Vì sao thầy bói nói đúng

Vì sao thầy bói nói đúng

Trước đây, mình vẫn có suy nghĩ rằng thế giới tâm linh là một thứ gì đó mà khoa học vẫn chưa thể khám phá được. Những điều kỳ bí trong thế giới tâm linh vẫn luôn có mặt trong cuộc sống loài người từ hàng nghìn năm nay. Nhưng với sự hoài nghi về những mâu thuẫn trong thế giới tâm linh, thì một ngày kia đưa vào mắt mình cuốn sách này. 

Sách nói nhiều về các hiện tượng kỳ bí xung quanh chúng ta, từ các nghi lễ tôn giáo, cầu hồn, bói toán, tiên tri, cho đến hiện tượng một con ngựa biết làm toán hay con chồn biết nói chuyện. Tác giả cuốn sách cũng có một background rất thuyết phục, khi ông không chỉ là một nhà tâm lý học mà còn dấn thân vào những điều huyền bí trong một thời gian cũng như ở nhiều trường hợp khác nhau. 

Cuốn sách này không phải được viết với mục đích vạch trần thế giới tâm linh, mà mình cảm thấy nó được viết bởi một tâm thái muốn khám phá và tìm hiểu sâu hơn về thế giới tâm linh. Và các kết quả gặt được là rất nhiều sự hữu ích cho khoa học và tâm lý học. 

Đọc sách này, mình mới nhận thấy một điều vốn đã nghĩ sai. Đó là không phải khoa học không khám phá được thế giới tâm linh, mà hơn hết, các nhà khoa học còn tò mò và hăng hái tìm hiểu về thế giới tâm linh hơn hết thảy. Đã có rất nhiều thí nghiệm, rất nhiều sự tìm tòi, rất nhiều sự thử thách, rất nhiều sự kiểm chứng về các hiện tượng huyền bí mà chúng ta hay gặp. Nhưng kết quả nhìn chung đều là không có gì huyền bí, hoặc đều không thuyết phục. 

Qua những kết quả của các thí nghiệm này, chúng ta sẽ thấy được rằng con người chúng ta rất thích tự huyễn hoặc mình. Chúng ta ưa thích sự huyền bí, dễ dàng bị lừa phỉnh, bộ não của chúng ta cũng có những lúc rất hạn chế, và sau cùng, chỉ là tự chúng ta lừa gạt chính mình. 

Tuy nhiên, những thí nghiệm về thế giới tâm linh này, dù không tìm ra được gì huyền bí, song lại đưa ra rất nhiều kết quả thú vị cho tâm lý học và khoa học. Cũng như những hạn chế của não bộ chúng ta thực ra chính là mặt thứ hai của đồng xu, khi chúng ta có một bộ não quá ưu việt. 

Khi chúng ta nghĩ rằng sự mê tín là một cái hại cần loại bỏ, thì cuốn sách này cho mình thấy rằng sự mê tín có lẽ là tất yếu. Bởi một thứ ưu việt thì ắt hẳn cũng sẽ có những bất cập của nó, và có lẽ cái giá phải trả cho trí tuệ của chúng ta cũng chính là sự mê tín đáng nực cười này. 

Điều này thể hiện rõ ràng trong sách, khi mà các kết quả trong các thí nghiệm cực kỳ thuyết phục, hay các sự kiện được vỡ lẽ ra hết sức khách quan, thì con người chúng ta vẫn nằng nặc tin vào những sự huyền bí, bất chấp lý lẽ có thuyết phục hay các bằng chứng có đanh thép đến đâu. Chúng ta yêu thích và thà chọn tin vào những sự huyền bí, với rất nhiều lý do khác nhau, và quan trọng hơn thì đó chính là cách mà não bộ chúng ta hoạt động. 

Mặc dù đọc đến 3/4 cuốn sách, mình thấy có lẽ đã có câu trả lời quá rõ ràng về hiện tượng tâm linh mê tín của con người. Nhưng cuốn sách vẫn là những cuộc hành trình thú vị và có phần dí dỏm, dẫn chúng ta đi qua nhiều nơi và gặp nhiều người khác nhau, để thấy được sự hăng hái của các nhà khoa học trong lĩnh vực tâm linh này. 

Tất nhiên, kiểu gì thì cũng sẽ có người đọc sách xong và vẫn tin răm rắp vào những điều huyền bí hay tâm linh thôi. Tuy nhiên sách cũng nêu ra những thủ thuật và mánh khóe để chúng ta tự áp dụng, cái mà mình đã học một số thủ thuật bói toán và thử bói cho một số người, rồi cũng có những kết quả đáng chú ý. Thiết nghĩ, nếu mình thất nghiệp và cuộc sống quá khó khăn,có khi mình cũng có thể hành nghề bói toán nếu chịu khó rèn luyện, và mình tin mình hoàn toàn có thể thành một thầy bói xuất chúng. Sách cũng khá thuyết phục khi có cả những đường link, dẫn chứng, và mã QR dẫn chúng ta đến với những kết quả thí nghiệm được nói đến trong sách nữa. 

Sau cùng, cái mà mình ngộ ra được sau khi đọc sách, rằng thế giới tâm linh thực chất chẳng có gì. Nhưng TG Tâm linh hay thậm chí sự mê tín, thực chất khó mà tránh được. Nó sẽ luôn tồn tại trong cuộc sống của chúng ta, và nó phải thế, như một đồng xu thì phải có hai mặt vậy.

Thành thử, dù nực cười, dù ngớ ngẩn, nhưng cũng thật là hiển nhiên.

7

Vì sao thầy bói nói đúng

Vì sao thầy bói nói đúng

Chúng ta cần bói toán như một phương thức xoa dịu nỗi khát khao biết trước tương lai, và trấn an những bất định trong tâm tưởng.

1. Hiệu ứng Barnum, hay việc người ta rất dễ dàng tiếp nhận những thông báo mơ hồ, chung chung. Hiệu ứng này được đặt tên theo các màn xiếc của P.T. Barnum. Năm 1949, một giáo sư tâm lý đưa ra một mô tả nhân cách tổng quát đến mức mọi sinh viên đều nhận đó là của chính mình, kiểu như: “Bạn có xu hướng phê phán bản thân” hay “bạn thích một chút thay đổi”. Thông báo Barnum càng được thừa nhận khi: 1) Ngắn gọn, tổng quát, dễ được chấp nhận và được cho là chỉ đúng với bạn, 2) Là những điều dễ ưa, phù hợp với nhân cách bạn, tránh những thông báo khó chịu kiểu như: “Bạn không phải là người suy nghĩ độc lập”, 3) Đối tượng ngây thơ và dễ thay đổi.

2. Đọc nguội (cold reading), hay vai trò của ngôn ngữ cơ thể. Đầu thế kỷ 20 tại Berlin, chú ngựa Hans thông minh biết lựa theo phản ứng của người đối diện (nhướn mày, nhăn trán, hít vào hay thở nhẹ ra, vươn hay so vai…) để làm toán. Ngựa còn biết, thì tại sao thày bói lại không? Không chỉ các thày bói, mà giới đồng cốt cũng rất thạo “kỹ thuật lấy tin” này.

3. Hiệu ứng Tiến sĩ Fox, hay chúng ta bị lừa bằng khoa học và sự hài hước. Khi cảm thấy ở trong một môi trường giàu trí tuệ, và tin rằng đang được nghe một người am hiểu vấn đề nói, ta sẽ thỏa mãn mà không để ý rằng, thực ra quan điểm đó chưa hẳn đã đúng. Năm 1947, ba nhà giáo dùng một người đóng vai “tiến sĩ Fox” thuyết giảng về Lý thuyết trò chơi trong toán học, ứng dụng trong giảng dạy vật lý trước 55 nhà tâm thần học, tâm lý học, giảng viên, quan chức trường phổ thông và nhà hoạt động xã hội. Khi điền phiếu thăm dò, 42 người cho rằng, bài giảng được tổ chức tốt, nhiều minh họa và kích thích tư duy. Hầu hết cử tọa đều muốn nghe thêm về chủ đề này. Không ai biết đó chỉ là một trò lừa gạt.

Quảng cáo

4. Hiệu ứng vầng hào quang, hay tầm quan trọng của ấn tượng ban đầu. Ta có xu hướng tin tưởng những thày bói có tính cách nồng nhiệt hơn lạnh lùng, tự chủ hơn thiếu tự chủ, áo quần tươm tất hơn ăn mặc cẩu thả, ưa nhìn hơn kém hình thức… Giới bói toán thuộc nằm lòng quy tắc này!

5. Tương quan ảo, hay tin tưởng là sẽ thấy. Đây là quy luật vàng của tâm lý học: Ta sẽ thấy cái mà ta muốn thấy. Từ vô số sự kiện đã xảy ra trong đời, ta nhất định nhặt được một sự kiện phù hợp với dự báo của ông thày bói mà ta ưa thích.

6. Tính không sai lầm, hay vì sao thày bói không thể sai. Dự báo thì đã quá chung chung nên khó có thể sai lầm. Nếu sai thì thày bói cũng có cách biện minh, đơn giản nhất là thừa nhận chưa hiểu hết thiên cơ. Ai mà không mắc sai lầm và ai có thể hiểu hết thiên cơ?

Quảng cáo

7. Hiệu ứng giả dược (placebo), hay nó sẽ tốt nếu ta nghĩ rằng nó tốt đối với ta. Rất ít người đi xem bói mà lại hy vọng thày bói nói sai. Cái ước vọng muốn tin là một vũ khí lợi hại đối với thày bói. Khi họ bói sai, ta sẵn sàng cung cấp những ám hiệu để giúp họ hiệu chỉnh.

8. Hiệu ứng người phục vụ khách hàng, hay buộc khách hàng phù hợp với dự báo. Điều này thực ra dễ dàng hơn ta nghĩ nhiều. Người phục vụ khách sạn có định kiến một vị khách sẽ cho ít tiền boa, thế là anh ta phục vụ không ra gì, kết quả là tiền boa ít thật. Anh ta cho đó là kết quả tiên tri, mà không nghĩ rằng đó chỉ là hệ quả của sự phục vụ tồi.

9. Ký ức chọn lọc, hay chỉ nhớ những gì muốn nhớ. Khi thày bói đưa ra hai dự báo đúng và tám dự báo sai, ta say sưa kể cho mọi người nghe về hai dự báo “đúng một cách kỳ lạ”, mà quên mất rằng, độ chính xác chỉ là 20%! Trên thực tế, nhiều khi đoán mò cũng đạt độ chính xác tới 50% (thắng hay thua, trai hay gái…), thậm chí 70% (thời tiết ngày mai giống hôm nay).

10. Hiệu ứng mong ước, hay dự báo càng đẹp thì càng dễ được chấp nhận. Giới bói toán hiểu rõ điều này nên các dự báo thường là dễ chịu. Và sự xu nịnh sẽ đưa ta tới bất cứ đâu. Khi có ai tuyên bố ta tài giỏi, thông minh, sáng tạo, giàu trí tuệ, nhạy cảm, giao thiệp rộng, thăng tiến ào ào và sẽ giàu to, ta tức khắc xem đó là một nhà tiên tri thấu hiểu huyền cơ!

Cũng không nên quên một kỹ thuật thô sơ nhưng hữu dụng, đó là đọc nóng (hot reading). Nó thô sơ đến mức không được Dean nhắc tới. Vừa gặp bạn, ông thày bói đã nói ngay rằng ông quá mệt do đã xem cho quá nhiều người nên hẹn bạn vào tuần sau. Đúng hẹn bạn tới và ông ta liền kể vanh vách những thông tin cơ bản về bạn như họ tên, cơ quan, hoàn cảnh gia đình… Bạn choáng váng trước "tài nghệ" siêu phàm và sau đó tin theo tất cả những gì thày nói, mà không hề biết rằng, lần trước thám tử của thày đã kín đáo bám theo bạn. Chỉ cần hỏi người bán nước trước cửa nhà bạn cũng đã có đủ những thông tin cần thiết!

Và như vậy, theo bạn, bói toán có cần phải chính xác không?

(Theo Kiến Thức Ngày Nay)



Nói đến bói toán, nhiều người cho rằng, đó chỉ là hoạt động mang đầy tính ma mị và bí ẩn. Trong nhiều trường hợp, thầy bói còn lợi dung sự mê tín của người xem để lừa gạt.

Thế nhưng đa phần ai trong chúng ta cũng đều muốn một lần biết rõ hơn về bản thân trong tương lai. Chính vì lẽ đó mà nghề bói toán vẫn tiếp tục phát triển song hành cùng lịch sử nhân loại. Để giải thích tại sao chúng ta thấy bói toán dường như chính xác, có tới 26 lý do được đưa ra. Dưới đây là những lý do thường gặp nhất.

1. Hiệu ứng Barnum

Thực tế là, các thầy bói thường nói rất mơ hồ và chung chung,nên lời phán nhiều khi có thể áp dụng cho tất cả mọi người.

Hiệu ứngnày được đặt tên theo các màn xiếc của P.T. Barnum. Năm 1949, một giáo sư tâm lý đưa ra một mô tả nhân cách tổng quát đến mức mọi sinh viên đều nhận đó là của chính mình, như: "Bạn hay trách móc bản thân vì những lỗi lầm trong quá khứ" hay "bạn thích một chút thay đổi". Thông báo Barnum càng được thừa nhận khi đáp ứng các yêu cầu: Ngắn gọn, tổng quát, dễ được chấp nhận và được cho là chỉ đúng với bạn; Là những điều dễ ưa, phù hợp với nhân cách bạn, tránh những thông báo khó chịu; Đối tượng ngây thơ và dễ thay đổi.

2. Hiệu ứng Tiến sỹ Fox

Con người luôn bị lừa bởi khoa học và sự hài hước. Khi cảm thấy ở trong một môi trường giàu chất xám và tin rằng người nói là chuyên gia về vấn đề đó, bạn sẽ duy ý chí, không nhận ra quan điểm đó chưa hẳn đã đúng.

Năm 1947, ba nhà giáo dùng một người đóng vai "tiến sỹ Fox" thuyết giảng về Lý thuyết trò chơi trong toán học, ứng dụng trong giảng dạy vật lý trước 55 nhà tâm thần học,tâm lý học, giảng viên, quan chức trường phổ thông và nhà hoạt động xã hội. Khi điền phiếu thăm dò, 42 người cho rằng, bài giảng được tổ chức tốt, nhiều minh họa và kích thích tư duy. Hầu hết cử tọa đều muốn nghe thêm về chủ đề này. Không ai biết đó chỉ là một trò lừa gạt và Fox là tiến sỹ "dỏm".

3. Hiệu ứng vầng hào quang

Ấn tượng ban đầu luôn quyết định tiến triển của mọi việc về sau. Mọi người có xu hướng tin tưởng những thầy bói có: Tính cách thân thiện hơn lạnh lùng, tự chủ hơn thiếu tự chủ, áo quần tươm tất hơn luộm thuộm, ưa nhìn hơn xấu xí…

4. Tương quan ảo - tin là sẽ thấy

Đây là quy luật vàng của tâm lý học: Bạn sẽ thấy cái mà bạn muốn thấy. Từ vô số sự kiện đã xảy ra trong đời, bạn nhất định nhặt được một sự kiện phù hợp vớidự báo của thày bói mà đã phán cho mình.

5. Tính không sai lầm-thầy bói luôn đúng

Những lời phán kiểu như

"Số cô chẳng giàu thì nghèo,

Ngày Ba Mươi Tết thịt treo trong nhà.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ As Follows Là Gì, Nghĩa Của Từ As Follows, As Follows In Vietnamese

Số cô có mẹ có cha

Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông."

... thì hiển nhiên không thể sai được. Dự báo quá chung chung nên khó có thể sai lầm. Nếu sai thì thầy bói cũng có cách biện minh, đơn giản nhất là thừa nhận chưa hiểu hết thiên cơ và "thiên cơ thì bất khả lộ".


Vì sao thầy bói nói đúng


6. Hiệu ứng giả dược (placebo)

Bất cứ ai đi xem bói cũng mong được thầy phán đúng, phán trúng. Chẳng ai muốn bỏ tiền, bỏ thời gian đi xem bói mà lại hy vọng thầy nói sai. Họ cứ tâm niệmnhư thế và nếu chẳng may, thầy bói nói chưa đúng, họ sẵn sàng cung cấp những ám hiệu để giúp thầy bói "chỉnh cho chuẩn".

7. Ký ức chọn lọc

Khi thầy bói chỉ đưa ra 2 dự báo đúng/10 dự báo sai, bạnchỉ nhớvề hai dự báo đúng "một cách kỳ lạ", mà quên mất rằng, độ chính xác chỉ là 20%. Trên thực tế, nhiều khi đoán mò cũng đạt độ chính xác tới 50% (sinh contrai hoặc con gái, may hoặc không may), thậm chí 70 - 80% (thời tiết ngày mai giống hôm nay).

8. Hiệu ứng mong ước

Các dự báo thường dễ nghe sẽ lấy lòng người xem bói. Khi có ai đó tuyên bố bạn tài giỏi, thông minh, sáng tạo, nhạy cảm, giao thiệp rộng, giàu trí tuệ và có cơ hội thăng tiến, nhiều khả năng bạn sẽ xem đó là một thầy bói rất đáng tin cậy.

9. Đọc nóng

Đó là cách lấy tin trước khi bói. Thầy bói có thể giả vờ mệt và hẹn bạn ngày hôm sau để có thời gian cử người bám theo và tìm hiểu mọi thông tin cần thiết.

10. Đọc ấm

Các thầy bói dường như nắm bắt rất "chuẩn" tâm lý của người đi xem bói

Đó là việc áp dụng các quy luật vàng của các môn tâm lý và xã hội học. Thanh niên đi xem bói luôn được phán là gặp rắc rối trong học hành hoặcyêu đương; Một quý bà sang trọng nhưng buồn rầu thì được cho là cuộc sống gia đình có vấn đề. Những lời phán đó có xác suất thành công rất cao.

11. Đọc nguội hay hiệu ứng Hans thông minh hoặc vai trò của ngôn ngữ cơ thể.

Hiệu ứng này được đặt tên theo chú ngựa Hans đầu thế kỷ XX tại Berlin biết đọcngôn ngữcơ thể người đối diện để làm toán hay đọc tên tổng thống Mỹ.

Chẳng cần là thầy bói, mà chỉ cần bạn là một người nhạy cảm cũng có thể đọc ngôn ngữ cơ thể, để thu thập thông tin từ chính người đi xem bói. Ví dụ: Khi làm động tác đứng gù vai trong lúc giao tiếp có thể báo hiệu rằng bạn đang lo lắng hay bạn đang có điều cố che giấu;Mím môi là dấu hiệu của do dự hoặc nghi ngờ; Cắn móng tay chứng tỏ bạn đang lo sợ điều gì.