Vì sao cần nhắc lịch tiêm vắc xin

Khám sàng lọc trước tiêm chủng

1. Tại sao cần khám sàng lọc trước khi tiêm chủng

Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là việc rất cần thiết nhằm phát hiện những bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ (người được tiêm) tiêm chủng, tạm hoãn việc tiêm chủng hay không được tiêm một loại vắc xin nào đó.

Vì vậy, người nhà của trẻ hay người đi tiêm chủng và bác sĩ cần hợp tác với nhau để đảm bảo việc tiêm chủng là đúng thời điểm, hiệu quả và an toàn.

Kết quả khám sàng lọc trước tiêm chủng được căn cứ trên những thông tin người nhà hay người đi tiêm chủng cung cấp cho bác sĩ và những thông tin bác sĩ phát hiện sau khi thăm khám.

2. Những thông tin cần thông báo cho bác sĩ là gì?

Với trẻ nhỏ, bố mẹ cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề về sức khỏe và lịch sử tiêm chủng như:

  • Trẻ đã đủ cân nặng 2.5kg chưa? (Nếu là trẻ sơ sinh)
  • Trẻ có bú (ăn), uống, ngủ, chơi bình thường không?
  • Trẻ có đang sốt hay mắc bệnh gì không? Trẻ có bệnh lý bẩm sinh hoặc bệnh lý mắc phải khiến trẻ phải nhập viện điều trị từ khi sinh đến nay.
  • Trẻ có đang dùng thuốc hoặc sử dụng phương pháp điều trị nào không?
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với thuốc hay thức ăn nào không?
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với vắc xin hoặc có phản ứng nặng ở các lần tiêm trước hay không?

Với người lớn đi tiêm chủng cũng cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe của mình bao gồm các bệnh đã mắc, những loại thuốc – liệu pháp điều trị đang dùng, loại vắc xin đã tiêm gần đây (trong vòng 4 tuần) và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm chủng trước hoặc các phản ứng, dị ứng đã gặp.

Với phụ nữ, ngoài các thông tin cơ bản như trên, cần thông báo cho bác sĩ biết mình đang có thai hay không, hoặc thời gian dự định có thai.

Hướng dẫn trước khi tiêm chủng

Với trẻ nhỏ:

  • Bố mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để thông báo cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước khi tiêm.
  • Nếu trẻ chưa đạt tiêu chuẩn về cân nặng hoặc có một trong các biểu hiện bệnh lý thì phải trì hoãn lịch tiêm cho đến khi trẻ đủ cân nặng, hết sốt hoặc khỏi bệnh.
  • Nếu trẻ có các phản ứng nặng sau tiêm ở các lần tiêm trước thì sẽ ngưng tiêm các mũi tiếp theo (nếu có).
  • Khi đưa trẻ đi tiêm chủng, bố mẹ (người chăm sóc) cần mang đầy đủ sổ/phiếu tiêm chủng và thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe, các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ theo dõi và phối hợp cùng bố mẹ đưa ra lịch tiêm chủng hợp lý, tránh bỏ sót hay nhầm lẫn.
  • Tại cơ sở tiêm chủng, bác sĩ sẽ tiến hành khám sàng lọc cho trẻ và đánh giá toàn diện thể trạng của trẻ. Căn cứ vào kết quả khám và lịch sử tiêm chủng, bác sĩ sẽ phối hợp cùng bố mẹ lựa chọn mũi tiêm tiếp theo.
  • Bố mẹ nên tuân thủ lịch tiêm chủng theo lứa tuổi đã được Bộ Y Tế và các chuyên gia khuyến cáo. Việc tiêm chủng đúng thời điểm sẽ giúp tạo miễn dịch hiệu quả cho trẻ, tránh trường hợp mắc bệnh có thể xảy ra nếu chưa kịp tiêm chủng.

Với người lớn

Người lớn đi tiêm chủng cũng cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe của mình bao gồm các bệnh đã mắc, các loại thuốc – liệu pháp điều trị đang dùng, loại vắc xin đã tiêm gần đây (trong vòng 4 tuần) và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm chủng trước.

>> NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT SAU KHI TIÊM CHỦNG

>> LỊCH TIÊM CHỦNG

>> DOWNLOAD CẨM NANG TIÊM CHỦNG

Trẻ mới sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, hiểu được điều này nên các cha mẹ thường rất chú trọng đến lịch tiêm chủng và đưa con đi tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc xin khi trẻ còn nhỏ. Tuy nhiên việc ghi nhớ và “chấp hành”  tiêm nhắc lại các mũi vắc xin cần thiết cho trẻ (thường ở trẻ từ 18 tháng tuổi) thường bị bố mẹ xao nhãng. Nguyên nhân một phần do chưa hiểu rõ về vai trò quan trọng của mũi tiêm này.

Quên lịch tiêm của trẻ lớn

Trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) trẻ dưới 1 tuổi cần tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng 8 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm sau: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B,  viêm phổi/ viêm màng não mủ do Hib, bại liệt, sởi. Trẻ 18-24 tháng tuổi được tiêm nhắc vắc xin bạch hầu - ho gà-  uốn ván mũi 4 (DPT4) và tiêm vắc xin sởi-rubella.

Tuy nhiên trên thực tế nhiều gia đình còn chưa biết vì sao sau 1 tuổi trẻ vẫn cần tiêm nhắc lại đầy đủ các mũi vắc xin, việc này đã ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêm nhắc các mũi vắc xin. Trong năm 2017, trên quy mô toàn quốc tỷ lệ tiêm vắc xin DPT mũi 4 đạt 90,2%  tỷ lệ tiêm vắc xin sởi mũi 2/sởi-rubella đạt 91,9% nhưng còn một số huyện đạt tỷ lệ dưới 80%.

Tỷ lệ tiêm thấp có thể do cha mẹ “quên” hoặc xao nhãng mũi tiêm này do tâm lý chủ quan cho rằng đã tiêm chủng cho trẻ khi trẻ còn nhỏ thì có thể bảo vệ cho trẻ khỏi mắc các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, các chuyên gia luôn khuyến cáo: vắc một số vắc xin, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cả các mũi tiêm nhắc lại để giúp cơ thể được bảo vệ ở mức tốt nhất.

Vì sao cần nhắc lịch tiêm vắc xin

 Các bà mẹ lưu ý đừng bỏ lỡ mũi tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi

Tiêm nhắc lại-củng cố miễn dịch bền vững

Sở dĩ cần có các mũi tiêm nhắc lại vì đối với một số vắc xin sau khi tiêm đủ liều cơ bản thì kháng thể chỉ có tác dụng bảo vệ trong một thời gian nhất định. Khi lượng kháng thể này này giảm đi, có thể bé không có khả năng bảo vệ trước sự tấn công của mầm bệnh. Vì vậy cần tiêm nhắc cho bé để hệ miễn dịch được tăng cường sức bảo vệ.

Với các liều vắc xin tiêm nhắc lại hoặc tiêm bổ sung về cơ bản tính an toàn không khác biệt các liều tiêm trước đó. Trước khi tiêm chủng trẻ sẽ được cán bộ y tế khám sàng lọc và chỉ định tiêm chủng thích hợp. Những trường hợp có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước như sốc, sốt cao trên 39°C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở…sẽ chống chỉ định với liều tiêm tiếp theo cũng như các mũi tiêm nhắc lại có cùng thành phần.

Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phù hợp theo lứa tuổi, đặc biệt lưu ý không quên các mũi tiêm nhắc lại là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.

CTV LC - Dự án TCMR

Nhằm mang lại kết quả tiêm chủng tốt nhất, Chương trình Tiêmchủng mở rộng (TCMR) quốc gia đã tiến hành tiêm nhắc lại nhiều loại vaccintrong tiêm chủng nhiều năm qua và tạo được miễn dịch bền vững với nhiều dịch bệnhtrong cộng đồng. Tuy nhiên trên thực tế nhiều gia đình còn chưa hiểu biết đầy đủvì sao cần tiêm nhắc lại đầy đủ các mũi vaccin, do đó đã ảnh hưởng tới hiệu quảphòng bệnh bằng vaccin. Vì sao cần phải thực hiện tiêm nhắc lại đầy đủ là nộidung phóng viên (PV) báo SK&ĐS trao đổi cùng PGS.TS. Đỗ Sĩ Hiển, Giám đốcTrung tâm Nghiên cứu và tư vấn về sức khỏe cộng đồng, nguyên Chủ nhiệm Chươngtrình TCMR quốc gia.

PV: Thưa ông, vì sao cần phải tiêm nhắc lại vaccin, cógì khác giữa tiêm nhắc lại và tiêm mũi bổ sung?

PGS.TS. Đỗ Sĩ Hiển: Sở dĩ cần có các mũi tiêm nhắc vìkháng thể bảo vệ có được sau khi tiêm đủ liều một loại vaccin có khả năng giảmdần theo thời gian, do vậy trẻ đã tiêm chủng có thể bị mắc bệnh nếu không đượctiêm chủng nhắc lại. Độ bền vững của kháng thể phụ thuộc vào bản chất của vaccin,công nghệ sản xuất, khả năng đáp ứng của cơ thể... Nói chung  miễn dịch đượctạo ra bởi các loại vaccin sẽ giảm dần theo thời gian, đến một lúc nào đó cơ thểkhông đủ sức chống lại sự tấn công của mầm bệnh và do vậy việc tiêm các mũi nhắclại để nâng cao hiệu giá kháng thể là rất cần thiết để bảo vệ cơ thể.

Việc tiêm các mũi nhắc lại chỉ có hiệu quả với các vaccin tạođược trí nhớ miễn dịch qua các mũi tiêm trước đó. Với các vaccin không tạo đượctrí nhớ miễn dịch hoặc có miễn dịch bảo vệ tồn tại quá ngắn trong cơ thể thì việctiêm các mũi sau đó phải coi như là tiêm mới. Ngược lại một số vaccin có miễn dịchbền vững trong nhiều năm như vaccin sởi thì việc tiêm các mũi vaccin bổ sung lạinhằm mục đích chủ yếu là tạo miễn dịch cho những trẻ bị bỏ sót chưa tiêm trongcác hoạt động tiêm chủng trước đó hoặc những trẻ chưa tạo được miễn dịch saucác lần tiêm trước.

PV: Vậy xin PGS cho biết các vaccin nào cần được tiêmnhắc lại sau khi đã được tiêm đủ các liều cơ bản?

PGS.TS. Đỗ Sĩ Hiển: Nhiều loại vaccin cần được tiêm nhắc lại như vaccin phòng bệnhbạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib, thuỷ đậu, viêm não Nhật Bản, bại liệt, phế cầu...Đâylà các vaccin tạo được kháng thể bảo vệ khoảng 3-10 năm, trong thời gian này nếukhông tiêm nhắc, khi phơi nhiễm với mầm bệnh vẫn có thể bị mắc bệnh. Mặt kháccác vaccin này lại tạo được trí nhớ miễn dịch tốt nên sau chỉ một mũi tiêm nhắc,hiệu giá kháng thể bảo vệ, tức là sức chống đỡ của cơ thể lại tăng lên rất cao.

Các vaccin cần được tiêm chủng hằng năm gồm các vaccin phòngbệnh cúm, tả hoặc 2-3 năm tiêm lại một lần như các loại vaccin Polysacharidkhông có cộng hợp phòng các bệnh thương hàn, phế cầu. Đây là các vaccin có thờigian bảo vệ ngắn hoặc không tạo được trí nhớ miễn dịch sau các liều tiêm trước.

Các vaccin cần được tiêm các liều bổ sung sau mũi tiêm đầu gồmvaccin sởi, Rubella, quai bị. Đây là các vaccin tạo được miễn dịch bền vữngsong có một tỉ lệ không nhỏ từ 10-20% trẻ em không tạo được miễn dịch bảo vệsau mũi tiêm đầu hoặc không được tiêm trước đó.

PV: Lịch tiêm nhắc các loại vaccin được cân nhắc trêncơ sở nào, thưa ông?

PGS.TS. Đỗ Sĩ Hiển: Một số yếu tố cần được xem xét khiđưa ra lịch tiêm nhắc vaccin là:

Thời gian tồn lưu của kháng thể bảo vệ sau tiêm vaccin và lứatuổi có nguy cơ mắc bệnh.

Hiệu quả của mũi tiêm nhắc: Các vaccin có lịch tiêm nhắc làcác vaccin tạo được trí nhớ miễn dịch tốt. Cần có lịch tiêm nhắc hợp lý để mũitiêm giúp cơ thể nâng cao hiệu giá kháng thể bảo vệ ở mức tốt nhất.

Tính an toàn: Một số vaccin có các phản ứng phụ cao khi tiêmcho trẻ lớn tuổi, do vậy việc tiêm nhắc sớm sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ. Với trẻem đã có phản ứng nặng với lần tiêm trước, khi đến kỳ tiêm các mũi nhắc lại,cán bộ y tế cần thận trọng khi quyết định tiêm hay không tiêm.

Tình hình dịch tễ: Tại các vùng có bệnh lưu hành nặng hoặccó dịch, việc tiêm nhắc cần được tiến hành sớm theo khuyến cáo của ngành y tế.Ngoài ra với các vaccin có thời gian bảo vệ ngắn như cúm, tả... cần được tiêmchủng hằng năm vào trước mùa dịch, đặc biệt với các đối tượng nguy cơ như ngườicao tuổi, trẻ em, người có bệnh mạn tính. Với các vaccin sởi, Rubella, quai bịvẫn cần được tiêm mũi 2 để nâng cao miễn dịch cộng đồng, tăng tính hiệu quả củaviệc phòng bệnh bằng vaccin vì đây là các bệnh lây đường hô hấp với khả nănglây lan rất cao và nhanh.

Tính thuận lợi của dịch vụ: để giảm bớt sự đi lại của trẻ emvà các bà mẹ, lịch tiêm chủng  nhắc lại của các vaccin được lồng ghép vàocùng thời điểm như khi trẻ 18 tháng tuổi có thể tiêm nhắc vaccin DPT, Hib, sởimũi 2...

Ngoài ra việc tiêm nhắc còn phụ thuộc vào các yếu tố cần cânnhắc khác như cơ chế miễn dịch, lứa tuổi nguy cơ, sự biến đổi chủng gây bệnh,đáp ứng của cơ thể, điều kiện kinh tế - xã hội...

PV: Thưa ông, cần phải thực hiện những gì để đảm bảo tính antoàn của vaccin?

PGS.TS. Đỗ Sĩ Hiển: Trước hết phải nói vaccin và các chếphẩm sinh học cũng như bất kỳ một loại dược phẩm nào khi đưa vào cơ thể đều cóthể gây ra các phản ứng không mong muốn, có thể gặp cả những phản ứng rất nặngmặc dù với một tỷ lệ rất nhỏ. Tuy nhiên do quy trình sản xuất nghiêm ngặt và vớitiến bộ rất nhanh của công nghệ sản xuất vaccin, nhìn chung vaccin rất an toàn.

Với các liều vaccin tiêm nhắc lại hoặc tiêm bổ sung về cơ bảntính an toàn không khác biệt các liều tiêm trước đó, không những thế các liềutiêm nhắc lại còn loại trừ được các cơ địa mẫn cảm được phát hiện ở các liềugây miễn dịch cơ bản. Để đảm bảo tính an toàn cao trong các liều tiêm nhắc haytiêm bổ sung cần quan tâm một số điểm sau:

- Chấp hành nghiêm túc các quy định của ngành y tế về sử dụngvaccin và thực hành tiêm chủng, từ khâu bảo quản vận chuyển vaccin tới thựchành tiêm chủng an toàn.

- Thực hiện đúng lịch tiêm chủng nhắc lại theo quy định củangành y tế và hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccin.

- Không tiêm nhắc lại với các trường hợp đã có các phản ứngnặng trong các lần tiêm trước.

- Với vaccin DPT không nên thực hiện mũi tiêm nhắc lại cho lứatuổi quá lớn. Chỉ dùng cho trẻ dưới 4 tuổi. Khoảng thời gian giữa mũi tiêm trướcđến mũi tiêm nhắc lại có thể dài hơn quy định nhưng không được ngắn hơn.

- Trong tiêm chủng sự phối hợp của cha mẹ trong việc theodõi và chăm sóc trẻ sau tiêm đóng vai trò hết sức quan trọng để đảm bảo an toàntốt nhất cho trẻ.

PV: Xin cảm ơn ông!