Tên hà nội nghĩa là gì

Từ khi hình thành cho đến nay, Thăng Long-Hà Nội có nhiều tên gọi khác nhau được ghi chép trong sử sách Nhà nước Việt Nam và chia thành hai loại: chính thức và không chính thức, theo thứ tự thời gian.

Thăng Long-Hà Nội là kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam. Từ khi hình thành cho đến nay, Thăng Long-Hà Nội có nhiều tên gọi khác nhau được ghi chép trong sử sách Nhà nước Việt Nam và chia thành hai loại: chính thức và không chính thức, theo thứ tự thời gian.

Bạn đang xem: Vì sao thủ đô hà nội gọi là hà nội

Những tên gọi chính thức củaThăng Long-Hà Nội qua chiều dài lịch sử

Một góc phố cổ Hà Nội khi lên đèn. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Tên chính thức là những tên được chép trong sử sách do các triều đại phong kiến, Nhà nước Việt Nam chính thức đặt ra:

Thăng Long(Rồng bay lên). Đây là cái tên có tính văn chương nhất, gợi cảm nhất trong số các tên của Hà Nội. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết lý do hình thành tên gọi này như sau: "Mùa Thu, năm Canh Tuất (1010) vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra Kinh phủ thànhĐại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long" (Sách “Toàn thư”, Tập 1, Hà Nội 1993, tr 241).

Đông Đô: Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" viết: "Mùa Hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Hồ Hán Thương coi phủ đô hộ là Đông Đô" (Sách “Toàn thư”, Tập I, Hà Nội 1993, tr 192). Hồ Quý Ly lên ngôi đóng đô ở Tây Đô (Thanh Hóa), Thăng Long là Đông Đô.

Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục chú thích: "Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô" (Sách “Cương mục”, Tập 2, Hà Nội 1998, tr 700).

Đông Quan: Đây là tên gọi Thăng Long do quan quân nhà Minh đặt ra với hàm nghĩa kỳ thị Kinh đô của Việt Nam, chỉ được ví là "cửa quan phía Đông" của Nhà nước phong kiến Trung Hoa. Sử cũ cho biết năm 1408, quân Minh đánh bại cha con Hồ Quý Ly đóng đô ở thành Đông Đô, đổi tên thành Đông Quan.

Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép: "Tháng 12 năm Mậu Tý (1408), Giản Định đế bảo các quân "Hãy thừa thế chẻ tre, đánh cuốn chiếu thẳng một mạch như sét đánh không kịp bưng tai, tiến đánh thành Đông Quan thì chắc phá được chúng" (Sách “Toàn thư”, Tập 2, Hà Nội 1993, tr 224).

Đông Kinh:Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" viết về sự ra đời của tên “Đông Kinh” như sau: "Mùa Hạ, tháng 4 năm Đinh Mùi (1427), Vua (tức Lê Lợi) từ điện tranh ở Bồ Đề, vào đóng ở thành Đông Kinh, đại xá đổi niên hiệu là Thuận Thiên, dựng quốc hiệu là Đại Việt đóng đô ở Đông Kinh. Ngày 15, vua lên ngôi ở Đông Kinh, tức là thành Thăng Long. Vì Thanh Hoá có Tây Đô, cho nên gọi thành Thăng Long là Đông Kinh" (Sách “Toàn thư”, Tập 2, Hà Nội 1993, tr 293).

Bắc Thành:“Đời Tây Sơn (Nguyễn Huệ-Quang Trung 1787-1802) vì kinh đô đóng ở Phú Xuân (Huế) nên gọi Thăng Long là Bắc thành. Đầu đời Gia Long đặt “Tổng trấn Bắc Thành," đem phủ Phụng Thiên lệ vào” (Nguyễn Vinh Phúc-Trần Huy Bá, Đường phố Hà Nội, Hà Nội 1979, tr12).

Thăng Long(Thịnh vượng lên): Sách "Lịch sử Thủ đô Hà Nội" viết: "Năm 1802, Gia Long quyết định đóng đô ở tại nơi cũ là Phú Xuân (Huế), không ra Thăng Long, cử Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn miền Bắc và đổi kinh thành Thăng Long làm trấn thành miền Bắc. Kinh thành đã chuyến làm trấn thành thì tên Thăng Long cũng cần phải đổi. Nhưng vì tên Thăng Long đã có từ lâu đời, quen dùng trong nhân dân toàn quốc, nên Gia Long thấy không tiện bỏ đi ngay mà vẫn giữ tên Thăng Long, nhưng đổi chữ "Long" là Rồng thành chữ "Long" là Thịnh vượng, lấy cớ rằng rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây thì không được dùng chữ "Long" là "Rồng" .

Việc thay đổi nói trên xảy ra năm 1805, sau đó vua Gia Long còn hạ lệnh phá bỏ hoàng thành cũ, vì vua không đóng đô ở Thăng Long, mà hoàng thành Thăng Long lại quá lớn rộng.

Hà Nội:Sách Lịch sử Thủ đô Hà Nội viết: "Năm 1831, vua Minh Mạng đem kinh thành Thăng Long cũ hợp với mấy phủ huyện xung quanh như huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hòa, phủ Lý Nhân và phủ Thường Tín lập thành tỉnh Hà Nội, lấy khu vực kinh thành Thăng Long cũ làm tỉnh lỵ của Hà Nội" .

Những cái tên trong văn học của Thăng Long-Hà Nội

Trong văn thơ, ca dao, khẩu ngữ...,thành Thăng Long-Hà Nội được gắn với nhiều tên gọi khác nhau.

Trường An:Vốn là tên Kinh đô của hai triều đại phong kiến thịnh trị vào bậc nhất của nước Trung Quốc: Tiền Hán (206 trước công nguyên-III sau công nguyên) và Đường (618-907). Do đó, Tràng An được các nhà nho Việt Nam xưa sử dụng như một danh từ chung chỉ kinh đô, từ đó cũng được người bình dân sử dụng nhiều trong ca dao, tục ngữ chỉ kinh đô Thăng Long.

Thí dụ: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhàiDẫu không thanh lịch cũng người Tràng An."

Rõ ràng chữ Tràng An ở đây là để chỉ kinh đô Thăng Long.

Phượng Thành (Phụng Thành): Vào đầu thế kỷ XVI, ông Trạng Nguyễn Giản Thanh (người Bắc Ninh) có bài phú nôm rất nổi tiếng: “Phượng Thành xuân sắc phú” (Tả cảnh sắc mùa xuân ở thành Phượng).

Xem thêm: Hệ Sinh, Cơ Sở Và Tổ Hợp Tuyến Tính Là Gì, Span Tuyến Tính

Nội dung của bài phú trên là tả cảnh mùa xuân của Thăng Long đời Lê. Phụng Thành hay Phượng Thành được dùng trong văn học Việt Nam để chỉ thành Thăng Long.

Long Biên:Vốn là nơi quan lại nhà Hán, Nguỵ, Tấn, Nam Bắc triều (thế kỷ III, IV, V và VI) ở Giao Châu (tên nước Việt Nam thời đó) đóng trị sở. Sau đó, đôi khi cũng được dùng trong thơ văn để chỉ Thăng Long-Hà Nội. Sách Quốc triều đăng khoa lục có đoạn chép về tiểu sử Tam nguyên Trần Bích San (1838-1877); ghi lại bài thơ của vua Tự Đức viếng ông, có hai câu đầu như sau:

“Long Biên tài hướng Phượng thành hồi

Triệu đối do hi, vĩnh biệt thôi!”

Dịch nghĩa:

“Nhớ người vừa từ thành Long Biên về tới Phượng Thành.

Trẫm còn đang hy vọng triệu ngươi về triều bàn đối, bỗng vĩnh biệt ngay."

Thành Long Biên ở đây, vua Tự Đức dùng để chỉ Hà Nội, bởi vì bấy giờ Trần Bích San đang lĩnh chức Tuần phủ Hà Nội. Năm 1877 vua Tự Đức triệu ông về kinh đô Huế để sung chức sứ thần qua nước Pháp, chưa kịp đi thì mất.
Biểu trưng chào mừng 1.010 năm Thăng Long-Hà Nội. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Long Thành:Là tên viết tắt của Kinh thành Thăng Long. Nhà thơ thời Tây Sơn Ngô Ngọc Du, quê ở Hải Dương, từ nhỏ theo ông nội lên Thăng Long mở trường dạy học và làm thuốc.

Ngô Ngọc Du là người được chứng kiến trận đại thắng quân Thanh ở Đống Đa-Ngọc Hồi của vua Quang Trung. Sau chiến thắng xuân Kỷ Dậu (1789), Ngô Ngọc Du có viết bài Long thành quang phục kỷ thực (Ghi chép việc khôi phục Long thành).

Hà Thành:Là tên viết tắt của thành phố Hà Nội được dùng nhiều trong thơ ca để chỉ Hà Nội. Thí dụ như bài Hà Thành chính khí ca của Nguyễn Văn Giai, bài Hà Thành thất thủ, tổng vịnh (khuyết danh), Hà Thành hiểu vọng...

Hoàng Diệu:Ngay sau Cách mạng Tháng Tám-1945, đôi khi trong các báo chí của Việt Nam sử dụng tên này để chỉ Hà Nội.

Ngoài ra, trong cách nói dân gian, còn nhiều từ được dùng để chỉ Thăng Long-Hà Nội như: Kẻ Chợ (Khéo tay hay nghề đất lề Kẻ Chợ-Khôn khéo thợ thầy Kẻ Chợ); Thượng Kinh, tên này để nói đất kinh đô ở trên mọi nơi khác trong nước, dùng để chỉ kinh đô Thăng Long (Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Chẳng thanh lịch cũng thể người Thượng Kinh). Kinh Kỳ, tên này nói đất có kinh đô đóng (Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến).

Và đôi khi chỉ dùng một từ kinh như "Ăn Bắc, mặc Kinh." Bắc đây chỉ vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh), Kinh chỉ kinh đô Thăng Long.

Loại tên "không chính quy" của Thăng Long-Hà Nội còn được sử dụng khá linh hoạt trong văn học, ca dao...

Ý nghĩa tên gọi Hà Nội

Sau khi triều Tây Sơn sụp đổ, vua Gia Long đã đổi phủ Phụng Thiên (vốn là đất đai của kinh thành Thăng Long cũ) thành phủ Hoài Đức và vẫn coi là một đơn vị trực thuộc ngang với trấn tức trực thuộc trung ương mà đại diện là Tổng trấn Bắc Thành.

Đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831) đã tiến hành một đợt cải cách hành chính lớn, xóa bỏ Bắc Thành (gồm 11 trấn và 1 phủ trực thuộc) ở miền Bắc, chia cả nước ra làm 29 tỉnh, trong đó có 15 tỉnh trực thuộc trung ương.

Lúc đó, Hoài Đức trở thành một trong bốn phủ họp thành tỉnh Hà Nội. Danh từ Hà Nội bắt đầu có từ bấy giờ. Hà Nội có nghĩa là phía trong sông. Vì trong thực tế, tỉnh mới này nằm trên trong 3 con sông Hông, sông Nhuệ và sông Đáy. Tỉnh Hà Nội có 4 phủ là:

- Phủ Hoài Đức gồm 3 huyện: Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm

- Phủ Thường Tín gồm 3 huyện: Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên

- Phủ Ứng Hoà gồm 4 huyện: Sơn Minh (nay là Ứng Hòa), Hoài An (nay là phía nam Ứng Hòa và một phần Mỹ Đức), Chương Đức (nay là Chương Mỹ-Thanh Oai)

- Phủ Lý Nhân gồm 5 huyện: Nam Xang (nay là Lý Nhân), Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Bình Lục.

Tên gọi Hà Nội bắt đầu có từ năm 1831. Như vậy, tỉnh Hà Nội so với nay gồm thành phố Hà Nội, nửa phía đông tỉnh Hà Tây (chính là tỉnh Hà Đông thời Pháp thuộc) và toàn bộ tỉnh Hà Nam, rõ ràng nằm kẹp giữa sông Hồng, sông Đáy và sông Nhuệ.
Khu vực tượng đài Lý Thái Tổ chào mừng 1.010 năm Thăng Long-Hà Nội. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Cũng từ đó, thành Hà Nội cũng được coi là thành tỉnh, và con đường đi từ Hàng Bông qua Mang Cá (công trình phòng thủ hình tam giác xây trước cửa thành) đi vào Cửa Đông của toà thành được gọi là phố "Cửa Đông Cổng tỉnh" nay là phố Đường Thành.

Có người cho rằng chữ Hà Nội là lấy từ câu trong sách Mạnh Tử (Thiên Lương Huệ Vương): "Hà Nội hung tắc di kỳ dân ư Hà Đông, chuyển kỳ túc ư Hà Nội" (nghĩa là: Hà Nội bị tai họa thì đưa dân về Hà Đông, đưa thóc từ Hà Đông về Hà Nội). Nhưng đó là trường hợp năm 1904 khi muốn đổi tên tỉnh Cầu Đơ cho khỏi nôm na, "tiểu ban đặt tên" mới lấy câu sách Mạnh Tử nói trên để đổi tỉnh Cầu Đơ ra tỉnh Hà Đôn

Dưới đây là một cuộc thảo luận nhỏ về sự tích Hà Nội
Trước hết xin nhìn lại đôi dòng lịch sử, để bạn đọc nào chưa hề theo dõi vấn đề này, sẽ có chút khái niệm tổng quát:
Vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) trên chuyến du hành từ kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) về quê ông ở Bắc Ninh, đi ngang thành Đại La. “Khi thuyền tạm đỗ dưới thành, thấy có rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự rồi bay lên trời, vì thế mà gọi là Thăng Long.” Và vua quyết định rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long năm 1010.Tám trăm năm sau, 1802, vua Gia Long thống nhất đất nước, lập kinh đô triều Nguyễn ở Huế, nhưng cũng vẫn duy trì hai chữ Thăng Long, chỉ đổi chữ “long” là “con rồng” thành chữ “long” là “hưng thịnh”, nghĩa là đồng âm nhưng khác nghĩa (năm 1805).Điều đáng nhắc lại là nhà Lý chọn Thăng Long làm kinh đô cũng như nhà Nguyễn chọn kinh đô Huế đều có dựa một phần vào yếu tố phong thủy. Trong chiếu rời đô, vua Lý Thái Tổ viết:

Tên hà nội nghĩa là gì

“Thăng Long ở chính giữa cõi bờ đất nước, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi… dễ mưu toan việc lớn, tính kế lâu dài cho con cháu đời sau.”

Tương tự như vậy, vua Minh Mạng khiêm tốn nói:

“Trẫm không dám mong dòng họ Nguyễn Phước của trẫm sẽ ngự trên ngai vàng hơn 700 năm như nhà Chu bên Trung Hoa. Trẫm chỉ hy vọng kéo dài 500 năm là được rồi!”Ngoài niềm tin phong thủy trên sông Hương, “lấy cồn Hến và cồn Dã Viên làm Thanh Long, Bạch Hổ cùng chầu về hoàng đô”, vua Minh Mạng còn cẩn thận xóa bỏ hẳn cái tên Thăng Long, đổi thành Hà Nội. Ông bỏ tên Thăng Long vì Rồng (long) là biểu tượng độc quyền của vua mà vua không còn ở đó nữa thì chẳng có lý do gì vùng đất ấy được giữ tên Rồng! Hơn thế nữa, vua Minh Mạng muốn xóa cái tên ấy hầu muốn dân đừng nhớ tới kinh đô của các triều đại trước, nhất là vua vừa lên ngôi được một hai năm, giặc giã đã nổi lên khá nhiều ở miền Bắc.

Tên hà nội nghĩa là gì

Từ đó, Thăng Long đổi thành Hà Nội. Chỉ có điều là vua rất khôn ngoan, chờ dịp cải tổ hành chánh trên toàn quốc năm 1831, quy định lại phạm vi các tỉnh, vua mới thay tên Thăng Long, để khỏi bị mang tiếng là tự dưng xóa bỏ kinh đô của các triều đại trước. Để chắc ăn hơn về mặt phong thủy, vua còn ra lệnh hạ thấp thành Hà Nội, tức thành Thăng Long cũ xuống, không được quyền cao hơn kinh thành Huế.

Tên hà nội nghĩa là gì

Đó là vài nét tổng quát về sự đổi thay từ địa danh Thăng Long biến thành Hà Nội.

Về địa danh Hà Nội, có hai cách giải thích:1. Một ý kiến cho rằng sở dĩ vua Minh Mạng đặt tên Hà Nội bởi vì vùng đất này nằm ở phía trong sông Hồng.2. Ý kiến khác cho rằng Hà nội là một địa danh lấy từ bên Trung Hoa. Tôi ủng hộ ý kiến thứ hai, như bạn đọc đã biết.Bài này chủ yếu phân tích ý kiến thứ 2?Trong cuốn Hà Nội Nghìn Xưa, hai tác giả Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán viết:“Thăng Long là một cái tên độc đáo và sáng tạo vì không lấy chữ có sẵn trong sách và khối địa danh có sẵn ở phương Bắc (tức Trung Hoa) như người ta vẫn làm trước đó và sau này, như trường hợp cái tên Hà Nội.”Giáo sư Trần Quốc Vượng thì chắc chắn bất cứ ai thích đọc sử Việt đều biết đến uy tín chuyên môn rất thâm hậu của ông. Ông đã xuất bản hàng loạt sách giáo khoa hoặc nghiên cứu về lịch sử và địa lý Việt Nam. Tác giả Vũ Tuấn Sán cũng vậy. Ông là nhân viên kỳ cựu của Viện Bảo Tàng Hà Nội. Hai ông đều cho rằng Hà Nội là cái tên có sẵn bên Tàu và vua Minh Mạng lấy tên đó mang sang nước ta.Nhưng ngay cả trước khi đọc cuốn Hà Nội Nghìn Xưa của Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán, tôi cũng vẫn đã cho rằng Hà Nội là một cái tên có sẵn từ bên Tàu. Chuyện vay mượn của Trung Hoa thời xưa là điều rất bình thường khi ảnh hưởng văn hóa phương Bắc còn tràn ngập trong xã hội Việt Nam, nhất là văn chương khoa cử nước ta đều phải dùng chữ Hán. Cho nên việc lấy tên Hà Nội từ Trung Hoa đem vào nước ta không phải là một cái gì mới mẻ. Ở Chiết Giang có núi Thiên Thai. Đây là quê hương cũ của dòng Bách Việt chúng ta. Núi Thiên Thai là nơi xuất phát chuyện Lưu Nguyễn đi hái thuốc rồi lạc vào động tiên. Có thể vì thấy chuyện hấp dẫn cho nên bên Việt Nam cũng lấy tên Thiên Thai để đặt cho một ngọn núi ở Bắc Ninh và một núi nữa ở Thừa Thiên. Tên Hà Đông cũng vậy, từ Trung Hoa đưa sang nước ta. Chúng ta không ngạc nhiên vì ngay cả lề lối thi cử, cách tổ chức triều đình và quan lại, nước ta còn phỏng theo Trung Hoa, huống hồ là bắt chước một cái tên!

Tên hà nội nghĩa là gì

Như trên tôi đã nói: Khi cuốn băng Huế – Sàigòn – Hà Nội phát hành, có một số khán giả đã viết bài đăng báo và đưa lên mạng, rồi người này người kia bảo nhau rằng, tôi không hiểu rõ ý nghĩa của hai chữ Hà Nội. Họ nhắc tôi một số chi tiết, tương tự như nội dung lá thư ông Nguyễn Trân mà tôi đang trả lời.Phải nói thật rằng, lối giải thích trên đây của ông Nguyễn Trân – cũng giống như mấy bài báo đã phổ biến trên mạng – thoạt nghe thấy rất xuôi tai và dễ thuyết phục: Hà Nội nằm giữa, chung quanh là Hà Đông, Hà Nam, Hà Tây, Hà Bắc. Rõ ràng và hợp lý như thế, còn cãi vào đâu được nữa! Thậm chí có bà ở Texas, hoang mang cắt bài báo gửi cho tôi, kèm theo lời trách móc: “Ông Ngạn nên làm homework kỹ hơn”!Tôi xin thưa ngay là tất nhiên tôi cũng dã đọc một số bài viết cho rằng Hà Nội có nghĩa là “vùng đất trong sông”. Các bài viết này phần lớn đều dựa vào định nghĩa từ các cuốn tự điển Hán Việt. Riêng Tự Điển Nhà Nguyễn của Võ Hương An còn viết rõ hơn:“Tỉnh đặt giữa sông Hồng và sông Đáy nên vua Minh Mạng đặt tên là Hà Nội (chứ không phải bắt chước một địaTôi xin thưa ngay là tất nhiên tôi cũng dã đọc một số bài viết cho rằng Hà Nội có nghĩa là “vùng đất trong sông”. Các bài viết này phần lớn đều dựa vào định nghĩa từ các cuốn tự điển Hán Việt. Riêng Tự Điển Nhà Nguyễn của Võ Hương An còn viết rõ hơn:“Tỉnh đặt giữa sông Hồng và sông Đáy nên vua Minh Mạng đặt tên là Hà Nội (chứ không phải bắt chước một địa danh bên Tàu như có người nói).”Dĩ nhiên ai cũng biết Hà là Sông và Nội là Trong. Ghép hai chữ lại thành “trong sông”. Tuy nhiên, theo tôi, ghép chữ kiểu ấy để đặt tên cho một tỉnh thì quá gượng ép. Thí dụ: Kỳ Duyên là một tên riêng. Nhưng nếu đặt vào tự điển Hán Việt thì Kỳ có nghĩa là lạ lùng. Duyên có nghĩa là duyên dáng. Tuy vậy, không thể nói: Vì người phụ nữ đó có duyên lạ nên mới được đặt tên là Kỳ Duyên. Kỳ Duyên là một cái tên không tách hai chữ đứng riêng được.Hà Nội cũng thế. Hà Nội là một cái tên. Nếu tách rời từng chữ thì Hà là sông, Nội là trong. Nhưng không thể tách rời hai chữ được vì đây không phải là một trường hợp ghép chữ giống như Đại Nội hay Thành Nội hay Quốc Nội.Vua Lý Thái Tổ viết chiếu rời đô rõ ràng, có cắt nghĩa chuyện rồng bay lên trời và do đó mới gọi là Thăng Long. Còn vua Minh Mạng chọn tên Hà Nội để thay thế Thăng Long thì tôi chưa đọc được chiếu chỉ của vua hoặc tài liệu của một vị cận thần nào đó sống bên cạnh vua, ghi lại lời vua giải thích ý nghĩa của Hà Nội là “trong sông.” Huống chi theo cách dụng ngữ thông thường thì chúng ta chỉ hay nói “trong nhà, trong vườn, trong thành, trong ***g…” chứ chưa bao giờ nghe nói “trong sông” bởi nó rất tối nghĩa trong tiếng Việt. Khi chúng ta nghe “Đại Nội, Thành Nội hay Quốc Nội” chúng ta hình dung ngay ở bên trong một khuôn viên nào đó. Trong thành (thành nội), trong nước (quốc nội), tiếng Việt rất rõ ràng, ai nghe cũng hiểu ngay. Còn “trong sông” thì tiếng Việt nghe lạ tai quá, có thể nói là vụng về nữa! Một vùng đất nằm ở giữa hai con sông, như Tự Điển Nhà Nguyễn ghi, chúng ta cũng không gọi vùng đất ấy là “trong sông”! Nói đến sông thì thường chỉ nhắc đến hữu ngạn hay tả ngạn, hoặc bên này sông, bên kia sông mà thôi. Chẳng hạn sách Dân Tôi Nước Tôi ghi: “Hà Nội nằm ở hữu ngạn sông Hồng.” Hoặc Tự Điển Hán Việt của Nguyễn Lân ghi: “Hà Nội là tỉnh nằm cạnh sông Hồng.” Đơn giản và minh bạch!Vua Minh Mạng vốn là một vị vua thông minh vào bậc nhất của nhà Nguyễn, từng sáng tác 5 tập thơ và 2 tập văn xuôi. Người hay chữ như thế mà nhìn một thành phố nằm giữa hai con sông, vua dùng chữ “nội” thì thật là khó tin!Tất nhiên cũng có những trường hợp một vùng lãnh thổ được chia làm hai và người ta dùng chữ Nội và Ngoại để dễ phân biệt. Thí dụ Nội Mông, Ngoại Mông của Trung Hoa, hay ở Việt Nam khi nói đến xứ Thanh, chúng ta cũng nhắc đến Thanh nội hay Thanh ngoại. Nguyễn Tuân viết trong Vang Bóng Một Thời: “Cai Xanh là một tay chơi nổi tiếng ở mấy vùng Thanh nội và Thanh ngoại”. Trong phạm vị nhỏ hơn, có những ngôi làng, thí dụ làng Vĩnh An, được chia đôi bằng một con đường lớn, một nửa đông dân cư, thành hình lâu đời, được gọi là Vĩnh An nội. Nửa bên kia mới nới rộng, ít dân cư mà lại gần cánh đồng làng, người ta gọi là Vĩnh An ngoại. Nhưng cần lưu ý là tất cả những trường hợp này, hễ có Nội thì phải có Ngoại hoặc ngược lại, chứ không bao giờ chữ Nội hay Ngoại đứng một mình! Nghĩa là nếu cứ theo cách đặt tên kiểu này thì hễ có Hà Nội tất phải có Hà Ngoại mới hợp lý.Cũng có thể Hà Nội chỉ có nghĩa là “trong sông”, chứ không vay mượn từ Trung Hoa. Tuy nhiên tôi phải xem được tư liệu ghi lời tuyên bố của vua Minh Mạng thì tôi mới tin. Chẳng hạn chiếu chỉ của vua viết: “Trẫm đứng ở đây nhìn ra sông Hồng, Trẫm thấy vùng đất này nằm ở phía trong sông, nên từ nay Trẫm đặt tên là Hà Nội”.Tôi mong đọc được một văn bản đại khái như vậy. Chừng đó tôi sẽ đính chính lại lời phát biểu của mình. Nhưng cho đến nay, chưa thấy! Những người bảo vệ ý kiến này, như ông Nguyễn Trân, cũng không đưa ra được tài liệu nào xác minh ý của vua. Ngay cả cuốn Tự Điển Nhà Nguyễn khi cả quyết Hà Nội là trong sông, cũng không trưng ra một chứng từ nào làm nền tảng cho kết luận của mình.Ai cũng biết bên Trung Hoa có rất nhiều địa danh trùng với Việt Nam, chẳng hạn như Thái Nguyên, Sơn Đông, Kiến An, Hà Đông, Hà Nội, Sơn Tây, Hà Nam, Trường Sa, Tức Mặc, Thiên Thai, v.v. Sự trùng hợp ấy có thể hoàn toàn là do tình cờ, mà cũng có thể là do Việt Nam lấy từ Trung Hoa bởi ngày xưa Trung Hoa được cha ông ta coi là thiên triều, cái gì của Trung Hoa cũng hay cũng đẹp. Hà Nội là một trong những trường hợp ấy. Huống chi vua Minh Mạng lại là người rất quý trọng thiên triều Trung Hoa. Từ Huế, vua ra Thăng Long nhận lễ phong vương của nhà Thanh, được vua chỉ thị tổ chức cực kỳ trọng thể năm 1821. Vua đem theo đoàn tùy tùng gồm hoàng thân, bá quan và quân lính tổng cộng 6,936 người! Sứ nhà Thanh đâu có đòi hỏi như thế! Đây chính là ý vua tự nguyện, thù tiếp sứ nhà Thanh vô cùng chu đáo suốt 33 ngày đêm! Một người say mê Trung Hoa như vậy thì có mượn một địa danh Trung Hoa đem về dùng ở nước ta cũng là chuyện không ngạc nhiên.Thưa ông Nguyễn Trân,Trở lại bức thư của ông. Giả như ông nói: “Hà Nội” nghĩa là “trong sông” rồi ông ngừng lại, đừng giải thích gì nữa thì hay hơn là ông thêm: “Vì Hà Nội nằm giữa, bốn phía Đông, Tây, Nam, Bắc còn có Hà Đông, Hà Nam, Hà Tây, Hà Bắc…”Ông thêm đoạn này làm cho lập luận của ông yếu hẳn đi! Hay nói đúng hơn, làm hỏng hết lập luận của ông. Bởi vì trên thực tế, 4 địa danh ông vừa kể không dính dáng gì đến Hà Nội, hay đúng hơn, không dính dáng một chút gì đến sông Hồng!1. Trước hết, vua Minh Mạng đặt tên Hà Nội từ năm 1831. Mãi đến năm 1904, nghĩa là hơn 70 năm sau, khi vua Minh Mạng chết đã lâu rồi, Pháp mới lập ra tỉnh Hà Đông vốn tên cũ là Cầu Đơ. Dĩ nhiên theo tiếng Hán thì ai cũng biết Hà là sông, Đông là phía đông. Nhưng nhìn trên bản đồ, chúng ta sẽ thấy ngay Hà Đông nằm ở phía Tây chứ không phải phía Đông của sông Hồng. Có nghĩa là cái tên Hà Đông hoàn toàn biệt lập, không dính dáng gì đến sông Hồng. Đó là một địa danh đã có sẵn ở bên Tàu, được đem sang đặt cho một tỉnh ở miền Bắc nước ta như tôi nói ở trên!Trong cuốn “Sổ Tay Địa Danh Việt Nam”, học giả lão thành Đinh Xuân Vịnh, người được cả giới trí thức Việt Nam ca ngợi về các công trình nghiên cứu lịch sử, đã viết về Hà Đông như sau:“Có lẽ những người đặt tên tỉnh này (là Hà Đông) bởi vì tỉnh này là đất văn vật giống như đất Hà Đông bên Trung Hoa.” (Hà Đông nước ta là quê hương của nhiều nhân vật lịch sử và văn học lừng lẫy như Chu Văn An, Bùi Huy Bích, Nguyễn Phi Khanh, Ngô Thời Nhiệm, Nguyễn Trãi, v.v.)Xin ghi chú thêm ở đây một điểm nhỏ để tránh nhầm lẫn: Sông Hoàng Hà bên Trung Hoa chảy dọc từ Bắc xuống Nam, đi ngang tỉnh Sơn Tây, và ở phía Đông sông này có vùng đất gọi là Hà Đông, nổi tiếng nhờ câu thơ “sư tử Hà Đông” của Tô Đông Pha, chọc người bạn sợ vợ là Trần Quý Thường. Như vậy thì Hà Đông của Trung Hoa mới thật sự nằm ở phía đông sông Hoàng Hà. Còn Hà Đông của Việt Nam thì nằm ở phía Tây sông Hồng Hà.Về tên tỉnh Hà Đông ở nước ta, còn một ý kiến khác cho rằng: Vì cái tên Cầu Đơ (chữ Nôm) nghe “nhà quê” quá, nên các nhà nho ở vùng nay muốn thay bằng một địa danh đẹp hơn. Nhân nhớ đến câu trong sách Mạnh Tử: “Hà Nội hung tắc dĩ kỳ dân ư Hà Đông,” nghĩa là Hà Nội gặp nạn thì đưa dân về Hà Đông. Dựa theo câu này thì Hà Nội và Hà Đông phải gần bên nhau, theo cái thế môi hở răng lạnh. Vì vậy các cụ mới đổi tên Cầu Đơ thành Hà Đông, nằm sát bên Hà Nội, nhưng ở phía Tây sông Hồng (theo Hà Nội Nửa Đầu Thế Kỷ 20 của Nguyễn Văn Uẩn).2. Hà Tây lại càng không dính dáng gì đến sông Hồng bởi Hà Tây chỉ là tên ghép của hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây. Vì diện tích tỉnh Sơn Tây quá nhỏ, nên năm 1963, chính quyền miền Bắc tách tỉnh Sơn Tây ra, một phần nhập vào Hà Nội, phần còn lại nhập vào Hà Đông và từ đó gọi là Hà Tây.3. Tương tự như thế, Hà Nam mới do Pháp lập năm 1890, chỉ tồn tại hơn 20 năm rồi nhập vào Nam Định. Năm 1963 lại nhập thêm Ninh Bình và gọi là Hà Nam Ninh.4. Cuối cùng là Hà Bắc, do 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang nhập chung lại năm 1963. Cũng chỉ được một thời gian ngắn rồi lại tách ra và giữ lại tên cũ, không còn Hà Bắc nữa.Thành ra, đem Hà Đông, Hà Tây, Hà Nam, Hà Bắc để hỗ trợ cho Hà Nội thì không đứng vững chút nào, nếu không muốn nói là một dẫn chứng hoàn toàn sai lầm.Câu chuyện địa danh Hà Nội tôi nói trên Paris By Night đã hơn 5 năm, thế mà đến nay vẫn còn có người đặt vấn đề. Thật ra thì tôi đã trả lời trong cuốn Kỷ Niệm Sân Khấu, in năm 2010, mà chắc nhiều người chưa đọc nên vẫn cứ tiếp tục đòi tôi phải lên tiếng.Thưa bạn đọc,Tôi vẫn thường nhắc đi nhắc lại, không phải điều gì tôi nói ra cũng đúng cả. Trên đời này làm gì có ai được Trời cho cái đặc ân siêu việt đó! Khi bàn chuyện khoa học hay toán học thì khỏi phải tranh cãi bởi nó quá minh bạch và cụ thể, như hai với hai là bốn. Hoặc những dữ kiện lịch sử đã quá rõ ràng như Lê Lợi đánh quân Minh, Quang Trung đánh quân Thanh, thì còn gì để ngờ vực nữa! Nhưng những kiến thức về nhân văn, tư tưởng hay triết học thì biên giới của sự đúng sai rất tương đối. Những điều tôi phát biểu chỉ là một ý kiến, một gợi ý chứ không thể là một chân lý muôn đời.Duy có điều tôi xác minh là tôi luôn luôn dựa trên tài liệu đi kèm với lý luận, chứ không bao giờ chỉ dựa trên suy đoán hay cảm tính. Và vì dựa trên tài liệu cho nên có những điều hôm nay mình thấy đúng mà có thể chỉ ngày mai đã sai rồi khi phát hiện ra những tài liệu mới. Chẳng hạn từ nhỏ chúng ta đều học “Nước Việt Nam có bốn ngàn năm lịch sử”. Nhưng gần đây, nhờ khám phá ra cuốn Việt Sử Lược, viết vào thế kỷ 13, các học giả mới biết vua Hùng lập nước Văn Lang vào khoảng 700 năm trước CN, lúc đó là đời Chu Trang Vương bên Tàu. Có nghĩa là tính từ cái mốc lập quốc của Hùng Vương, kéo dài cho đến hôm nay, cộng chung lại cả một chiều dài lịch sử chỉ có khoảng 2,700 năm thôi, chứ không phải là 4,000 năm như các bài học cũ.Nhưng biết đâu trong tương lai lại phát hiện thêm một tài liệu sử nào khác đáng tin cậy và con số 2,700 năm lịch sử kia sẽ không còn đứng vững nữa!Để kết thúc bài này, tôi xin trích lại một đoạn tôi đã viết trong cuốn Kỷ Niệm Sân Khấu, trang 212, như sau:“Tranh luận bao giờ cũng nhằm đạt đến một mục đích cao cả là tìm ra sự thật chứ không phải để ăn thua. Muốn như thế, người tham gia thảo luận cần phải có thái độ khách quan, điềm tĩnh, và cần nhất phải bỏ cái định kiến nông cạn là chưa thảo luận đã tin chắc rằng mình đúng!”

nguồn: http://culturemagazin.com/vi/truy-nguon-goc-ten-ha-noi/

  • Đăng bởi trần trân
  • nhắn tin
  • 25/12/2014
  • hà nội xưa