Tiền phép năm hạch toán như thế nào năm 2024

Kính gửi Bộ Tài chính: Theo Luật lao động mới số 45/2019, Tại Khoản 3 Điều 113 quy định về nghỉ phép năm: "Trường hợp thôi việc chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được Người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ". Hiện tại như em được biết rất nhiều Doanh nghiệp đang thắc mắc về vấn đề chi trả tiền lương của những ngày phép năm còn lại năm 2021 cho CBCNV vẫn đang làm việc tại Công ty vào cuối năm 2021 thì có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN hay không? (phần chi này có ghi trong quy chế tài chính và thỏa ước lao động tập thể của Công ty). Theo cv số 1814/CTHPT-TTHT ngày 22/7/2021 trả lời cho phần chi phép năm này là không được ghi nhận chi phí. Cục Thuế Hà Nội và Thuế Bắc Ninh trả lời công văn cho phép năm này thì không ghi rõ được hay không được mà ghi là nếu phù hợp luật lao động thì được (Có nghĩa là DN phải tự xác định xem DN mình có phù hợp hay không) và khi em gọi điện trực tiếp nhờ tư vấn thì được trả lời là vẫn được tính Chi phí, chỉ cần DN ghi rõ trong quy chế tài chính hoặc các hồ sơ khác của Công ty là được ạ. Vậy em xin nhờ Bộ Tài Chính trả lời giúp bên em về vấn đề này để DN thực hiện đúng quy định ạ. Trân Trọng cảm ơn!

26/05/2022

Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động;

Số dư bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động. Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ tài khoản 334 rất cá biệt - nếu có phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động. Tài khoản 334 phải hạch toán chi tiết theo 2 nội dung: Thanh toán lương và thanh toán các khoản khác. Tài khoản 334 - Phải trả người lao động, có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 3341 - Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. - Tài khoản 3348 - Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công và các khoản khác thuộc về thu nhập của người lao động.

3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

  1. Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động, ghi: Nợ

TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642 Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348).

  1. Tiền thưởng trả cho công nhân viên: - Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, ghi: Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3531)

Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341). - Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341) Có các TK 111, 112,...

  1. Tính tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn,...) phải trả cho công nhân viên, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383)

Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341).

  1. Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên, ghi: Nợ các TK 623, 627, 641, 642 Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (đơn vị có trích trước tiền lương nghỉ phép)

Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341).

đ) Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp như tiền tạm ứng chưa chi hết, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tiền thu bồi thường về tài sản thiếu theo quyết định xử lý.... ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)

Có TK 141 - Tạm ứng Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Có TK 138 - Phải thu khác.

  1. Tính tiền thuế thu nhập cá nhân của công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp phải nộp Nhà nước, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335).

  1. Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)

Có các TK 111, 112,...

  1. Thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)

Có các TK 111, 112,...

  1. Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp bằng sản phẩm, hàng hoá, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng không bao gồm thuế GTGT, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).

  1. Xác định và thanh toán các khoản khác phải trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp như tiền ăn ca, tiền nhà, tiền điện thoại, học phí, thẻ hội viên...: - Khi xác định được số phải trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp, ghi: Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642

Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348). - Khi chi trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) Có các TK 111, 112,...

_____________________________________________

Tiền lương tháng 13 hạch toán vào đầu?

- Tiền lương thưởng tháng 13 cuối năm mà hạch toán vào chi phí trong năm tài chính và thực chi trước khi nộp hồ sơ Quyết toán thuế TNDN sẽ được hạch toán vào chi phí trong năm.

Chi phí lương nhân viên hạch toán vào đầu?

Lương của nhân viên mua hàng hạch toán vào TK 641 – chi phí bán hàng. Lương của ban giám đốc hạch toán vào TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp. Lương của nhân công bộ phận sản xuất hạch toán vào TK 622. Lương của quản lý phân xưởng sản xuất hạch toán vào TK 627 – chi phí sản xuất chung.

Lương phép là gì?

Tiền lương nghỉ phép là tiền lương được làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ phép (nghỉ hàng năm). Tiền lương nghỉ phép là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động được nghỉ lễ, Tết, nghỉ hằng năm hoặc nghỉ việc riêng có hưởng lương.

Ngày nghỉ phép năm được tính như thế nào?

Tính số ngày nghỉ phép năm bằng cách lấy số ngày nghỉ hằng năm chia cho 12 tháng rồi nhân với số tháng đã làm việc thực tế trong năm. Ví dụ như: Chị C làm việc ở công ty Y trong điều kiện bình thường, chị C làm việc được 08 tháng. Như vậy, số ngày phép năm của chị C= (12 ngày : 12) x 8 tháng = 8 ngày.