Trẻ tự kỷ lớn lên như thế nào năm 2024

Khi trẻ tự kỷ lớn lên, các em có thể sẽ phải đương đầu với nhiều thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây BrainCare xin chia sẻ một trong những khó khăn thường gặp đầu tiên mà trẻ tự kỷ có thể đối mặt trong quá trình trưởng thành:

Trẻ tự kỷ lớn lên như thế nào năm 2024
Về mặt giao tiếp xã hội: Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ với người khác. Một số ví dụ cụ thể mà trẻ tự kỷ có thể trải qua như:

Trẻ tự kỷ lớn lên như thế nào năm 2024
Khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc: Một số trẻ tự kỷ có thể không biết cách bày tỏ tình cảm (yêu thương, quý mến, quan tâm, lo lắng,…) với người khác. Có thể, các em muốn thể hiện sự quan tâm với mẹ nhưng các em lại không biết phải làm như thế nào, hoặc có em cố gắng thể hiện nhưng thể hiện hành vi không phù hợp.

Đừng chủ quan cha mẹ nhé

Trẻ tự kỷ lớn lên như thế nào năm 2024
Thiếu khả năng hiểu biểu cảm của người khác. Trẻ tự kỷ có thể không nhận biết được khi người khác đang tỏ ra bực bội, vui vẻ, không quan tâm,… điều này có thể gây ra những tình huống không hiểu và xung đột nhau giữa các em và mọi người xung quanh.

Trẻ tự kỷ lớn lên như thế nào năm 2024
Khó khăn trong việc bắt đầu và duy trì cuộc trò chuyện: Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc bắt đầu cuộc trò chuyện và duy trì nó. Các em có thể cảm thấy không biết dùng từ nào để nói hoặc không hiểu cách duy trì một cuộc trò chuyện.

Trẻ tự kỷ lớn lên như thế nào năm 2024
Một số trẻ tự kỷ có thể lặp đi lặp lại các từ ngữ mà các em đã nghe, điều này có thể gây khó khăn trong giao tiếp, có thể gây khó chịu cho người đối diện và làm mất chủ đề trong cuộc trò chuyện.

Trẻ tự kỷ lớn lên như thế nào năm 2024
Thiếu khả năng tạo mối kết nối xã hội: Trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc kết nối và bắt đầu một cuộc trò chuyện. Các em cảm thấy cô đơn và không biết cách tham gia vào các hoạt động tập thể như thế nào.

Những khó khăn này có thể gây nên cảm giác cô đơn, sự tự ti và căng thẳng cho trẻ tự kỷ. Để vượt qua những khó khăn nêu trên đòi hỏi sự đồng hành, đánh giá, can thiệp một cách hiệu quả để giúp các em phát triển kỹ năng giao tiếp và tạo mối kết nối xã hội một cách tốt nhất. Chính vì vậy, ngay từ nhỏ (từ khi cha mẹ phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường, chậm trễ của con), cha mẹ đừng nên bỏ qua.

Thay vào đó, cha mẹ hãy nhanh chóng tìm hiểu và đưa con đến cơ sở giáo dục đặc biệt uy tín để chuyên gia đánh giá chuyên sâu cho con trong Giai đoạn vàng (tốt nhất là trước 3 tuổi). Vì nếu để các biểu hiện, hành vi khác thường, chậm trễ đó kéo dài, đến khi trưởng thành các bạn tự kỷ sẽ phải đối diện với rất nhiều khó khăn, khả năng hoà nhập cộng đồng là rất hạn chế.

Trẻ tự kỷ lớn lên như thế nào năm 2024
Cha mẹ nhớ nhé! Đội ngũ chuyên gia BrainCare gồm các Tiến sĩ đến từ Khoa Giáo dục Đặc biệt, ĐH Sư phạm Hà Nội với gần 20 năm kinh nghiệm luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ cha mẹ có nhu cầu đánh giá tăng động giảm chú ý, tự kỷ, chậm phát triển… chuyên sâu 1:1 cho con. Hãy liên hệ với BrainCare ngay để bé yêu có một tương lai tươi sáng hơn, cha mẹ nhé!

Đánh giá và can thiệp tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực đánh giá sự phát triển của trẻ em tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.

- Tận dụng khả năng tư duy hình ảnh: Trẻ tự kỷ tư duy bằng hình ảnh rất tốt, chúng cảm nhận được đồ vật hoặc sự vật khi học về nó. Trong khi đó, trẻ khó tiếp nhận hay hình dung những khái niệm trừu tượng. Vì vậy khi bạn dạy con, bạn hãy chuyển những khái niệm đó thành những đồ vật có thể sờ, nắm, tiếp xúc được.

Trẻ bị tự kỷ thường bị hạn chế về khả năng giao tiếp. Chính vì vậy mà nhiều phụ huynh thắc mắc liệu trẻ tự kỷ có hay cười không? Làm cách nào để nhận biết trẻ bị tự kỷ? Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ tìm hiểu những đặc điểm khi trẻ bị tự kỷ.

1. Tổng quan về bệnh tự kỷ ở trẻ

Mặc dù tự kỷ không phải là căn bệnh quá xa lạ nhưng thực tế những năm trở lại đây, tình trạng này mới được quan tâm nhiều tại Việt Nam. Tự kỷ là một bệnh lý liên quan đến rối loạn phát triển thần kinh chưa có thuốc đặc trị cũng như chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh cụ thể.

Trẻ tự kỷ lớn lên như thế nào năm 2024

Tự kỷ là căn bệnh rối loạn phát triển thần kinh chưa xác định được nguyên nhân

Tự kỷ xuất hiện từ những năm tháng đầu đời, trong đó thời điểm khởi phát phổ biến nhất là khi trẻ lên 3 tuổi. Tự kỷ ở trẻ là căn bệnh tiến triển không suy giảm, kéo dài đến khi trẻ trưởng thành hoặc suốt đời.

2. Nguyên nhân và nhóm đối tượng nguy cơ cao

Hiện nay, nguyên nhân chính xác dẫn đến rối loạn phát triển thần kinh ở trẻ còn là ẩn số. Tuy nhiên, việc tìm hiểu những yếu tố liên quan đến sự hình thành bệnh giúp ba mẹ có biện pháp hữu hiệu để phòng tránh cho con.

Nguyên nhân

Các yếu tố được xem là có liên quan đến sự hình thành căn bệnh tự kỷ ở trẻ là:

  • Rối loạn gen: Tuy chưa xác định chính xác gen chi phối gây tự kỷ nhưng bệnh thường đi kèm với một số rối loạn như hội chứng William, NST X dễ gãy,… Ngoài ra, bệnh ít nhiều cũng bị tác động bởi yếu tố di truyền.
  • Môi trường: Trong quá trình mang thai, mẹ bị stress kéo dài, dùng thuốc an thần hay một số loại thuốc khác mà không có hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa hoặc sống trong môi trường có chứa nhiều hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu.
  • Thiếu hormone Thyroxine: Trong 2 - 3 tháng đầu của chu kỳ mang thai, mẹ bầu bị thiếu hormone Thyroxin sẽ làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị tử kỷ.
  • Tổn thương não: Trẻ sinh non trước 37 tuần hoặc bị các vấn đề như nhiễm trùng thần kinh, chấn thương não, chảy máu não, ngạt hoặc thiếu oxy lúc sinh,… cũng có thể dẫn đến bệnh tự kỷ.

Trẻ tự kỷ lớn lên như thế nào năm 2024

Một số loại thuốc mẹ bầu sử dụng có thể làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ

Nhóm đối tượng nguy cơ cao bị tử kỷ

Trẻ thuộc một trong những nhóm sau sẽ được xếp vào đối tượng nguy cơ cao bị tự kỷ mà ba mẹ cần lưu ý là:

  • Trẻ sinh ra và lớn lên trong môi trường thiếu tình thương của ba, mẹ, gia đình rạn nứt, ít có sự quan tâm và dạy dỗ con cái.
  • Trẻ xem ti vi, điện thoại hoặc các thiết bị thông minh quá nhiều, liên tục, tiếp xúc với những vấn đề tiêu cực trên mạng xã hội quá sớm.
  • Trẻ “hướng nội”, ít có sự tương tác với bạn bè, sống thu mình với những người xung quanh.

3. tự kỷ có hay cười không? Dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ

Vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm là trẻ tự kỷ có hay cười không? Những biểu hiện khi trẻ bị tự kỷ như thế nào?

tự kỷ có hay cười không?

Đặc trưng khi trẻ bị bệnh tự kỷ là khiếm khuyết về khả năng giao tiếp, trẻ không nhận thức được những kỹ năng cơ bản như nói chuyện, kết bạn. Đối với một đứa trẻ bình thường, nụ cười hồn nhiên, ngây thơ là cách con biểu đạt niềm vui, sự hạnh phúc.

Xét về yếu tố hành vi, nụ cười liên quan đến biểu đạt trên gương mặt và hướng nhìn. Tuy nhiên, với những trẻ bị tự kỷ, cả 2 yếu tố trên đều bị khiếm khuyết. Vì vậy, thực tế, những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ rất ít khi cười. Những trường hợp trẻ tự kỷ cười không phù hợp với tình huống hoặc không thể lý giải được. Cũng có những trường hợp trẻ cười không phải vì bất kỳ lý do nào.

Trẻ tự kỷ lớn lên như thế nào năm 2024

Trẻ bị tự kỷ thường cười trong những trường hợp không xác định được lý do

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị tự kỷ

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà biểu hiện khi trẻ bị tự kỷ sẽ khác nhau. Một số triệu chứng giúp ba, mẹ có thể nhận biết trẻ bị tự kỷ dễ dàng là:

  • Trẻ dưới 12 tháng tuổi chậm nói hoặc chỉ mới bập bẹ, không biết thực hiện các cử chỉ khi giao tiếp hoặc có những hành động không phù hợp.
  • Trẻ thường thu mình, ít có nhu cầu giao tiếp, tương tác với những người xung quanh, không nghe lời người khác mà chủ yếu làm theo bản năng hoặc những gì mình thích.
  • Trẻ chậm nói hoặc nói ngọng, nói không rõ hay phát âm vô nghĩa. Khi có nhu cầu làm việc gì đó như đi vệ sinh, đói, muốn chơi,… trẻ thường nhại lại lời nói của người khác.
  • Thường có biểu hiện đi lòng vòng, kiễng chân, xoay người, nghiêng đầu,…
  • Một số hành động trẻ lặp đi lặp lại nhiều lần như chỉ thích mặc một kiểu quần áo, nằm một vị trí hay ngồi đúng một chỗ, sắp xếp đồ chơi theo đúng một trình tự,…
  • Trẻ thường chỉ thích chơi một vài trò, chú ý đồ vật nhiều hơn là quan tâm đến những người xung quanh.
  • Một số trẻ có biểu hiện rối loạn cảm giác như nhạy cảm với tiếng động lớn, sợ bóng tối hoặc ánh sáng, các hành động như cắt móng, cắt tóc,… cũng có thể làm bé sợ hãi.
  • Hầu hết bé bị tự kỷ có xu hướng không muốn đụng chạm vào người khác.

Với câu trả lời cho thắc mắc “Trẻ tự kỷ có hay cười không?” ở trên và một số thông tin liên quan, hy vọng đã mang đến các bậc phụ huynh kiến thức hữu ích. Để tránh những ảnh hưởng của bệnh đến trẻ và gia đình, ba, mẹ cần quan tâm con nhiều hơn và đồng hành cùng con trong quá trình phát triển.

Trẻ tự kỷ lớn lên như thế nào năm 2024

Tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ tự kỷ

Nếu bé có các triệu chứng nghi ngờ tự kỷ, ba mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và có biện pháp can thiệp kịp thời. Đối với căn bệnh này, mặc dù chưa có thuốc chữa nhưng những can thiệp y khoa hiện nay có thể giúp con phát triển tốt hơn và hòa nhập với cộng đồng.

Nếu ba mẹ có những vấn đề thắc mắc cần được hỗ trợ liên quan đến bệnh tự kỷ có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các chuyên gia tư vấn và nhận được câu trả lời tốt nhất.

Trẻ tự kỷ lớn lên làm gì?

Về cơ bản trẻ tự kỷ thì lớn lên vẫn là tự kỷ, nhưng nếu được can thiệp thì bệnh sẽ cải thiện, trẻ có thể chủ động được các công việc tối thiểu cho bản thân, thậm chí một số trẻ được định hướng cho một số công việc như vẽ tranh. Cha mẹ hiểu điều này để nhận biết sớm, cho trẻ đi khám, can thiệp sớm”, BS Minh nói.

Trẻ tự kỷ có sống được bao lâu?

Một nghiên cứu Thụy Điển phát hiện tuổi thọ người tự kỷ bị rút ngắn 12-30 năm và nhiều người không thể đón sinh nhật 40 tuổi. Trước đây nhiều công trình chỉ ra người tự kỷ có nguy cơ cao mắc các bệnh như trầm cảm, lo âu, động kinh, tiểu đường và tim mạch.

Bệnh tự kỷ có tác hại gì?

Rối loạn tự kỷ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong: Giao tiếp (ngôn ngữ, khả năng hiểu, tiếp xúc bằng hình ảnh, v.v.), Tương tác xã hội (nhận thức và hiểu biết về cảm xúc, quan hệ xã hội, trò chơi, v.v.), Hành vi (cử chỉ rập khuôn, sở thích và hoạt động cụ thể và bị hạn chế, thiết lập thói quen, v.v.).

Người tự kỷ sống như thế nào?

Người tự kỷ thường tiếp thu chậm, học tập và làm việc kém năng suất. Khó bắt đầu một cuộc trò chuyện và khó duy trì cuộc trò chuyện. Thường có thói quen rập khuôn, lặp đi lặp lại một vài hành động, câu từ nào đó. Khó hiểu được ý nghĩa của những câu nói ẩn ý.