Tủ sấy quần áo sấy bao lâu thì khô

Một tuần nay miền Bắc mưa ẩm, lại có gió lạnh mạnh tăng cường, chị Hòa, Hà Đông, Hà Nội, khá vất vả trong việc xử lý quần áo của cả nhà. "Mẻ này chưa khô đã phải giặt mẻ khác, hai con thì hết cả đồ dùng, tôi đành mang một số quần áo thiết yếu ra tiệm giặt sấy. Cũng xót ruột vì tiền một lần ra tiệm bằng mua được cho con chiếc áo mới. Nhưng thời tiết này thì không còn lựa chọn khác", chị Hòa nói. Chị cũng đặt mua máy sấy nhưng được báo hết hàng.

Chị Nguyễn Thu Hiền, chủ một cửa hàng điện máy tại Từ Liêm, Hà Nội cho biết, trong vòng một tuần qua, mỗi ngày, chị bán tới 50 chiếc máy sấy quần áo dạng tủ và tới hôm qua thì nhiều người tới hỏi mua mà không có bán vì lô hàng mới chưa về, chủ yếu là các gia đình có con nhỏ. Tủ sấy có thể làm khô khoảng 10 kg quần áo mỗi lần, trong khoảng 1-2 tiếng. Anh Hoàng Văn Sơn, chủ một đại lý điện máy tại Tam Trinh, Hà Nội cũng cho biết, từ đầu mùa đông tới nay, anh đã bán được hơn nghìn chiếc tủ sấy quần áo. Chỉ trong vòng hai ngày qua, mỗi hôm có hơn 200 chiếc được giao.

Tủ sấy quần áo sấy bao lâu thì khô

Loại tủ sấy được nhiềugia đình có con nhỏ tìm mua vì giá thành rẻ (trên dưới một triệu) và có thể cất gọn khi không dùng. Ảnh: T.H.

Sắm cả máy sấy lẫn tủ sấy từ năm ngoái để phục vụ hai con nhỏ, 4 ngày nay, gia đình chị Minh Hồng, ở khu đô thị tại Hoài Đức, Hà Nội bất đắc dĩ làm thêm dịch vụ sấy đồ cho các gia đình trong chung cư.

"Ban đầu là một vài nhà đăng lên Facebook hỏi mua máy nhưng không được nên mình nhận sấy giùm. Sau đó đông người nhờ quá, mà không lấy tiền thì mọi người ngại nên gia đình mình làm luôn dịch vụ sấy khô, cứ 10.000/một kg quần áo", chị Hồng kể.

Chị cho biết, chỉ trong vòng 3 ngày qua, cả máy lẫn tủ sấy nhà chị hoạt động hết công suất. "Khu chung cư mình đa số là các cặp vợ chồng trẻ, có con nhỏ nên nhu cầu sấy đồ cho con lớn lắm", chị Hồng nói.

Còn chị Bình ở Tây Hồ, Hà Nội cũng vừa quyết lấy chiếc máy sấy quần áo giá gần 9 triệu đồng phục vụ hai con 3 và 6 tuổi, dù ban đầu đi siêu thị dự trù chỉ mua tủ sấy giá khoảng một triệu. "Thấy hàng tủ sấy ít mà nghe nói mỗi lần xếp đồ để sấy rất mất công, nên cuối cùng tôi bấm bụng mua máy đắt tiền", chị Bình nói.

Tủ sấy quần áo sấy bao lâu thì khô

Máy sấy tốn ít điện hơn tủ sấy, không mất thời gian treo, móc đồ, nhưng phải có vị trí để cố định (giống như máy giặt trong nhà), đồng thời có giá thành cao hơn nhiều tủ sấy.Ảnh minh họa:Compact Appliance.

Theo một chuyên gia điện máy tại Hà Nội, để sấy khô quần áo, hiện có hai loại chính là máy sấy dạng máy giặt và tủ sấy.

Máy sấy dạng máy giặt có tuổi thọ cao, an toàn, hợp với không gian rộng, hoạt độngbằng phương pháp ngưng tụ nước rồi thải nước ra ngoài nên giữ được độ bền của quần áo. Tuy nhiên, nhược điểm là giá khá cao, khoảng 5-15 triệu và quần áo hơi nhăn nếu lượng sấy nhiều và lâu trong máy.

Tủ sấy quần áo có dạng tủ tròn hay chữ nhật, nhỏ gọn, phù hợp với gia đình có diện tích phơi đồ hẹp như ở chung cư, phòng trọ. Hơi nóng được thổi ra từ tủ sấy sẽ quay đảo quần áo trong tủ, hút ẩm và thổi hơi ra ngoài. Tủ sấy tốn điện hơn máy sấy nhưng giá khá rẻ, khoảng 600 nghìn đến 2 triệu đồng.

Có kinh nghiệm bán đồ gia dụng, trong đó có máy sấy 20 năm nay, bà Kim Oanh (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, vì giá rẻ, tủ sấy được nhiều gia đình lựa chọn. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc các điều sau khi có ý định mua thiết bị này:

- Việc lắp, dựng tủ sấy không nhanh gọn, đơn giản nên thường đã dựng lên thì bất tiện khi tháo xuống. Có nhà để hết mùa mới tháo lắp, cất gọn được.

- Nếu vốn đã lười gấp quần áo, không nên dùng máy này: Vì để sử dụng, bạn phải căng tủ lên, soạn từng chiếc quần áo treo lần lượt với khoảng cách đều nhau thì tủ mới làm khô tốt. Việc này khiến nhiều bạn trẻ vốn không tỉ mỉ và ngại sắp xếp có khi mua tủ về rồi để không.

- Ngoài ra, nếu bật tủ sấy trong phòng ngủ hay phòng khách, hơi ẩm sinh ra rất lớn sẽ bám vào các thiết bị, đồ dùng trong nhà. Để tránh tình trạng này, bạn nên đưa tủ sấy vào một phòng tắm, bật quạt thông gió, rồi mới bật tủ sấy. Quạt thông gió sẽ hút hơi ẩm, hút khí ra ngoài nhà, giúp cho phòng khô thoáng.

Nếu chưa có điều kiện mua máy hay tủ sấy, kinh nghiệm của bà Oanh là trong những ngày thời tiết này, các gia đình có con nhỏ nên mặc cho trẻ nhiều lớp quần áo, mỗi ngày chỉ cần thay lớp đồ mỏng nhất ở trong rồi giặt phơi ngay. Đồ bên ngoài có thể treo lên, giữ khô để mặc lại hoặc đợi khi trời có gió, nắng thì giặt. Các món đồ mỏng sau phơi có thể làm khô dễ dàng bằng máy sấy tóc.

Vương Linh

Máy sấy quần áo là vật dụng rất cần thiết trong những ngày thời tiết nồm ẩm. Tuy nhiên, đây không phải là đồ gia dụng phổ biến do máy khá đắt tiền và chi phí vận hành lớn. Nhiều chị em thắc mắc máy sấy quần áo sấy bao lâu thì khô? Cùng META giải đáp câu hỏi này trong bài viết dưới đây!

Máy sấy quần áo là gì?

Máy sấy quần áo có thiết kế như 1 chiếc máy giặt lồng ngang. Ưu điểm của máy sấy quần áo là 

  • Tốc độ sấy cực nhanh
  • Sấy được lượng lớn quần áo cùng lúc
  • Tích hợp nhiều tính năng sấy hiện đại

Sở hữu một chiếc máy sấy quần áo sẽ hỗ trợ đắc lực cho chị em nội trợ, nhất là trong thời tiết nồm ẩm:

  • Sấy khô quần áo nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo cho gia đình bạn vẫn luôn đầy đủ quần áo để dùng vào những ngày thời tiết xấu.
  • Ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn, nấm mốc gây mùi trên quần áo, bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
  • Không còn phải phơi quần áo hay sử dụng bàn là. Máy sấy để hong khô, tiết kiệm thời gian và công sức hiệu quả.
  • Là một giải pháp tuyệt vời cho những gia đình không có không gian phơi đồ, các hộ chung cư, khu tập thể...
  • Giúp bảo vệ quần áo bền đẹp như mới, không bị phai màu như khi phơi dưới ánh nắng mặt trời.
  • Một số máy sấy còn có chức năng là ủi, giảm nhăn nhúm hiệu quả trên quần áo.

>> Tham khảo: Sự khác nhau giữa tủ sấy quần áo và máy sấy quần áo

Máy sấy quần áo sấy bao lâu thì khô?

Thời gian sấy quần áo của máy sấy phụ thuộc vào loại quần áo cần sấy, khối lượng quần áo, nhiệt độ sấy, chế độ sấy, độ ướt của quần áo trước khi sấy... Dưới đây là thời gian sấy cho 1 số chất liệu vải bạn có thể tham khảo:

Thời gian sấy cho vải cotton và vải màu

Chế độ sấy Thời gian sấy (phút)
Sấy siêu khô 124
Sấy khô để cất giữ 116
Sấy để là 90

Thời gian sấy cho vải làm từ sợi tổng hợp

Chế độ sấy Thời gian sấy (phút)
Sấy khô để cất giữ 45
Sấy để là 35

Thời gian sấy cho 1 số loại quần áo khác

Chế độ sấy Thời gian sấy (phút)
Sấy nhanh áo sơ mi 15
Quần áo thể thao 92
Quần jean 80
Vải dễ hỏng 40
Bảo vệ trẻ em 65

>> Xem thêm: 9 loại vải không nên cho vào máy sấy quần áo

Thời gian sấy quần áo thực tế của máy sấy quần áo

Trên thực tế, bạn cần phân loại quần áo ra trước khi cho vào máy sấy. Nhưng thường người sử dụng hay bỏ chung quần áo vào sấy chung 1 mẻ. Chính bởi vậy, thời gian sấy trên chỉ là tham khảo. Trong thực tế, thời gian cho 1 mẻ sấy thường dao động từ 60 - 90 phút, tùy vào từng loại quần áo. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ sấy riêng áo sơ mi thì thời gian sấy sẽ khá nhanh, chỉ mấy khoảng 20 - 30 phút là có thể mặc ngay.

Tùy vào từng nhà sản xuất, sẽ đưa ra thời gian sấy hợp lý và tương ứng cho loại máy sấy quần áo của mình. Các chị em có thể tham khảo thêm trong hướng dẫn sử dụng của máy sấy khi mua về.

>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu tính năng của máy sấy quần áo cao cấp LG, Bosch, Samsung

Có cần vắt quần áo trước khi sấy không?

Vắt khô quần áo trước khi cho vào máy sấy hoặc tủ sấy giúp cho thời gian sấy nhanh hơn, sấy hiệu quả hơn và tiết kiệm điện năng hơn cho gia chủ. Nhiều máy giặt hiện nay được tích hợp thêm chức năng sấy khô quần áo trở thành 1 chiếc máy giặt sấy 2 trong 1. Sau khi được giặt sạch, quần áo sẽ được vắt kiệt với tốc độ cao nhất, sau đó mới đến chu trình sấy khô. 

Tuy nhiên, để có được hiệu quả sấy tối ưu nhất, các chị em cần phải lưu ý 1 số điều sau đây khi sử dụng máy sấy quần áo.

Kinh nghiệm sử dụng máy sấy quần áo

  • Chỉ cho quần áo đã được giặt sạch và vắt khô vào máy sấy. Quần áo càng ướt thì thời gian sấy càng lâu, gây tiêu tốn điện năng.
  • Hãy rũ rời từng chiếc quần áo khi bạn lấy ra khỏi máy giặt để bỏ vào máy sấy. Việc này sẽ giúp quần áo đỡ bị nhăn và đồng thời giảm thời gian sấy khô.
  • Bỏ quần áo vào đủ khối lượng cho phép theo công suất của máy sấy, thường khoảng 2/3 lồng máy, không nên chỉ sấy ít một sẽ rất lãng phí điện năng.
  • Tuy nhiên, cũng không được để máy sấy bị quá tải, nhét đầy lồng máy. Lượng quần áo quá nhiều so với công suất của máy cũng sẽ tốn năng lượng. Hơn nữa, quần áo cần có không gian để được sấy khô nhanh hơn và giảm nhăn.
  • Sử dụng giấy thơm ủ sấy quần áo (Dryer sheet/Fabric softener sheet), cho vào máy sấy cùng với quần áo, mỗi tờ dùng cho khoảng 10 - 12 bộ quần áo. Giấy này không những giúp làm mềm và thơm quần áo mà còn giúp giảm tĩnh điện trong quần áo. Nếu không, lúc gấp quần áo có thể bạn sẽ cảm thấy như bị điện giật nhẹ.
  • Chọn chế độ sấy phù hợp với quần áo của bạn. Máy sấy có từng chế độ theo từng chu kỳ với chức năng hẹn giờ sấy trong 30 - 60 - 120 - 180 phút phù hợp với khối lượng và chất liệu vải. 
  • Nếu lựa chọn thời gian sấy thì khi hết thời gian, máy sấy sẽ dừng hoạt động, không cần biết quần áo đã khô hay chưa.
  • Đừng cho thêm quần áo ướt vào máy đang sấy dở quần áo. Điều này sẽ khiến ẩm kế trong máy không đo được chính xác độ ẩm, quần áo có thể bị ẩm hoặc quá khô.
  • Luôn đóng cửa của máy sấy trong suốt quá trình sấy. Mỗi khi mở cửa không khí nóng sẽ thoát ra và máy sẽ cần thêm thời gian để hoàn thành chu trình sấy.
  • Không sấy quần áo quá khô (nhiệt độ quá cao và thời gian dài), vừa hại quần áo vừa tốn điện, hơn nữa quần áo sẽ bị nhăn. Khi sấy quá lâu, hơi nóng từ nhiệt độ cao làm giảm hơi ẩm trên quần áo, khiến cho quần áo bị co rút lại, nhất là với các loại vải cotton. Sấy càng khô thì đồ có độ nhăn càng cao, nên nếu không cần thiết, bạn nên sấy ở chế độ thấp.
  • Lấy quần áo ra khỏi máy sấy ngay sau khi đã sấy khô, rũ thẳng rồi gấp hoặc treo lên để tránh bị nhăn.
  • Nếu có thể sắp xếp thời gian để là/ủi quần áo ngay sau khi sấy, bạn nên chọn thời gian sấy ít hơn, khi đó quần áo vẫn còn hơi ẩm sẽ dễ là/ủi hơn, lại tiết kiệm điện.
  • Quần áo để lâu ngày bị hôi mốc có thể đưa vào máy sấy cùng với một tờ giấy thơm sẽ giúp loại bỏ mùi hôi.
  • Lưu ý không cho quần áo có chi tiết kim loại vào máy sấy bởi chúng có thể rơi ra và làm hỏng máy sấy. Không sấy những loại vải mềm mỏng như màn cửa, vải len, tơ, ny-lon không thấm nước, những đồ có kích thước to như áo khoác có mũ trùm đầu, chăn.... Trước khi đưa quần áo vào máy sấy cần kiểm tra và lấy hết những vật có trong túi, những vật như kẹp, bút mực, đinh và kim... bởi những vật này có thể làm hư hỏng máy sấy và quần áo. Đặc biệt, các loại vải bông rất nhạy cảm với nhiệt độ nên chỉ sấy ở chế độ gió, chứ không nên sấy ở chế độ nhiệt độ cao. Lưu ý, nếu quần áo có dính dầu mỡ mà đưa vào máy sấy có thể gây cháy.
  • Vệ sinh lưới lọc bông vải thường xuyên cũng là cách để tránh lãng phí thời gian sấy và tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

Để được tư vấn và chọn mua sản phẩm máy sấy quần áo chất lượng nhất, Quý khách có thể tham khảo Website: META.vn hoặc liên hệ trực tiếp qua địa chỉ và số điện thoại sau:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

>> Xem thêm: 

Gửi bình luận

Xem thêm: máy sấy quần áo, tủ sấy quần áo