Vụ thẩm định và đánh giá tác động môi trường năm 2024

Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng - 01 văn bản đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó giải trình rõ những nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết quả thẩm định, trừ trường hợp không phải chỉnh sửa, bổ sung; Bản chính: 1 - Bản sao: - Báo cáo đánh giá tác động môi trường được đóng quyển gáy cứng, chủ dự án ký vào phía dưới của từng trang hoặc đóng dấu giáp lai báo cáo kể cả phụ lục với số lượng đủ để gửi tới các địa chỉ quy định tại khoản 13 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP đã được sửa đổ, bổ sung bởi Nghị định số 40/2019/NĐ-CP kèm theo 01 đĩa CD trong đó chứa 01 tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.doc” chứa nội dung của báo cáo và 01 tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.pdf” chứa nội dung đã quét (scan) của toàn bộ báo cáo (bao gồm cả phụ lục). Bản chính: 1 - Bản sao:

Vụ thẩm định và đánh giá tác động môi trường năm 2024

Thông tư nêu rõ, mức thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể như sau:

Vụ thẩm định và đánh giá tác động môi trường năm 2024

Trong đó, nhóm dự án được quy định như sau:

  1. Nhóm 1. Dự án công trình dân dụng.
  1. Nhóm 2. Dự án hạ tầng kỹ thuật (trừ dự án giao thông).
  1. Nhóm 3. Dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi.
  1. Nhóm 4. Dự án giao thông.
  1. Nhóm 5. Dự án công nghiệp.
  1. Nhóm 6. Dự án xử lý chất thải và cải thiện môi trường và các Dự án khác (không thuộc nhóm 1, 2, 3, 4, 5 nêu trên).

Đối với các dự án thuộc từ 02 nhóm trở lên thì áp dụng mức phí của nhóm có mức thu cao nhất.

Quản lý và sử dụng phí

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan nhà nước thuộc 03 Bộ được giao thực hiện thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là tổ chức thu phí.

Người nộp phí thực hiện nộp phí cho tổ chức thu phí trong thời gian từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị thẩm định đến trước khi tổ chức họp Hội đồng thẩm định, phí nộp theo hình thức quy định tại Thông tư số 74/2022/TT-BTC quy định về hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính.

Về quản lý và sử dụng phí, tổ chức thu phí nộp 100% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương). Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thẩm định, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí được để lại 65% số tiền phí thu được để chi cho hoạt động thẩm định, thu phí; nộp 35% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang diễn ra nhanh chóng và đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Hoạt động sản xuất kinh doanh đang ngày càng phát triển, kèm theo đó là môi trường của chúng ta đang đứng trước những báo động ô nhiễm vô cùng bởi những tác động tiêu cực từ con người gây ra. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là rất cần thiết. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

I. Thực trạng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang diễn ra nhanh chóng và đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên việc phát triển kinh tế - xã hội đã gây tổn hại tới môi trường. Môi trường nước ta đang chịu nhiều áp lực lớn từ các hoạt động phát triển trong nước, sức ép cạnh tranh của quá trình hội nhập quốc tế cùng các tác động xuyên biên giới. Việt Nam đã và đang tiệm cận các chính sách phát triển, sử dụng tổng hợp các công cụ như hệ thống pháp luật, công cụ kinh tế (thuế, phí, ký quỹ), chế tài,các quy chuẩn về môi trường, các công cụ như đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM).

Đối với công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), các quy định pháp luật đã được hình thành, phát triển và có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh chính sách mở cửa, khuyến khích đầu tư phát triển để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Vụ thẩm định và đánh giá tác động môi trường năm 2024

II. Quy định pháp luật về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Tại sao cần thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ngày càng nghiêm trọng, một trong những lý do tác động đến môi trường là những tác động tiêu cực từ con người. Do đó, việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là rất cần thiết và quan trọng bởi:

  • Báo cáo ĐTM nhằm xác định rõ ràng với doanh nghiệp ngay từ đầu, liệu dự án và quá trình hoạt động dự án bên doanh nghiệp có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh hay không.
  • Báo cáo ĐTM nhằm nâng cao ý thức của doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường, là bằng chứng cho sự chịu trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp nếu sau này khi hoạt động dự án không còn đạt được tiêu chuẩn như hồ sơ xin cấp phép ban đầu
  • Báo cáo ĐTM quyết định xem dự án hoạt động của doanh nghiệp có được thông qua không. Đồng thời chúng thể hiện được tầm nhìn chiến lược dài hạn khi phát triển KT-XH được đi đôi với bảo vệ môi trường.

2. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Căn cứ vào khoản 1, khoản 2 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định thì Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư.

- Đối với dự án đầu tư xây dựng thuộc đối tượng phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật về xây dựng, chủ dự án đầu tư được trình đồng thời hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường với hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; thời điểm trình do chủ dự án đầu tư quyết định nhưng phải bảo đảm trước khi có kết luận thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi.

Vụ thẩm định và đánh giá tác động môi trường năm 2024

3. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện như thế nào?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định như sau:

  • Cơ quan thẩm định ban hành quyết định thành lập hội đồng thẩm định gồm ít nhất là 07 thành viên; gửi quyết định thành lập hội đồng kèm theo tài liệu quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này đến từng thành viên hội đồng;
  • Hội đồng thẩm định phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là chuyên gia. Chuyên gia là thành viên hội đồng phải có chuyên môn về môi trường hoặc lĩnh vực khác có liên quan đến dự án đầu tư và có kinh nghiệm công tác ít nhất là 07 năm nếu có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương, ít nhất là 03 năm nếu có bằng thạc sĩ hoặc văn bằng trình độ tương đương, ít nhất là 02 năm nếu có bằng tiến sĩ hoặc văn bằng trình độ tương đương;
  • Chuyên gia tham gia thực hiện đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư không được tham gia hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đó;
  • Trường hợp dự án đầu tư có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi thì hội đồng thẩm định phải có đại diện cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó; cơ quan thẩm định phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi phê duyệt kết quả thẩm định.

Cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi có trách nhiệm cử thành viên tham gia hội đồng thẩm định, có ý kiến bằng văn bản về việc phê duyệt kết quả thẩm định trong thời hạn lấy ý kiến; trường hợp hết thời hạn lấy ý kiến mà không có văn bản trả lời thì được coi là đồng thuận với nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường;

  • Thành viên hội đồng thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ đề nghị thẩm định, viết bản nhận xét về nội dung thẩm định quy định tại khoản 7 Điều này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến nhận xét, đánh giá của mình;
  • Cơ quan thẩm định xem xét, đánh giá và tổng hợp ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định, ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu có) để làm căn cứ quyết định việc phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định tổ chức khảo sát thực tế, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và chuyên gia để thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Trong thời gian thẩm định, trường hợp có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án đầu tư để thực hiện.

4. Thời gian thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 6 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:

  • Không quá 45 ngày đối với dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao;
  • Không quá 30 ngày đối với dự án đầu tư nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường;
  • Trong thời hạn quy định, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án đầu tư về kết quả thẩm định. Thời gian chủ dự án đầu tư chỉnh sửa, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của cơ quan thẩm định và thời gian xem xét, ra quyết định phê duyệt không tính vào thời hạn thẩm định;
  • Thời hạn thẩm định có thể được kéo dài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

III. Giải đáp một số câu hỏi về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Nội dung thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là gì?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì Nội dung thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

  • Sự phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Sự phù hợp của phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);
  • Sự phù hợp về việc nhận dạng, xác định hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;
  • Sự phù hợp của kết quả đánh giá hiện trạng môi trường, đa dạng sinh học; nhận dạng đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư;
  • Sự phù hợp của kết quả nhận dạng, dự báo các tác động chính, chất thải phát sinh từ dự án đầu tư đến môi trường; dự báo sự cố môi trường;
  • Sự phù hợp, tính khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của dự án đầu tư;
  • Sự phù hợp của chương trình quản lý và giám sát môi trường; tính đầy đủ, khả thi đối với các cam kết bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư.

Theo quy định trên thì việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường phải bao gồm các nội dung nêu trên.

2. Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Căn cứ vào Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư sau đây:

+ Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật bảo vệ môi trường 2020 là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao;

+ Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật bảo vệ môi trường 2020 là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cấp giấy phép nhận chìm ở biển, quyết định giao khu vực biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này bao gồm:

  • Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  • Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  • Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.

- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư trên địa bàn, trừ đối tượng thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án phải thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của mình.

Như vậy, tùy vào dự án đầu tư thì Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ có thẩm quyền đối với các dự án thuộc nhóm I; dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật bảo vệ môi trường 2020. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có thẩm quyền đối với dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền đối với các dự án đối với dự án đầu tư trên địa bàn.

3. Ai cần thực hiện thủ tục báo cáo đánh giá tác động môi trường

Theo quy định tại Điều 28, Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:

- Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:

  • Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao;
  • Dự án đầu tư nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường:
  • Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  • Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  • Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  • Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.

- Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

Như vậy, các đối tượng nêu trên sẽ phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, trừ thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về vấn đề thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Hiện nay, NPLaw có hỗ trợ các dịch vụ pháp lý nói chung và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nói riêng, theo đó bạn có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn điện thoại hoặc email để bên công ty chúng tôi có thể tư vấn và hỗ trợ cho bạn một cách chính xác và đầy đủ nhất, cũng như đưa ra tư vấn định hướng cụ thể đối với vấn đề thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Rất mong nhận được sự hợp tác!