Tình đồng loại là gì

Mọi người bỗng tự hỏi từ bao giờ chúng ta trở thành nạn nhân của chó dữ? Từ bao giờ, chúng ta đang uống cà phê vỉa hè, dạo phố, tập thể dục ở công viên... đều có thể bị một con chó dữ không biết từ đâu lao đến gầm ghè?

Phải chăng từ khi xuất hiện một nhóm người rủng rỉnh tiền bạc, lấy việc nuôi chó dữ làm thú vui mà bất chấp các quy định của pháp luật. Họ xem việc vỗ béo những con ngao Tạng, becgie, pitbull... làm thú tiêu khiển, mà quên mất quy định phải báo với chính quyền địa phương, phải cam kết nuôi nhốt (hoặc xích chó) trong khuôn viên gia đình. Vậy là không ít kẻ thản nhiên dắt chó dữ nhe răng nhọn hoắt ra đường, trước ánh mắt nem nép của người khác, bất chấp luôn quy định phải đeo rọ mõm chó và phải tiêm ngừa dại.

Trong mắt nhiều người chủ, chó là thú cưng nhưng với mọi người nó là thú dữ (con pitbull ở Long An chẳng phải cắn chủ nó suýt mất mạng đó sao).

Nếu hỏi những người yêu môn chạy bộ ở VN nỗi ám ảnh nhất trên đường chạy của họ là gì, có lẽ đều nhận được câu trả lời: chó dữ. Chó dữ được thả ra đường nhan nhản khắp nơi mỗi sáng, mỗi chiều... sẵn sàng nhảy xổ vào chân người đi dạo. Nguy hiểm hơn, chúng xuất hiện ngày càng nhiều, không chỉ trên đường phố, công viên, bãi biển... mà có thể ở cả sân ga, bến tàu, bến xe... trong một cuộc tiễn đưa cậu ấm, cô chiêu nào đó.

Giờ thì nạn chó dữ thả rông đã trở thành một nỗi lo quá lớn, bởi nó đã thành một "khoảng trống mênh mông" thiếu sự quản lý trong đời sống hiện nay, bởi thiếu đội ngũ thực thi các quy định của pháp luật.

Pháp luật đã quy định việc nuôi chó khá rõ ràng: phải đăng ký với UBND cấp xã (theo quyết định 193/QĐ-TTg 2017); phải tiêm vắc xin phòng bệnh dại (theo thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT); phải đeo rọ mõm cho chó khi ra đường (theo nghị định 90/2017/NĐ-CP). Thế nhưng trên thực tế, hầu như vắng bóng lực lượng đi kiểm tra, giám sát việc này. Các đội săn bắt chó hoạt động khá hiệu quả một thời, hình như cũng đã giải thể?

Tình trạng bức xúc đến mức, có cử tri nhắn gửi tới các ứng cử viên đại biểu Quốc hội, trước đợt bầu cử vừa rồi: "Nếu trúng cử, nhớ đem giùm chuyện quản lý chó dữ thả rông vào nội dung chương trình nghị sự của Quốc hội sắp đến"(?!)

Trong khi đợi hành vi của người nuôi chó dữ được điều chỉnh bởi việc thực thi pháp luật đầy đủ, mọi người mong rằng các chủ chó cần có ý thức tốt hơn. Bởi nuôi chó dữ (mà không tuân thủ các quy định) thì không phải yêu thương động vật mà là nuông chiều thói hợm hĩnh. Mang chó dữ ra đường không phải để thể hiện sức mạnh hơn người mà nó cho thấy sự kém cỏi bởi thiếu hụt lòng nhân ái và sự tôn trọng những người xung quanh. Đó không phải là đẳng cấp của sang trọng mà là sự xuống cấp của lối sống ô trọc.

Cuối cùng, ai cũng có thú vui nhưng đừng để thú vui của mình thành nỗi đau của người khác. Xin đừng yêu chó dữ mà quên tình đồng loại. Và hãy nhớ giùm để chó dữ cắn người đó là tội ác.

Tình đồng loại là gì
Phát hoảng với chó thả rông trong đô thị

TTO - Té xe, lăn trên đường vì chó. Trẻ con bị chó rượt hoảng sợ tái mặt. Đi làm về giẫm phải "mìn" phân chó. Hỏi ai không giận, nhưng nói mãi cũng như không.

Bộ phim kết thúc bằng câu thoại bất hủ “Like kill a mockingbird” (như là giết một con chim nhại) - những gì người ta sẽ làm nếu buộc tội giết người cho một kẻ thiểu năng, bất thường như Boo Radley. Bởi lẽ, Boo cũng giống như một con chim nhại - loài chim vô hại nhưng trở nên đáng ghét chỉ bởi tiếng hót bị người ta cho là khó ưa. Gần hết cuộc đời mình, Boo cũng sống trong định kiến của cộng đồng như một con quái vật đáng ghê sợ, một mối nguy hiểm luôn rình rập chỉ bởi anh ta khác mọi người.

Tình đồng loại là gì

Bộ phim "Giết con chim nhại" từng giành ba giải Oscar vào năm 1963 cho "Nam diễn viên chính xuất sắc" (Gregory Peck), "Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc" và "Kịch bản chuyển thể xuất sắc".

Được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn nữ Harper Lee, To Kill a Mockingbird khai thác chủ đề về sự khác biệt và khả năng chấp nhận sự khác biệt trong một cộng đồng. Từ ngôi kể thứ nhất của nhân vật chính là cô bé Scout, đạo diễn Robert Mulligan đưa người xem đến với miền Nam nước Mỹ những năm 1930 của thế kỷ 20. Đó là buổi đầu của kỷ nguyên nô lệ, của nạn phân biệt chủng tộc khắc nghiệt đánh dấu một thời kỳ đen tối, khủng hoảng bậc nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Scout, Jem và Dill là những đứa trẻ lớn lên trong một khu phố nhỏ ở Maycomb cùng người cha đáng kính Atticus Finch. Tuổi thơ của chúng là những kỳ nghỉ hè và những trò rình rập, quậy phá quanh ngôi nhà của một người đàn ông bí ẩn chỉ ra ngoài vào ban đêm, chuyên bắt sóc và mèo để ăn sống…

Đến một ngày, vụ án kinh động cả thị trấn xảy ra. Tom Robinson - một người da đen bị buộc tội cưỡng hiếp một phụ nữ da trắng. Atticus được giao làm luật sư phản biện cho bị cáo. Scout, Jem và Dill đồng hành cùng cha trong cuộc chiến đấu cho công lý, cho sự thật, sự công bằng ấy và từ đó mà nhận ra những bài học ý nghĩa trong cuộc sống và trưởng thành…

Lấy ý tưởng từ hình ảnh những con chim nhại - loài chim vô hại nhưng vốn bị kỳ thị, nhà văn Harper Lee đã viết nên cuốn tiểu thuyết đầu tiên và duy nhất của đời mình về tình đồng loại. Trên cơ sở đó, đạo diễn Robert Mulligan đã chuyển thể tương đối trung thành và trọn vẹn nội dung, tư tưởng của cuốn sách lên phim.

Câu chuyện của cô bé Scout kể cho khán giả về “những con chim nhại” của miền Nam nước Mỹ những năm 1930. Đó là Tom - một anh chàng hiền lành, lương thiện, hay giúp đỡ mọi người nhưng mang tội lỗi vì là người da màu. Đó là Boo - một cậu học sinh hiếu học, trong sáng nhưng gần suốt cuộc đời phải sống trong bóng tối vì là kẻ thiểu năng, nửa điên nửa dại trong mắt mọi người.

Tình đồng loại là gì

Luật sư Atticus Finch và ba đứa trẻ Scout, Jem, Dill.

Họ là cả những người da trắng, cả những người da đen, không trừ ai, đều phải sống sau những rào cản là định kiến xã hội mà không thể vượt qua. Không những thế, để chối bỏ họ một cách tuyệt đối, người ta còn sẵn sàng nghĩ ra những âm mưu, rắp tâm đẩy họ vào bước đường cùng.

Tom Robinson đã phải chịu một kết cục bi thảm để cứu lấy danh dự và lòng tự trọng của mình trước khi tiếp tục bị những kẻ xấu lặng mạ, vu khống theo cái cách phàm phu, thô bạo nhất. Boo Harley may mắn hơn khi cuối cùng cũng có người nhận ra anh, chấp nhận anh nhưng không có nghĩa vì thế mà anh thoát khỏi thân phận là một cái bóng dật dờ đi bên lề xã hội.

Ở một giới hạn nào đó, công lý đã lên tiếng khi lấy mạng để đền mạng cho một con người lương thiện phải chết oan. Tuy nhiên, bức tranh hiện thực xã hội Mỹ giai đoạn khủng hoảng ấy cũng không vì thế mà tươi sáng thêm khi quyền lực vẫn nằm trong tay kẻ cầm súng và những kẻ đặc quyền mang màu da của người làm chủ.

Trên một khía cạnh khác, To Kill a Mockingbird còn gửi đến một bài học sâu sắc về tầm quan trọng của giáo dục đối với mỗi người. Trường học, ngoài mục đích đầu tiên là truyền dạy kiến thức, còn có ý nghĩa lớn lao trong việc dạy cho con người biết sợ và biết kiểm soát, kiềm chế bản thân.

Sự khác nhau giữa người có học và người không có học nằm ở chỗ: Trong khi Bob Ewell sẵn sàng nhổ toẹt nước bọt vào mặt đối phương trước khi bất cứ cuộc trò chuyện nào kịp diễn ra thì Atticus Finch, trước hành động lỗ mãng ấy, tuyệt nhiên không có bất cứ hành động trả đũa nào. Ông chỉ im lặng, rút khăn lau mặt rồi quay lưng bỏ đi. Người có học sẽ biết kiểm soát và làm chủ cảm xúc thay vì hành xử hoang dại và thiếu suy nghĩ như những người chưa từng được đến trường.

Không chỉ thành công trong việc chuyển hóa nhuần nhuyễn và trọn vẹn nhiều tầng chủ đề trong dung lượng thời gian cho phép, To Kill a Mockingbird còn được xếp vào một trong những phim thành công về ngôn ngữ tạo hình điện ảnh. Những cuộc rình rập, rượt đuổi trong đêm với sự hỗ trợ đắc lực của âm nhạc dồn dập, căng thẳng như nhịp thở của đứa trẻ hoảng hốt trốn chạy thực sự kéo người xem vào cuộc để cùng tham gia vào những trò ú tim. Máy quay không rời người kể chuyện (Scout) nửa bước đã kéo khán giả gần lại chiếc xích đu cót két về đêm, những bờ rào lạnh lẽo hay những lối đi dưới hàng cây tăm tối... theo đúng như cách cô bé sáu tuổi lắng nghe và cảm nhận.

Chủ đề về sự phân biệt đối xử được đan cài khéo léo vào những tình tiết được xử lý tinh tế mà không quá phô trương. Người xem sẽ không thể quên cách cậu bé da màu lần đầu tiên loay hoay với bộ dao, dĩa để hì hục cắt những miếng thịt trong đĩa hay như cách một nhóm người da đen đang trò chuyện bỗng dưng im bặt khi gã nông dân người da trắng đến và sẵn sàng tuân theo mọi sai bảo của hắn mà tuyệt nhiên không thắc mắc gì.

Tình đồng loại là gì

Phim nói về thời kỳ đen tối của nước Mỹ khi sự phân biệt giàu nghèo, giai cấp và màu da còn quá lớn.

Những quy định ngầm về thân phận, địa vị xã hội được đạo diễn Robert Mulligan chuyển tải bằng một lối kể chuyện thông minh, giàu liên tưởng. Đặc biệt, dụng ý của việc sử dụng màu phim cũ (trắng - đen) thay vì phim màu như trào lưu đang lên vào những năm 1960 cũng là một lựa chọn hoàn toàn thuyết phục của ông. Chính mỗi thước phim sẽ là lời tố cáo trần trụi nhất cho một sự thật đen tối về nạn phân biệt chủng tộc của nước Mỹ một thời.

Một trong những điều phi thường khác của To Kill a Mockingbird có lẽ đến từ dàn diễn viên. Luật sư Finch - người cha đáng kính của những đứa trẻ chính là vai diễn đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của Gregory Peck. Vai diễn mang về cho ông một tượng vàng Oscar đồng thời đóng đinh ông vào hình tượng một người cha ân cần, lương thiện, đại diện cho công lý và lẽ phải.

Bên cạnh đó, Robert Mulligan cũng rất may mắn khi có được một dàn diễn viên đồng đều và xuất sắc đến thế. Họ có thể không phải là những người xuất sắc trong suốt sự nghiệp của mình nhưng chắc chắn đều đã “xuất thần” khi đứng cùng nhau ở đây.

Dù chỉ xuất hiện ở nửa sau và những phút cuối của bộ phim, James Anderson (vai Bob Ewell) với cách liếm môi, chiếc mũ phớt, ánh mắt nham hiểm và thái độ xấc xược cũng khiến khán giả chỉ muốn lao vào màn ảnh để đánh đập, rủa xả. Collin Wincox Paxton - người phụ nữ như hoá điên dại, tóc tai rối bời, vừa mấp máy môi vừa co giật sau cú sốc tâm lý vì bị bạo hành; Brock Peters - người da đen nhút nhát, lương thiện đến toát mồ hôi khi đứng trước toà… cũng là những vai diễn khó quên của bộ phim.