Ví dụ bình đẳng giữa vợ và chồng

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Câu hỏi: Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? Trình bày nội dung bình đẳng giữa vợ và chồng


Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về nghĩa vụ và  quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội, được PL qui định và được nhà nước bảo đảm thực hiện.

Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

  • Bình đẳng giữa vợ và chồng: Được thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
  • Quan  hệ nhân thân:Vợ và  chồng có quyền và  nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú;tôn  trọng, giữ gìn  danh  dự, nhân phẩm uytín, tôn  trọng quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo và luôn giúp đỡ nhau.
  • Quan  hệ tài  sản:Vợ chồng có quyền và  nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài  sản chung,thể hiện ở các quyền chiếm hữu ,sử dụng và định đoạt


Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (P3)

Từ khóa tìm kiếm Google: bài 4 giáo dục công dân 12, giải GDCD 12 bài 4 chi tiết, câu hỏi bổ sung bài 4 DGCD lớp 12, bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

Skip to content

Trang chủ Tin tức Quyền bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng

Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được quy định như thế nào? là sao để đảm bảo quan hệ vợ chồng bình đẳng?

Ví dụ bình đẳng giữa vợ và chồng
Hiện nay, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được BLDS và Luật HNGĐ 2014 điều chỉnh, cụ thể, tại Điều 40 BLDS 2005 quy định: “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình và trong quan hệ dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững”, Điều 19 Luật HNGĐ 2014 quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”. Điều này thể hiện sự bình đẳng của vợ chồng khi cùng nhau bàn bạc, quyết định các vấn đề liên quan đến nhân thân và về tài sản của vợ chồng và của mỗi thành viên trong gia đình, liên quan đến đời sống chung của gia đình.

– Quyền bình đẳng của vợ chồng được thể hiện qua quyền lựa chọn nơi cư trú (Điều 20 Luật HNGĐ 2014)

Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng không bị ràng buộc theo phong tục tập quán, địa giới hành chính, vợ chồng lựa chọn nơi cư trú hoàn toàn dựa và hoàn cảnh thực tế, tính chất hoạt động nghề nghiệp, khả năng tài chính… Ngoài ra, trong trường hợp vợ chồng vì lí do công việc mà không thể cùng lựa chọn một nơi cư trú thì họ hoàn toàn có thể tự lựa chọn nơi cư trú riêng mà không ảnh hưởng tới việc thực hiện nghĩa vụ với nhau và với gia đình. Điều này được thể hiện:

– Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong việc nuôi dạy con:

Điều 2 Luật HNGĐ 2014 quy định: “Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội”, do vậy, vợ chồng đều bình đẳng với nhau trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con… tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường lành mạnh, yêu thương, tôn trọng ý kiến của con, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, quan tâm, chăm lo cho sự phát triển của con về cả thể chất lẫn tinh thần… Đồng thời, vợ chồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi họ không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trong việc chăm sóc, giáo dục con.

– Nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình: Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật HNGĐ 2014 thì nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số là nghĩa vụ chung của vợ chồng, vợ chồng phải cùng nhau tạo điều kiện cho nhau thực hiện tốt nghĩa vụ này.

– Quyền được lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội: Dựa trên nguyên tắc vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt theo Luật HNGĐ 2014 và nguyên tắc nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, gia đình và xã hội; việc vợ chồng được tự lựa chọn nghề nghiệp riêng cho bản thân là hoàn toàn chính đáng, nhằm xóa bỏ quan hệ bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại hiện nay, đồng thời việc học tập nâng cao trình độ không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân, do vậy vợ chồng cần có sự bình đẳng và không có sự ngăn cản nhau trong việc thực hiện quyền này.

– Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Quyền này được quy định tại Điều 22 Luật HNGĐ 2014: “Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Đây là môt quy định nhằm xóa bỏ hiện tượng khi kết hôn một bên vợ hoặc chồng ngăn cản sự tự do tín ngưỡng, tôn giáo của bên kia làm ảnh hưởng không chỉ quyền của công dân được pháp luật quy định mà còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Ví dụ bình đẳng giữa vợ và chồng

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.6568    

Xem thêm: Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong quan hệ gia đình

          – Đại diện cho nhau giữa vợ chồng: Dựa trên cơ sở quyền đại diện trong BLDS 2005, tại Điều 24 Luật HNGĐ 2014 quy định: vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ chồng; việc ủy quyền phải được lập thành văn bản. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó.

– Quyền yêu cầu ly hôn: quyền yêu cầu ly hôn nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật là quyền nhân thân gắn liền vợ chồng, chỉ có vợ hoặc chồng hay cả hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn và cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu ly hôn là Tòa án nhân dân. Trong quá trình hôn nhân, khi tình cảm vợ chồng không còn dẫn đến tình trạng vợ chồng không thể chung sống thì cả vợ và chồng đều có quyền yêu cầu tòa án cho họ ly hôn, chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Việc tòa án giải quyết việc ly hôn cho vợ chồng sẽ dẫn đến các nghĩa vụ và quyền nhân thân của vợ chồng chấm dứt, ví dụ như quyền đại diện cho nhau trước pháp luật giữa vợ chồng sẽ chấm dứt, ngoài ra còn quyền lựa chọn nơi cư trú, quyền yêu cầu ly hôn… Sở dĩ các quyền này bị chấm dứt vì nó chỉ phát sinh khi có sự kiện kết hôn, hai bên nam nữ chính thức được pháp luật công nhận là vợ chồng và các quyền này chỉ tồn tại song song trong quan hệ vợ chồng, khi quan hệ vợ chồng chấm dứt thì đương nhiên các quyền này cũng chấm dứt theo.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:       

– Quyền bình đẳng giữa cha và mẹ trong việc thực hiện quyền cha mẹ đối với con

– Chồng đánh vợ có bị xử phạt không?

– Xử phạt hành vi chồng đánh vợ gây thương tích

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568  hoặc gửi thư về địa chỉ email: .

——————————————————–

Xem thêm: Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc trong quản lý hành chính

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:

– Tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

Với tư cách là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật Hôn nhân và gia đình có những nguyên tắc riêng, là cơ sở cho việc xây dựng các quy phạm pháp luật về hôn nhân gia đình và việc áp dụng chúng. Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong quan hệ gia đình là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ vợ chồng. 

I. Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng là gì?

Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng là kết quả của quá trình đấu tranh chống lại tư tưởng phong kiến lạc hậu có từ lâu đời. Quyền bình đẳng giữa vợ chồng được quy định chính thức trong những văn bản pháp luật của nước ta từ năm 1950 và Hiến pháp năm 1946.  Về nguyên tắc, vợ và chồng là các bên chủ thể trong một quan hệ pháp luật có các quyền nhân thân và tài sản được pháp luật bảo vệ. Pháp luật không căn cứ vào giới tính để quy định cụ thể quyền lợi và nghĩa vụ cho các bên mà chỉ quy định quyền và nghĩa vụ chung cho họ. Những quy định đó là khung pháp lý cho những ứng xử của chồng và vợ trong tất cả các trường hợp thực hiện quan hệ gia đình và là biểu hiện của sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng.  Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình trên cơ sở nguyên tắc nam nữ bình đẳng mà Hiến pháp đã quy định.  Theo quy định tại Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: 

“Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan”. 

II. Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng được thể hiện trên những phương diện nào?

Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trên hai phương diện: 

1. Về nhân thân

Nam và nữ kết hôn dựa trên tình yêu, sự tin tưởng và ngang bằng nhau về địa vị pháp lý khi thực hiện các hành vi trong gia đình và ngoài xã hội. Ví dụ như vợ chồng yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau thực hiện các công việc trong gia đình (Điều 19); tôn trọng danh dự, uy tín nhân phẩm của vợ chồng (Điều 21) hay vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau (Điều 22)... Khi một trong hai ốm đau, bệnh tật thì người còn lại có nghĩa vụ chăm sóc, yêu thương, cùng nhau giữ gìn mái ấm.  Trong các quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình, quan hệ nhân thân giữ vai trò chủ đạo, quyết định nội dung quan hệ tài sản. Duy trì đời sống và cùng nhau xây dựng, vun vén cho kinh tế gia đình là nghĩa vụ chung của vợ và chồng. Cả hai người đều bình đẳng với nhau trong việc thực hiện những nghĩa vụ đó cũng như cùng nhau hưởng các quyền tài sản. 

2. Về tài sản

Vợ, chồng bình đẳng với nhau về tài sản được thể hiện trên những phương diện sau: - Thứ nhất, vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc xây dựng và tạo lập khối tài sản chung. Tất cả những tài sản do chồng hoặc vợ tạo ra hợp pháp trong thời kì hôn nhân được quy định là tài sản chung của vợ chồng trừ những tài sản mà luật có quy định là tài sản riêng của vợ chồng.  Ví dụ: Chồng đi làm mỗi tháng được 20 triệu, vợ ở nhà chăm con, lo việc nội trợ thì số tiền 20 triệu này là thu nhập chung của vợ và chồng trong thời kì hôn nhân dù nó không phải do người vợ trực tiếp làm ra.  - Thứ hai, vợ và chồng có quyền, nghĩa vụ bình đẳng với nhau trong việc chiếm hữu, định đoạt và sử dụng tài sản chung, không phân biệt vào đóng góp của mỗi bên. Đối với những tài sản nhỏ, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày như trả tiền điện nước, tiền mua thức ăn, đóng học phí cho con được xem là có sự đồng ý của người kia khi chi trả. Còn những tài sản lớn, hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình thì phải có sự thỏa thuận, đồng ý của người kia. Ví dụ như mua bán nhà, mua bán đất…. - Thứ ba, vợ chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau, có quyền được hưởng tài sản thừa kế khi một bên đã chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết.  - Thứ tư, vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc phân chia tài sản chung. Luật hôn nhân và gia đình quy định 3 trường hợp phân chia tài sản chung: chia tài sản chung khi ly hôn; chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại, chia tài sản chung khi một bên đã chết. 

Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong quan hệ gia đình theo Luật hôn nhân gia đình là kết quả của quá trình đấu tranh tư tưởng, tư duy của các nhà lập pháp trong công cuộc cải cách tư pháp. 


Luật Hoàng Anh

CAM KẾT DỊCH VỤ

  • Đồng hành cùng Thân chủ.
  • Phương án tốt, giải pháp hay.
  • Bảo mật - Uy tín - Tin cậy - Chi phí thấp - Hiệu quả cao.
  • Dịch vụ pháp lý tốt số 2 tại Việt Nam.
  • Cam kết HOÀN TIỀN nếu thực hiện dịch vụ không thành công.

Cảm ơn quý vị và các bạn đã tin tưởng Luật Hoàng Anh, nếu có thắc mắc muốn giải đáp hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.