Tiền chất là gì vì sao phải quản lý nó năm 2024

Nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Trần Văn Bình. Tôi đang tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn!

Theo quy định tại có hiệu lực từ ngày 01/07/2018 thì nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ được quy định cụ thể như sau:

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải đúng thẩm quyền, đối tượng và bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

3. Người quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định.

4. Người ra mệnh lệnh hoặc quyết định sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải chịu trách nhiệm về mệnh lệnh, quyết định của mình.

5. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định, hạn chế thiệt hại đối với người, tài sản và môi trường.

6. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, trang bị, mang, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy xác nhận.

7. Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không còn nhu cầu sử dụng, hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng phải được thu hồi, thanh lý hoặc tiêu hủy.

8. Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ và các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ bị mất phải được kịp thời báo cáo cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.

9. Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam.

Trên đây là nội dung tư vấn về nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.

Theo đó, theo quy định trên thì tiền chất công nghiệp là các hóa chất được sử dụng làm nguyên liệu, dung môi, chất xúc tiến trong sản xuất, nghiên cứu khoa học, phân tích, kiểm nghiệm, đồng thời là các hóa chất không thể thiếu trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy.

Thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; sau thời gian thực hiện Luật phòng, chống ma túy, Luật hóa chất, công tác quản lý, kiểm soát tiền chất công nghiệp đã đạt được một số kết quả nhất định.

Các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng tiền chất công nghiệp đã nâng cao ý thức pháp luật trong việc chấp hành các quy định về quản lý tiền chất. Công tác cấp phép xuất nhập khẩu tiền chất công nghiệp, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất là tiền chất công nghiệp đã được thực hiện theo quy định của Luật phòng, chống ma túy, Luật hóa chất và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Nhiều giải pháp về quản lý tiền chất đã được triển khai đồng bộ như: Định kỳ phối hợp kiểm tra liên ngành hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng tiền chất công nghiệp; hoạt động truyền thông với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; xây dựng và phát sóng các phim khoa học giáo dục về công tác phòng, chống ma túy, phòng chống thất thoát tiền chất vào sản xuất ma túy…

Tiền chất công nghiệp được xếp vào loại hóa chất lưỡng dụng. Tính lưỡng dụng của các loại tiền chất đang đặt ra những khó khăn nhất định cho các cơ quan quản lý. Mục đích của việc kiểm soát tiền chất theo quy định của Luật phòng, chống ma túy là theo dõi đường đi của tiền chất, quản lý đến người sử dụng cuối cùng nhằm đảm bảo tiền chất được sử dụng đúng mục đích, không làm thất thoát vào mục đích bất hợp pháp. Yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý, kiểm soát tiền chất là vừa đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng ngừa thất thoát tiền chất vào sản xuất ma túy.

Thời gian qua, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Tình trạng lợi dụng tiền chất công nghiệp để sản xuất ma túy trên địa bàn một số tỉnh, thành phố có có chiều hướng gia tăng. Nhận thức của một số tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng tiền chất công nghiệp, của một bộ phận các cơ quan, đơn vị còn chưa đầy đủ, thống nhất. Việc mua đi, bán lại, đường đi của tiền chất công nghiệp khiến cho công tác quản lý, kiểm soát tiền chất đến người sử dụng cuối cùng còn gặp nhiều khó khăn. Các quy định về quản lý, kiểm soát tiền chất công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, kiểm soát tiền chất công nghiệp, Bộ Công Thương yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và các Sở Công Thương triển khai các nội dung sau:

Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp ngành Công Thương: Quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma túy bằng các hình thức thiết thực, phong phú; lồng ghép các nội dung tuyên truyền, phổ biến phòng, chống ma túy vào sinh hoạt của đoàn thể, hoạt động của phong trào văn hóa, văn nghệ.

Tổng Cục quản lý thị trường: Chỉ đạo các Cục quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát tiền chất công nghiệp lưu thông trên thị trường và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Cục Hóa chất

  1. Quản lý chặt chẽ việc cấp phép xuất nhập khẩu tiền chất công nghiệp của các tổ chức, cá nhân trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Chủ trì vận hành, cập nhật thông tin cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia, tổng hợp số liệu, cung cấp thông tin cho Trung tâm Dữ liệu kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy do Bộ Công an trực tiếp quản lý, vận hành;
  1. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan định kỳ kiểm tra các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng và tồn trữ tiền chất công nghiệp trên địa bàn cả nước;
  1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các quy định của pháp luật về quản lý và kiểm soát tiền chất công nghiệp cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng và tồn trữ tiền chất công nghiệp;
  1. Đầu mối trao đổi thông tin với các Sở Công Thương về kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng và tồn trữ tiền chất công nghiệp thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia tại địa chỉ http://chemicaldata.gov.vn/cms.xc;

đ) Rà soát, tổng hợp những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng và tồn trữ tiền chất công nghiệp và đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

  1. Quản lý chặt chẽ việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp (bao gồm các tiền chất công nghiệp); rà soát, thống kê số lượng các đơn vị kinh doanh tiền chất công nghiệp để phục vụ công tác quản lý, theo dõi và phối hợp;
  1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng và tồn trữ tiền chất công nghiệp trên địa bàn để phát hiện những sai sót, kẽ hở trong công tác quản lý, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật;
  1. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp trên địa bàn, nâng cao kỹ năng quản lý tiền chất công nghiệp tránh thất thoát vào sản xuất ma túy. Vận động các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng và tồn trữ tiền chất công nghiệp trên địa bàn ký cam kết không để thất thoát tiền chất công nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh, sử dụng và tồn trữ;
  1. Kịp thời thông tin, trao đổi với công an địa phương, với các cơ quan chức năng thuộc địa bàn khác để có biện pháp phối hợp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm khi nhận được nguồn tin, tài liệu hoặc phát hiện những sai phạm trong công tác kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy;

đ) Thực hiện chế độ báo cáo công tác quản lý hóa chất, chỉ đạo, đôn đốc các tổ chức cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn thực hiện báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng và tồn trữ tiền chất công nghiệp trên hệ thống cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia tại địa chỉ http://chemicaldata.gov.vn/cms.xc theo quy định tại Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất.

Bộ trưởng giao Cục Hóa chất là cơ quan đầu mối theo dõi, đôn đốc, định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị này.

Khái niệm tiền chất là gì?

Tiền chất là một loại thuốc hoặc hợp chất, sau khi dùng, được chuyển hóa (nghĩa là được chuyển đổi trong cơ thể) thành một loại thuốc có hoạt tính dược lý. Tiền chất bất hoạt là các thuốc không hoạt động dược lý được chuyển hóa thành một dạng hoạt động trong cơ thể.

Như thế nào gọi là tiền chất công nghiệp?

Tiền chất công nghiệp là các hóa chất được sử dụng làm nguyên liệu, dung môi, chất xúc tiến trong sản xuất, nghiên cứu khoa học, phân tích, kiểm nghiệm, đồng thời là các hóa chất không thể thiếu trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.

Tiến hóa chất là gì?

Theo quy định hiện hành tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 38/2014/NĐ-CP thì tiền chất là hóa chất được sử dụng trong bất kỳ một công đoạn nào của một quá trình công nghệ khi phản ứng với hóa chất khác có thể tạo thành một hóa chất độc và có vai trò quyết định nhất về mặt độc tính của hóa chất độc đó.

Sản xuất tiền chất là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 105/2021/NĐ-CP thì sản xuất tiền chất là hoạt động tạo ra tiền chất thông qua các phản ứng hóa học.