Vì sao cần học hỏi tiếp thu

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 8

Lời giải:

Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.

Ví dụ: học hỏi công nghệ nông nghiệp thông minh của Nhật Bản, lắp ráp máy bay, ô tô từ Hoa Kì; sử dụng tia X trong chữa bệnh…

Lời giải:

Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật, những công trình đặc sắc,những truyền thống quý báu.

Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc.

Lời giải:

Chúng ta phải tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới, tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta.

A. Niềm nở, tự tin khi tiếp xúc với người nước ngoài.

B. Thấy người nước ngoài đi ngoài đường thì chạy theo để xem.

C. Học tập tất cả những gì mới lạ của nước khác.

D. Ăn mặc theo mốt thời trang của nước ngoài, không thích mặc trang phục dân tộc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

I II
1/ Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, khoa học – kĩ thuật. A. cần được tôn trọng, tiếp thu và phát triển.
2/ Những thành tựu về kinh tế, khoa học – kĩ thuật là vốn quý của loài người. B. phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta.
3/ Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường. C. văn hoá, nghệ thuật, những công trình đặc sắc, những truyền thống quý báu.
4/ Chúng ta phải tiếp thu nền văn hoá của các dân tộc một cách có chọn lọc. D. xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc.

Lời giải:

Thứ tự sắp xếp đúng là: 1 – C ; 2 – A ; 3 – D ; 4 – B

A. Luôn tìm cái hay, cái đẹp của dân tộc khác để học tập, vận dụng.

B. Tự hào giới thiệu văn hoá Việt Nam với khách nước ngoài.

C. Luôn coi những sản phẩm văn hoá nước ngoài là tốt, đáng thưởng thức.

D. Viết thư giao lưu với học sinh và thiếu nhi nước ngoài.

E. Chỉ dùng hàng ngoại, không dùng hàng của Việt Nam.

G. Tìm hiểu phong tục, tập quán của các dân tộc trên thế giới.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, B, D, G

Câu hỏi:

1/ Em có tán thành ý kiến trên không ? Vì sao ?

2/ Em sẽ nói gì với các bạn đó ?

3/ Hãy kể về một số loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo của Việt Nam mà em biết.

Lời giải:

1/ Em không tán thành ý kiến trên. Bởi vì, bạn đã thiếu tính tự tôn dân tộc; hơn nữa dân tộc Việt Nam cũng có nhiều loại hình đặc sắc, đáng trân trọng.

2/ Em sẽ nói cho các bạn về những loại hình đặc sắc, nét riêng của dân tộc Việt Nam mà được thế giới tôn vinh như: ca trù, nhã nhạc cung đình, văn hóa cồng chiêng…

3/ Ví dụ: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Nhã nhạc cung đình Huế; Dân ca quan họ Bắc Ninh; Ca trù…

Câu hỏi:

1/ Em tán thành ý kiến của bạn nào? Vì sao?

2/ Hãy kể một số thành tựu về mọi mặt của các nước đang phát triển mà em biết (về kinh tế, văn hoá, công trình tiêu biểu; về phong tục, tập quán tốt đẹp).

Lời giải:

1/ Em tán thành với ý kiến của Huệ. Tất cả các dân tộc, quốc gia trên thế giới đều có nét riêng, đáng học hỏi và phát huy.

2/ Liên Bang Nga có tiềm lực lớn về khoa học và văn hóa với nhiều công trình kiến trúc, tác phẩm văn học (Sông Đông êm đềm, Chiến tranh và hòa bình, Thép đã tôi thế đấy, Mùa thu vàng (tranh), Người đàn bà xa lạ (tranh).., ) nghệ thuật, nhiều công trình khoa học có giá trị cao. Nhiều nhà bác học nổi tiếng thế giới như M.v. Lô-mô-nô-xốp, Đ.I. Men-đê-lê-ép… nhiều văn hào lớn như A.x. Pu skin, M.A.Sô lô-khốp, nhà soạn nhạc p. Trai-cốp-ski, Tổng công trình sư thiết kế tàu vũ trụ X. Kô-rô-lốp… và nhiều trường đại học danh tiếng.

Lời giải:

Học hỏi những công nghệ sản xuất hiện đại để ứng dụng vào Việt Nam.

Giao lưu văn hóa Việt – Nhật, Việt – Hàn.

Cách tân, cải tiến trang phục nước ngoài cho phù hợp với Việt Nam.

Học hỏi mô hình giáo dục từ các nước tiên tiến.

Lời giải:

Các bạn liên hệ bản thân, thực tế xem xét về hành vi tiếp nhận văn hóa nước ngoài. Chẳng hạn, nhạc Hàn Quốc; văn hóa thần tượng người nước ngoài, ăn mặc kiểu phương Tây… và các giá trị văn hóa khác.

1/ Nicolas đã làm những gì để giới thiệu Việt Nam với bạn bè thế giới?

2/ Vì sao Nicolas có thể hoàn thành cuốn sách ảnh sinh động, hấp dẫn về Việt Nam?

Lời giải:

1/ Anh cung cấp ảnh chụp về Việt Nam cho các tạp chí du lịch nổi tiếng của Pháp; làm quen với máy ảnh từ khi mới 12 tuổi; tham gia giảng dạy về nhiếp ảnh để truyền bá hình ảnh về nét đẹp Việt Nam.

2/ Xuất phát từ tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu nét đẹp Việt Nam. Hơn nữa, sự tự tôn dân tộc đã khiến Nicolas có thể hoàn thành cuốn sách ảnh sinh động, hấp dẫn về Việt Nam để truyền bá hình ảnh về Việt Nam cho bạn bè quốc tế.


Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden

Vì sao cần học hỏi tiếp thu

Font chữ:


Diễn đọc: Trường Tân


SÁCH AMAZON

Vì sao cần học hỏi tiếp thu


Mua bản sách in

Tải sách dạngepub, mobi, lrf...

(có phí)

Người xưa nói: “Trong ba người cùng đi, chắc hẳn có người có thể làm thầy ta.” (Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư.) Cho đến nay, đây vẫn có thể xem là một trong những phương châm quý giá để noi theo trong cuộc sống. Sự học hỏi vốn không có giới hạn. Nếu chúng ta nhìn bất cứ vấn đề nào với một quan điểm hạn hẹp, chúng ta sẽ tự mình giới hạn vấn đề ấy. Để học hỏi và tiếp thu những tri thức mới, chúng ta không nên giới hạn môi trường hay thời gian cũng như phương thức học hỏi. Nói cách khác, ta có thể học hỏi với bất cứ ai, ở bất cứ nơi đâu và vào bất cứ lúc nào. Tất nhiên là khi muốn học hỏi về một lãnh vực nào đó, ta phải tìm được những bậc thầy có hiểu biết sâu rộng về lãnh vực ấy thì việc học mới mong có kết quả tốt. Tuy nhiên, ngoài những kiến thức ở dạng “tập trung” như thế, bạn không nên quên rằng trong cuộc sống còn có rất nhiều dạng kiến thức “tản mác” nhưng cũng không kém phần giá trị. Trong học tập, kinh nghiệm phân tích bài học được tiếp thu từ một người bạn nhiều khi cũng quý giá không kém những lời giảng giải của thầy cô. Chẳng thế mà tục ngữ đã có câu: “Học thầy không tày học bạn.” Trong việc làm, học hỏi kinh nghiệm với một đồng nghiệp nhiều khi mang lại cho ta những kiến thức mà ta chưa từng có được trong trường lớp. Vì thế, nếu chúng ta có thể khéo léo học hỏi ở mọi nơi, mọi lúc, chúng ta sẽ khai thác được rất nhiều vốn kiến thức quý giá trong cuộc sống. Mặt khác, khái niệm học hỏi mà chúng ta sử dụng ở đây cũng không chỉ giới hạn trong phạm vi tri thức, mà cả trong phạm vi đạo đức nữa. Khi người xưa nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, chính là muốn nói đến khía cạnh này. Gần gũi, tiếp xúc với một người bạn có tâm hồn phóng khoáng và hay giúp đỡ người khác, bạn sẽ dần dần học hỏi được những đức tính của người bạn ấy. Chính sự khâm phục nảy sinh từ việc nhìn thấy những hành vi, thái độ tốt đẹp, cao cả của người khác sẽ có giá trị tạo ra cho chúng ta động lực mạnh mẽ để vươn lên hoàn thiện những điểm yếu kém của bản thân mình. Nhưng sự học hỏi ở mọi nơi, mọi lúc cũng là một nghệ thuật khéo léo mà không phải ai cũng có thể làm tốt được. Trước hết, bạn phải luôn luôn có ý thức học hỏi, để sẵn sàng tiếp thu kiến thức trong mọi hoàn cảnh. Thứ hai, bạn phải biết cách để có thể học hỏi từ người khác mà không làm cho người ấy cảm thấy bực mình hay khó chịu. Thứ ba, bạn phải biết rèn luyện đức khiêm tốn, luôn tôn trọng người khác và không bao giờ tự phô trương bản thân mình, ngay cả khi bạn thực sự có được những ưu điểm hơn người. Về điểm thứ nhất, bạn phải rèn luyện để có được thói quen luôn duy trì ý thức học tập. Trong môi trường xã hội hiện đại này, ngay cả khi ngồi nghe một bản tin qua máy thu thanh bạn cũng có thể bất ngờ học được một điều đáng giá nào đó, thậm chí có thể đúng là điều mà bạn đang quan tâm. Tham gia một câu chuyện ngoài lề, hoặc lắng nghe một nhóm bạn khác đang tán gẫu... cũng đều có thể là những cơ hội học hỏi mà bạn không ngờ trước. Nếu bạn nhớ lại vấn đề tiếp thu và chọn lọc tri thức mà chúng ta đã bàn đến, bạn sẽ thấy là tất cả mọi hoàn cảnh, môi trường khác nhau đều có thể là điều kiện để chúng ta học hỏi. Về điểm thứ hai, bạn cần phải biết giữ thái độ tự nhiên thích hợp khi thực sự muốn học hỏi điều gì với ai đó. Một thái độ thiếu tôn trọng tất nhiên là không được hoan nghênh, nhưng ngay cả một sự đề cao thái quá cũng có thể làm cho người kia thấy khó chịu và do đó sẽ không còn bộc lộ vấn đề một cách tự nhiên nữa. Trong phần lớn các trường hợp, một thái độ lắng nghe với sự chú ý thành thật có thể là phương cách thích hợp nhất để khuyến khích người khác bộc lộ kiến thức. Về điểm thứ ba, bạn có thể hình dung như hai đĩa cân của một cái cân đĩa. Khi đĩa cân bên này nặng hơn trĩu xuống thì tất yếu là đĩa cân bên kia phải nâng cao lên. Cũng vậy, trong khi tiếp xúc với mọi người, nếu bạn phô trương quá nhiều về bản thân mình, thì điều đó sẽ có ý nghĩa như là hạ thấp giá trị của những người khác xuống. Sẽ không mấy ai có hứng thú để bộc lộ những điều mình biết trong một bối cảnh như thế. Mặt khác, bạn có thể nói chuyện với ai đó hàng giờ đồng hồ mà chẳng học hỏi được gì, vì phần lớn thời gian đó đã bị bạn chiếm lấy để phô trương chính mình. Nhưng bạn có thể học hỏi được khá nhiều điều chỉ trong một buổi tiếp xúc chừng mười lăm, hai mươi phút, nếu như bạn biết lắng nghe trong thời gian đó và khuyến khích người kia bộc lộ kiến thức, thay vì là phải bực dọc ngồi nghe sự phô trương của bạn. Một lần nữa, biết lắng nghe người khác với sự chú tâm chính là thái độ học hỏi thích hợp nhất. Cũng trong điểm này, cần nói thêm về thái độ tôn trọng người khác một cách thành thật. Đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp người khác cảm thấy thoải mái hơn khi nói chuyện với chúng ta. Tôi muốn nhấn mạnh ở đây một sự tôn trọng thành thật chứ không phải là giả tạo, gượng ép. Bởi vì, bằng vào trực giác, mỗi chúng ta luôn có khả năng cảm nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình là thành thật hay giả tạo. Và một thái độ giả tạo tất yếu sẽ không thể mang lại điều gì tốt đẹp cả. Nếu bạn thực sự hiểu được câu “Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư” như tôi vừa dẫn trên, bạn sẽ biết cách tôn trọng người khác một cách thành thật chứ không giả tạo. Có thể phát biểu câu này theo một cách khác nhấn mạnh và dễ hiểu hơn là: “Bất cứ ai cũng có thể có một điều gì đó để chúng ta học hỏi.” Với kinh nghiệm của bản thân tôi, đây là một câu nói hoàn toàn chính xác mà không có gì là cường điệu cả. Bởi vì trong thực tế, tôi đã từng học hỏi được không ít từ chính những học trò của mình. Có ý thức học hỏi và biết cách học hỏi ở mọi lúc, mọi nơi là một bí quyết vô giá trong cuộc sống. Có được bí quyết này, bạn sẽ thấy khả năng học hỏi của mình được mở rộng và dễ dàng hơn rất nhiều. Ngày còn theo học đại học Anh ngữ, thỉnh thoảng tôi thường lang thang ra bãi biển để bắt chuyện làm quen với những khách du lịch nước ngoài. Đôi khi tôi mời họ một ly nước, đôi khi chỉ đứng trò chuyện với nhau trên bãi cát... Nhưng những lần tiếp xúc ấy giúp tôi học hỏi và rèn luyện được rất nhiều, hơn cả những buổi học trong trường lớp. Cũng có thể nói thêm một điều là, cách học này rẻ tiền hơn nhiều, phải không các bạn?

_______________

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH


Nghệ thuật chết


Pháp bảo Đàn kinh


Hai Gốc Cây


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.


Vì sao cần học hỏi tiếp thu
DONATION
Vì sao cần học hỏi tiếp thu

Quý vị đang truy cập từ IP 138.2.74.250 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Thành viên đang online:

Vì sao cần học hỏi tiếp thu
NGUYỄN TRỌNG TÀI
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Thích Quảng Ba
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Hoat Khong
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Tăng Văn Y
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Chúc Huy
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
zeus7777
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Vạn Bình
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Tam Thien Tam
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Lien Anh
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Diệu Nhật
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Vương Sỹ Mốt
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Trương Quang Quý
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Pháp Tâm
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Pascal Bui
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Trần Thị Huyền
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Hộ Chánh
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Nguyễn Văn Tài
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Văn Dũng
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Tâm Lương
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Dinhvinh1964
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Diệu Tiến
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Mai Phượng
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Hạt Phù Du
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Ngô Kim Ấn
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
congthangnguyenvn
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
FULLBRIGHTDANG
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Huệ Trí 1975
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Viên Hiếu Thành
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
thanhbinh1427
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Lam Viên Quang Mai
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
T TH
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
HoaPham
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Phan Huy Triều
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
van chương
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
lamtrinh
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Chanhniem Forever
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Huệ Lộc 1959
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Vicky Nguyen
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Vạn Phúc
Vì sao cần học hỏi tiếp thu
Trì Pháp
... ...

Việt Nam (639 lượt xem) - Đức quốc (20 lượt xem) - Trung Hoa (11 lượt xem) - Australia (10 lượt xem) - Anh quốc (5 lượt xem) - Saudi Arabia (5 lượt xem) - Hoa Kỳ (3 lượt xem) - Senegal (1 lượt xem) - ... ...


Copyright © Liên Phật Hội 2020 - United Buddhist Foundation - Rộng Mở Tâm Hồn
Hoan nghênh mọi hình thức góp sức phổ biến rộng rãi thông tin trên trang này, nhưng vui lòng ghi rõ xuất xứ và không tùy tiện thêm bớt.

Sách được đăng tải trên trang này là do chúng tôi giữ bản quyền hoặc được sự ủy nhiệm hợp pháp của người giữ bản quyền.
We are the copyright holder of all books published here or have the rights to publish them on behalf of the authors / translators.

Website này có sử dụng cookie để hiển thị nội dung phù hợp với từng người xem. Quý độc giả nên bật cookie (enable) để có thể xem được những nội dung tốt nhất.
Phiên bản cập nhật năm 2016, đã thử nghiệm hoạt động tốt trên nhiều trình duyệt và hệ điều hành khác nhau.
Để tận dụng tốt nhất mọi ưu điểm của website, chúng tôi khuyến nghị sử dụng Google Chrome - phiên bản mới nhất.

Vì sao cần học hỏi tiếp thu
 Liên hệ thỉnh Kinh sách Phật học