Vì sao phải đúng giờ

Mỗi tổ chức sẽ có một văn hóa làm việc khác nhau và văn hóa đó được tạo nên từ những con người trong tổ chức. Vấn đề tác phong đi làm đúng giờ của nhân viên không chỉ là việc quan tâm của những công ty nhỏ, chưa đi vào nề nếp mà ngay cả những tập đoàn lớn cũng được quan tâm.

Có thể tạm gọi, sẽ có 2 trường phái trong vấn đề nhân viên đi trễ: một sẽ là cho phép nhân viên đến công ty muộn hơn giờ làm việc thực tế trong một khoảng thời gian nhất định, chỉ cần họ làm việc năng xuất tốt, bên còn lại sẽ muốn nhân viên tuân thủ quy tắc trong vấn đề đúng giờ giấc để tạo nề nếp, từ đó mới có năng xuất làm việc tốt. Cùng mổ sẻ 2 quan điểm này xem một người nhân sự tài ba nên chọn điều nào?

Cái lý của việc yêu cầu nhân viên đi làm đúng giờ

Cái sự đúng giờ chắc chắn là một thói quen tốt, thể hiện là một người có tác phong chuyên nghiệp nơi công sở, điều này hẳn ai nghe qua cũng sẽ đồng tình. Đi làm đúng giờ giúp nhân viên có thời gian tập trung làm việc hiệu quả hơn và làm được nhiều việc hơn. Đi làm trễ họ sẽ không có đủ thời gian hoàn thành các thể loại công việc lớn bé trong ngày. Đi làm trễ cũng đồng nghĩa với việc coi thường thời gian, coi thường các bạn đồng nghiệp đi làm đúng giờ khác. Một người đi làm trễ được thì những người khác chắc chắn sẽ bắt chước theo. Vì thế hầu như công ty nào cũng luôn có máy chấm công để theo dõi tình hình đi làm đúng giờ của tất cả mọi người. Nhẹ thì trừ ngày phép, trừ lương; nặng thì bị đuổi việc.Do đó, nhà quản trị thường đau đầu để tìm cách từ khuyến khích, thúc đẩy đến những biện pháp mạnh để khiến nhân viên tuân thủ giờ giấc. Điều này nếu không sử lý khéo léo có thể ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ giữa nhân viên với công ty.

Vì sao phải đúng giờ

Đi làm đúng giờ là tốt vậy sao phải đắng đo lựa chọn?

Câu trả lời nằm ở đối tượng nhân viên của bạn như thế nào?

Với những nhân viên làm việc cà tàng, không thật sự hoàn thành tốt công việc được giao, luôn trễ deadline, lúc nào cũng than thở nhiều việc nhưng thực tế số lượng công việc chẳng đáng là bao, họ có xu hướng lấy đủ thứ lý do trên đời để đi trễ về sớm và không hoàn thành kịp khối lượng công việc phải hoàn thành trong ngày. Đối với tuýp người này, có những biện pháp để họ đi làm đúng và đủ giờ là tốt. Tốt hơn nếu bạn có thể đình chỉ công việc và cho họ thôi việc nếu thái độ làm việc và hiệu quả công việc của họ không đáp ứng điều bạn cần tối thiểu. Việc giữ lại một người có thái độ không tôn trọng những người xung quanh sẽ khiến mọi người xung quanh xem thường khả năng của người lãnh đạo.

Đối tượnghaithì ngược lại,họ là những ngườivẫn làm việc hiệu quả dù họ không đến công ty đúng giờ. Họ đến công ty lúc 9:30 sáng thay vì 9:00 hay 8:30 và làm việc tới tận 19:00 hoặc 20:00 giờ tùy ngày. Một số nhân tố có tính chất công việc đặc biệt phải làm việc vào ngày cuối tuần. Họ dù đi làm trễ nhưng rất tận tâm trong công việc; bằng chứng là họ luôn đạt các chỉ tiêu về KPI và các thể loại deadline do sếp hoặc công ty đề ra. Họ chỉ có một tật xấu đó là không dậy sớm được vào buổi sáng vì thường xuyên thức khuya vào buổi tối. Tật xấu này đáng trách, nhưng cũng không đến nỗi đáng bị lên án. Chắc bản thân họ cũng cảm thấy lối sống như vậy là không được khỏe mạnh nhưng vẫn chưa đủ quyết tâm để cải thiện. Với những người này, nếu vì quy định của công ty mà đánh mất họ liệu người làm nhân sự có nuối tiếc.

Vậy cuối cùng nên chọn “đi làm đúng giờ” hay chỉ cần “làm việc hiệu quả”?

Quay trở lại vấn đề, trước tiên,là một người sếp,một người làm nhân sự, chắc chắn ai cũng muốn tối ưu hóa cả 2 yếu tố trên, vừa có những nhân viên làm việc hiệu quả, và họ lại vừa tuân thủ theo nguyên tắc giờ làm của công ty. Thật tuyệt nếu bạn đang làm được điều đó. Nhưng, nếu ngược lại, nếu tổ chức của bạn vẫn chưa có được văn hóa đúng giờ, liệu bạn có đang lựa chọn giữa muốn nhân viên của mình đi làm đúng giờ hay bạn chỉ cần nhìn vào hiệu quả công việc của họ?

Vì sao phải đúng giờ

Ở cương vị điều hành một doanh nghiệp nào đó, tính nghiêm minh đối với một người sếp là điều cần thiết; tuy nhiên, phong cách điều hành quản lý với từng đối tượng khác nhau nên sẽ khác nhau. Chắc chắn sẽ không có nhân tố nào là duy nhất, là không thể kiếm được người để thay thế; nhưng vấn đề ở việc để tìm kiếm và đào tạo một nhân tố mới cũng hết sức tốn kém mà hiệu quả thì phải chờ đợi thời gian trả lời. Nếu một môi trường làm việc nơi các kết quả và hiệu suất công việc là tiêu chí tiên quyết để đánh giá năng lực của một cá nhân thì yếu tố thời gian vẫn nên đặt ở hàng thứ yếu.Nếu đi làm đúng giờ nhưng không đạt KPI có bị đuổi việc không? Hay đi làm không đúng giờ nhưng vẫn đạt KPI thì có bị đuổi việc không? Thiếtnghĩ, các nhà lãnh đạo nên quan tâm cụ thể tới những thành phần đi làm vừa không đúng giờ, vừa không đủ giờ, vừa không đạt KPI thì sẽ giải quyết được bài toán hóc búa này, thay vì áp đặt chung chung cho cả một tập thể mà chỉ có vài thành tố là con sâu làm rầu nồi canh cần được loại bỏ thích đáng.Điều này không có nghĩa sẽ không quan tâm đến giờ giấc của nhân viên, mà là thay đổi tư duy trước khi tìm giải pháp.

Tất nhiên đi làm đúng giờ thì vẫn tốt hơn, dù bạn có đạt được bao nhiêu cái KPI tốt và xuất sắc đến cỡ nào. Nhưng vấn đề chính ở bài này không phải là vấn đề tốt hay xấumà là khía cạnh suy nghĩ của một nhà lãnh đạo, một người quản trị nhân sự.

Hiện nay, văn hóa đúng giờ trong doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là việc tuân thủ giờ giấc thông thường mà còn có vô cùng nhiều ý nghĩa quan trọng. Vậy văn hóa đúng giờ trong doanh nghiệp là gì? Tại sao tác phong đúng giờ lại cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể có được câu trả lời nhé.

Vì sao phải đúng giờ

Làm việc đúng giờ là gì? Văn hóa đúng giờ là gì?

Vì sao phải đúng giờ

Tầm quan trọng của văn hóa đúng giờ trong doanh nghiệp

Đúng giờ là sự chính xác, chuẩn chỉ về mặt thời gian trong mọi hoàn cảnh trường hợp. Tương tự như vậy, làm việc đúng giờ là sự tuân thủ, thực hiện đúng các yêu cầu về thời gian của nhân viên do doanh nghiệp đặt ra.

Hiểu một cách rộng hơn, đây là cách làm việc tuân thủ thời gian của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp dù ở bất kỳ vị trí, công việc nào. Đó không chỉ là thói quen hàng ngày mà còn là tác phong và sự nghiêm túc của cả một bộ máy.

Trên thực tế, biểu hiện của sự đúng giờ  chỉ đơn giản là không sai lệch hay chậm trễ về mặt thời gian nếu mọi thứ trong tầm kiểm soát và không có bất kỳ sự kiện bất khả kháng nào.

👉 Xem thêm: 12 tác phong làm việc quan trọng giúp bạn gặt hái thành công

Vì sao phải đúng giờ

Làm việc đúng giờ là gì? Văn hóa đúng giờ là gì?

Ý nghĩa của văn hóa đúng giờ trong doanh nghiệp

Một doanh nghiệp duy trì được văn hóa này sẽ nhận được rất nhiều giá trị và ý nghĩa khác nhau như:

Thể hiện được sự chuyên nghiệp

Khi sự đúng giờ đã trở thành tác phong, văn hóa của một doanh nghiệp tức là mọi nhân viên ở đó đều tôn trọng thời gian. Tất cả nhân viên đều có tác phong làm việc chuẩn chỉ, sự chuyên nghiệp của cả doanh nghiệp sẽ được nâng tầm rất nhiều. 

Hiệu suất công việc tăng cao

Giả sử thời gian bắt đầu làm việc tại công ty là 8h sáng hàng ngày. Tuy nhiên, bạn luôn dậy muộn nên thường đến công ty vào lúc 8h30 – 9h sáng. Thực hiện các bước chấm công, chuẩn bị tài liệu,… bạn sẽ bắt đầu công việc vào khoảng hơn 9h sáng. Như vậy, tiến độ công việc gần như đã chậm mất 1h đồng hồ vì sự chậm trễ của bạn. Theo đó, chỉ cần thay đổi thói quen, nghiêm túc với bản thân hơn một chút là hiệu suất công việc trong ngày của cá nhân bạn cũng như cả tập thể sẽ tăng cao hơn rất nhiều.

Thể hiện tinh thần tôn trọng đồng nghiệp, cấp trên

Không chỉ có ý nghĩa đặc biệt trong việc giúp hiệu suất công việc tăng cao, văn hóa đúng giờ trong doanh nghiệp còn giúp bạn thể hiện được sự tôn trọng với đồng nghiệp và cấp trên. Nói như vậy bởi bắt người khác chờ đợi hay mất thời gian vì bản thân là một việc vô cùng tồi tệ. Không những vậy, trong trường hợp bạn không có phong cách làm việc đúng giờ, thường xuyên đi làm muộn thì sẽ gây rất nhiều phiền phức, khó chịu hoặc đôi khi làm ảnh hưởng tinh thần hăng hái của những người xung quanh.

Nâng cao uy tín, vị thế doanh nghiệp

Văn hóa đúng giờ được duy trì tốt sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và khẳng định vị thế trên thương trường cũng như trong lòng các đối tác. Không cần nói đến các cuộc họp lớn, chỉ những cuộc gặp mặt nhỏ với nhân viên nhưng thấy được sự đúng giờ của nhân viên, đối tác cũng sẽ có cách nghĩ khác về doanh nghiệp của bạn. 

👉 Xem thêm: 3 bước xây dựng nội quy văn phòng làm việc hiệu quả

Bí quyết để duy trì văn hóa đúng giờ trong doanh nghiệp

Có thể nói, văn hóa đúng giờ chính là nét đẹp nơi công sở cần được duy trì và giữ gìn ở nơi làm việc. Tuy nhiên, nếu chỉ nêu cao khẩu hiệu “Hãy đúng giờ” thì có lẽ là chưa đủ. Theo đó, để có thể thực hiện và duy trì bí văn hóa đúng giờ tại nơi làm việc, chắc chắn cần sự cố gắng của cả nhân viên và đội ngũ lãnh đạo. Cụ thể như sau:

Vì sao phải đúng giờ

Bí quyết để duy trì văn hóa đúng giờ trong doanh nghiệp

Đối với nhân viên

Nhiều người thường cho rằng mình là một nhân viên bình thường thì việc đúng giờ cũng không quá quan trọng hay cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần hiểu một điều là năng lượng tiêu cực luôn có tính lan tỏa mạnh mẽ hơn năng lượng tích cực. Do vậy, khi mọi người cùng nỗ lực xây dựng văn hóa đúng giờ, bạn cũng cần chung tay góp sức. Không cần cầu kỳ, phức tạp, bạn chỉ cần bắt đầu bằng những việc làm nhỏ như:

  • Lên kế hoạch trước cho mọi công việc.
  • Dậy sớm hơn, tăng thêm thời gian chuẩn bị nếu bản thân luôn muộn giờ làm việc.
  • Chuẩn bị Deadline sớm hơn để không ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc chung.
  • Lên các phương án dự phòng để tránh mất thời gian khi rắc rối xảy ra.
  • Tạo các nhắc nhở trong trường hợp bản thân không thể ghi nhớ được các công việc, nhiệm vụ.
  • Xây dựng các team, group nhắc nhở kế hoạch để tránh bỏ sót, sai lệch về mặt thời gian.

Đối với lãnh đạo

Đội ngũ lãnh đạo giống như đầu tàu giúp việc thực hiện văn hóa đúng giờ của doanh nghiệp tốt hơn. Theo đó, thay vì chỉ đưa ra những khẩu hiệu vô nghĩa, lãnh đạo cũng cần:

  • Đi đầu trong việc thực hiện các nội quy đúng giờ nơi làm việc.
  • Đưa ra các quy tắc xây dựng mang tính chất linh hoạt: Có phạt đi làm muộn cũng cần có thưởng cho những người cần mẫn đúng giờ.
  • Thay đổi ngay nếu thấy chính sách không có được hiệu quả trên thực tế.

👉 Xem thêm: Đạo đức nghề nghiệp nơi công sở: Những chuẩn mực bạn cần biết!

Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết có thể hữu ích với bạn. Hãy chia sẻ ngay để có thể bắt đầu ngay việc thực hiện văn hóa đúng giờ nơi công sở nhé.

Vì sao phải đúng giờ