Trẻ em có nên ăn sò huyết

Sò huyết là một loại hải sản nổi tiếng cả trong giới ẩm thực và y học. Ăn sò huyết có tác dụng gì? Trong Đông y, người ta dùng cả thịt sò và vỏ sò để điều chế thuốc. Theo Tây y, thì sò huyết chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Mucwomen xin chia sẻ với bạn đọc 9 bài thuốc và giá trị dinh dưỡng từ sò huyết và những lưu ý khi sử dụng loại hải sản này.

  • Ăn sò huyết có tác dụng gì?
    • Bảo vệ sức khỏe tim mạch
    • Chăm sóc hoạt động của não bộ
    • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Công dụng của sò huyết với nam giới và nữ giới, mẹ bầu
    • Tác dụng của sò huyết với đàn ông
    • Tác dụng của sò huyết với phụ nữ
    • Tác dụng của sò huyết với bà bầu
  • Những lưu ý khi bạn muốn ăn sò huyết
  • Chữa bệnh: 9 cách ăn sò huyết có tác dụng
    • Thanh nhiệt, bồi dưỡng cơ thể suy nhược, chữa lao phổi
    • Chữa tăng huyết áp, béo phì
    • Chữa dạ dày ợ chua, tiêu tích, hóa đàm ở cổ họng:
    • Chữa kinh nguyệt ra nhiều
    • Chữa đại tiện ra máu
    • Chữa cam răng
    • Chữa tụ máu, bầm tím
    • Thuốc bổ dương
      • Cháo sò huyết
      • Sò huyết xào mì
      • Sò huyết sốt me

Ăn sò huyết có tác dụng gì?

Theo Đông y, sò huyết là loại hải sản vị ngọt, mặn, tính nóng, khá lành. Do đó, sò huyết có nhiều lợi ích cho hệ tuần hoàn máu và hệ tiêu hóa. Bao gồm: bổ huyết, kiện vị, huyết hư, thiếu máu, kiết lỵ, tiêu hóa kém và viêm loét dạ dày.

Giá trị dinh dưỡng của sò huyết khá cao: chứa nhiều chất dinh dưỡng, giàu đạm mà ít chất béo. Trong sò huyết lại chứa nhiều loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Những bài thuốc từ sò huyết có khả năng hồi phục chức năng, sức khỏe cho cơ thể. Hơn nữa lại là một món ăn ngon miệng, hấp dẫn.

Trẻ em có nên ăn sò huyết
Ăn sò huyết tốt không? (ảnh: internet).

Vậy, ăn sò huyết có tác dụng gì? Thành phần dinh dưỡng của sò huyết có những gì?

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Cũng như các loại hải sản khác, sò huyết cũng chứa axit béo omega-3 tốt cho tim mạch. Mặc dù lượng chất này trong sò huyết không nhiều bằng một số loại cá như cá hồi. Ngoài ra, sò huyết còn chưa vitamin B12 cũng hỗ trợ hoạt động của cơ tim.

Chăm sóc hoạt động của não bộ

Các chất dinh dưỡng khác có trong sò huyết cũng góp phần chăm sóc sức khỏe não bộ. Một số nghiên cứu trên thực tế đã xác định nồng độ omega-3 và vitamin B12 quá ít trong máu là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về phát triển não bộ ở trẻ em và hoạt động não khỏe mạnh ở người trưởng thành.

Sò huyết bổ sung tuong đối lượng vitamin B12 và axit béo omega-3. Hai chất này có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa não bộ. Hơn nữa sò huyết còn có thể hạn chế phát sinh các vấn đề não bộ ở người lớn tuổi.

Omega-3 và vitamin B12 trong sò huyết còn ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ ở trẻ em. Việc bổ sung hai dưỡng chất này cũng giúp cải thiện hoạt động não bộ ở người trưởng thành.

Tăng cường hệ miễn dịch

Lượng kẽm dồi dào trong sò huyết và các loại hải sản có vỏ còn giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Đây là loại khoáng chất cần thiết tạo ra các tế bào bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể. Kẽm còn có tác dụng như một chất chống oxy hóa. Khoáng chất này giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và ung thư.

Công dụng của sò huyết với nam giới và nữ giới, mẹ bầu

Tác dụng của sò huyết với đàn ông

Món ăn này tỏ ra rất tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tăng huyết áp hay suy nhược cơ thể. Chúng giúp bổ huyết, chữa chứng thiếu máu hiệu quả, làm giảm triệu chứng của lao phổi, đặc biệt là tăng cường sinh lực cho các cặp đôi.

Sò huyết có tác dụng khá hiệu quả trong việc hỗ trợ chứng thiếu máu. Do đó, sò huyết cải thiện đáng kể tình trạng suy nhược cơ thể. Ngoài ra, sò huyết còn giúp cải thiện bệnh chứng lao phổi.

100g sò huyết chứa đến 13,40 mg kẽm (Zn). Nam giới bổ sung kẽm vừa đủ sẽ cải thiện quá trình sản xuất hormone nam giới.

Trẻ em có nên ăn sò huyết
Sò huyết là món ăn ưa chuộng trên bàn nhậu của đấng mày râu (ảnh: internet).

Tác dụng của sò huyết với phụ nữ

Sò huyết có nhiều do có đặc tính phù hợp với nam giới. Do đó, phụ nữ thường xuyên được khuyên ít dùng.

Dù vậy, phụ nữ có thể dùng sò huyết vào trước giai đoạn hành kinh. Như vậy, chị em sẽ cảm thấy bớt mệt mỏi, chóng mặt. Ngoài ra, sò huyết cũng có tác dụng tương tự với chứng thiếu máu.

Phụ nữ dùng sò huyết cũng giúp làn da trở nên hồng hào và khỏe mạnh hơn.

Tác dụng của sò huyết với bà bầu

Sò huyết giúp bổ máu, cung cấp nhiều dưỡng chất. Cũng như các loại hải sản thường có hàm lượng khoáng chất đa dạng như: canxi, magie, kẽm, sắt,…Những khoáng chất này rất cần thiết cho phát triển xương răng và não bộ của em bé.

Cũng như các loại hải sản khác, mẹ bầu nên cân nhắc và hạn chế dùng các món hải sản.

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, bà bầu chỉ nên ăn sò huyết 2 – 3 lần mỗi tháng.

Không được ăn sống, cần chế biến cẩn thận và nấu chín kỹ.

Thai kỳ 3 tháng đầu và 3 tháng cuối tốt hơn là không nên dùng. Vì đây là khoảng thời gian nhạy cảm.

Các loại hải sản thường có nhiều ký sinh vật. Do đó mẹ bầu ăn nhiều sẽ nguy hiểm tới sự phát triển của thai nhi.

Trẻ em có nên ăn sò huyết
Phụ nữ không nên dùng sò huyết nhiều (ảnh: internet).

Những lưu ý khi bạn muốn ăn sò huyết

 Khi ăn sò huyết và các loại hải sản, bạn cũng nên lưu một số điều sau đây:

Hải sản dễ bị nhiễm kí sinh trùng, vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn viêm gan B, kiết lỵ, tả, thương hàn, E.coli, giun,… Người hệ tiêu hóa kém hoặc dễ bị dị ứng thì không nên dùng nhiều các loại hải sản.

  • Một ngư dân ngừng tim sau khi ăn cua mặt quỷ

Trong sò huyết chứa hàm lượng retinol quá cao, đây là loại chất liên quan mật thiết các đến dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Vì vậy, với phụ nữ mang thai và sản phụ sau khi sinh, các chuyên gia thường không khuyến khích ăn món này.

Phụ nữ mang thai và sau khi sinh tốt hơn là không nên dùng sò huyết. Vì hàm lượng retinol trong sò huyết vượt mức an toàn đối với sự phát triển của thai nhi. Do vậy, mẹ bầu nếu dùng nhiều sẽ dễ gây dị tật ở thai nhi.

Trẻ em, nhất là trẻ nhỏ cũng được cho là không nên dùng sò huyết. Bởi vì theo các chuyên gia, khi trẻ nhỏ ăn sò huyết quá sớm sẽ rất dễ bị ngộ độc do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện và yếu ớt. Ngoài ra, nguy cơ phát dục sớm cũng có thể xảy ra.

Các triệu chứng dị ứng với sò huyết thường xuất hiện các tổn thương ở da như: nổi mề đay, phù mạch, đỏ bừng mặt, sổ mũi, hắt xì, ngứa mắt, ngứa mũi, tróc da tay chân,…

Chuyên gia khuyên không nên dùng sò huyết sống hoặc sò tái. Mẹ bầu cần lựa chọn sò huyết tươi để nấu và cần nấu chín kỹ.

Trẻ em có nên ăn sò huyết
Sò huyết sống có thể mang virus và vi khuẩn, bao gồm cả viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ… 

Chữa bệnh: 9 cách ăn sò huyết có tác dụng

Thanh nhiệt, bồi dưỡng cơ thể suy nhược, chữa lao phổi

Dùng 2 lần/ngày: ninh nhừ thịt sò huyết 100g,  hẹ lá 100g.

Chữa tăng huyết áp, béo phì

Thịt sò huyết kết hợp thảo quyết minh theo tỉ lệ 1:1, cho thêm nước vừa đủ dùng và nấu chín kỹ, chỉ ăn trong ngày.

Chữa dạ dày ợ chua, tiêu tích, hóa đàm ở cổ họng:

Ngày 2 lần trước bữa ăn: khoảng 15g bột vỏ sò với nước ấm.

Chữa kinh nguyệt ra nhiều

Nấu thịt sò huyết 100g thêm cùng 100g thịt lợn, nấu chín kỹ, tốt nhất nên ăn trước khi hành kinh.

Chữa đại tiện ra máu

Ngày dùng 2 lần: 15g bột vỏ sò với nước ấm.

Chữa cam răng

Bột vỏ sò uống ngày 3 lần sáng, trưa, tối, mỗi lần 3-5g .

Chữa tụ máu, bầm tím

Ngày uống 2 lần (sáng và tối): 10- 15g bột vỏ sò với nước ấm.

Thuốc bổ dương

Cháo sò huyết

500g sò huyết tách lấy thịt, đem nấu cháo cùng 200g gạo tẻ, thêm gừng, tiêu, khi ăn thêm 1 quả trứng vịt muối.

Sò huyết xào mì

Mì (nui) 100g xào cùng sò huyết 100g, thêm các loại rau như: cà chua, nấm rơm, hành tây.

Sò huyết sốt me

1kg sò huyết sau hấp chín, lấy thịt xào cùng 300g me.

Bé bảo nhiêu tuổi ăn được sò huyết?

Để đảm bảo, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn sò huyết khi đã được 1 tuổi. Nên lựa sò huyết còn sống, tươi để tránh nhiễm khuẩn cho . Chế biến cháo sò huyết cho trẻ nên nấu chín kỹ để loại bỏ được các loại vi khuẩn.

Con số có tác dụng gì?

là loại hải sản vị ngọt, mặn, tính nóng khá lành nên rất nhiều lợi ích cho hệ tuần hoàn máu và hệ tiêu hóa như bổ huyết, kiện vị, huyết hư, thiếu máu, kiết lỵ, tiêu hóa kém, viêm loét dạ dày.

Sò huyết làm món gì cho bé?

Cách nấu cháo sò huyết nấm cho bé:.
Gạo vo sạch, nấu trên lửa vừa thành cháo..
Băm nhỏ thịt sò huyết và nấm rơm đã được sơ chế sạch. ... .
Cháo chín, mẹ cho sò huyết và nấm rơm vào, nêm nếm lại và cho hành lá băm nhuyễn..
Đợi đến khi cháo sôi nhừ thì mẹ có thể cho thêm xíu dầu mè giúp tăng hương thơm và tắt bếp..

Cháo sò huyết nấu với gì cho bé?

Theo các chuyên gia, cháo sò huyết có thể nấu cùng với các loại rau cải như: bó xôi, cải ngọt, cải xanh hoặc rau thơm như hành lá, rau mùi. Bên cạnh đó, với cách nấu cháo sò huyết cho bé cùng khoai môn, món cháo sẽ hấp dẫn trẻ nhỏ lẫn người lớn đấy.