng sẽ giúp bé bớt sợ hãi

5. Một số lưu ý khi cho trẻ ngủ riêng

- Đối với trẻ sơ sinh chỉ nên cho bé ngủ riêng giường để không bện hơi bố mẹ chứ không nên cho bé ngủ phòng riêng bởi lúc này bé chưa kiểm soát được những hành động của mình nên rất dễ chùm chăn, gối vào mặt hoặc lật úp mặt vào chăn gối mà không xoay sở lại được. Lúc này rất cần đến sự trợ giúp của bố mẹ ngay lúc đó.

Chỉ cần mua cho bé một chiếc giường cũi trẻ em kê sát vào giường của bố mẹ ngủ là có thể dễ dàng quan sát bé lúc ngủ mà vẫn đảm bảo bé không bị phụ thuộc vào bố mẹ.

- Cất toàn bộ những thứ có thể gây ngạt thở cho bé như gối, chăn cho bé, đồ chơi nhồi bông,... thừa để tránh gây ngạt thở cho bé. Chăn sử dụng mùa hè nên sử dụng các loại chăn lưới cho bé sẽ đảm bảo độ thông thoáng ngay cả khi chăn đắp vào mặt bé.

- Khi con chưa có dấu hiệu sẵn sàng, không nhất thiết bố mẹ phải ép bé ngủ riêng luôn mà hãy thuyết phục con dần dần và nói cho bé những điều thú vị khi được ngủ riêng một mình, dần dần sẽ tạo cảm giác hứng thú cho bé với việc ngủ riêng này.

- Hầu hết các bé đều rất thích ngủ úp tuy nhiên ngủ theo cách này lại rất dễ gây ngạt thở cho bé, vì vậy bố mẹ phải để ý để chỉnh lại tư thế nằm ngửa cho bé.

- Luôn đảm bảo thành nôi, cũi và giường ngủ cho bé có chắn cao xung quanh để trong khi ngủ bé không bị lăn ngã xuống sàn nhà, với bé ngủ ở giường riêng bố mẹ nên lắp thêm thanh chắn giường cho bé ở xung quanh để đảm bảo an toàn cho bé.

- Với bé lớn bố mẹ có thể tham khảo ý kiến của bé khi trang trí phòng riêng cho con để bé có hứng thú hơn với việc được ngủ riêng trong căn phòng của chính mình.

- Đối với những bé sợ ở trong bóng tối, mẹ có thể trang bị thêm cho bé một chiếc đèn ngủ để bé yên tâm hơn khi ngủ một mình. 

- Nếu bé có nhu cầu được ôm và ngủ cùng khi mới bắt đầu, bố mẹ hãy đồng ý với trẻ và đừng quên nói chuyện hoặc đọc cho bé một vài câu truyện, dần dần bố mẹ chuyển sang ngồi ghế ngay bên cạnh bé và cuối cùng là ra khỏi căn phòng sau đó. Bằng cách này bé vừa có cảm giác an tâm khi có người lớn bên cạnh lại nhanh chóng làm quen với việc ngủ một mình. 

- Khi đã quyết định cho bé ngủ riêng thì bố mẹ không nên mủi lòng với bất cứ lý do gì mà trẻ đưa ra, sẽ rất dễ làm kế hoạch ngủ riêng của trẻ thất bại.

- Việc trẻ tập ngủ riêng thành công phải trải qua cả một quá trình luyện tập và tùy thuộc vào khả năng bạo rạn của bé và đương nhiên không có bé nào giống bé nào, vì vậy bố mẹ đừng nên nóng vội khi bé nhà mình chưa làm quen được với việc ngủ riêng nhanh như con nhà khác.

- Luôn đảm bảo cho bé đi ngủ đúng giờ giấc để tạo thói quen sinh hoạt đúng giờ cho bé tránh làm ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học của bé. 

6. Trường hợp nào không nên cho bé ngủ riêng

- Đối với những bé có thể trạng sức khỏe yếu, hay ốm hoặc mắc một số bệnh nguy hiểm thì luôn cần có người lớn ở bên cạnh chăm sóc, vì vậy bố mẹ không nên có ý định cho bé ngủ riêng cho tới khi bé lớn hẳn.

- Khi không thể tạo được một không gian riêng thoải mái cho bé bởi điều kiện kinh tế chưa cho phép thì cũng không nhất thiết phải cho trẻ ra ngủ riêng.