Xác định tỷ giá ngoại tệ ghi trên hóa đơn

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------

Số: 39721/CT-TTHT
V/v
: Tỷ giá lập hóa đơn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2019

Kính gửi: Liên doanh OCG-OC-KEI-TCGT số 4 Dự án ĐTXD Cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường Vành đai 3 Thành phố Hà Nội
(Đ/c: Tầng 4, tòa nhà hỗn hợp Trường Thịnh, s 1 Phùng Chí Kiên, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam - MST: 0108029149)

Trả lời công văn số ENG/GEN-0796-1.01 ngày 25/04/2019 của Liên doanh OCG-OC-KEI-TCGT số 4 Dự án ĐTXD cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường Vành đai 3 Thành phố Hà Nội (sau đây gọi là Liên doanh) hỏi về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ khoản 4 Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và Quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, sửa đổi bổ sung Điều 27 Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau:

“3. Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:

- Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.

- Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.

- Các trường hợp cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014.”

- Căn cứ khoản 1 Điều 18 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp:

“e) Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu của khách hàng theo từng loại nguyên tệ. Đối với các khoản phải thu bằng ngoại tệ thì thực hiện theo nguyên tắc:

- Khi phát sinh các khoản nợ phải thu của khách hàng (bên Nợ tài khoản 131), kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi chỉ định khách hàng thanh toán). Riêng trường hợp nhận trước của người mua, khi đủ điều kiện ghi nhận doanh thu thì bên Nợ tài khoản 131 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã nhận trước;

- Khi thu hồi nợ phải thu của khách hàng (bên Có tài khoản 131) kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng khách nợ (Trường hợp khách nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định là tỷ giá bình quân gia quyền di động các giao dịch của khách nợ đó). Riêng trường hợp phát sinh giao dịch nhận trước tiền của người mua thì bên Có tài khoản 131 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá ghi vào bên Nợ tài khoản tiền) tại thời điểm nhận trước;

- Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải thu của khách hàng là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu và giao dịch tại nhiều ngân hàng thì được chủ động lựa chọn tỷ giá mua của một trong những ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn."

- Căn cứ Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính Phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, quy định xử lý đối với hóa đơn đã lập:

''1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ sổ hóa đơn lập sai.

2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.

3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng..., tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số..., ký hiệu... Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi sâm (-).”

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Liên doanh nhận doanh thu bằng ngoại tệ (JPY) thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi Liên doanh mở tài khoản theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC và hướng dẫn của Thông lư số 200/2014/TT-BTC nêu trên.

Trường hợp Liên doanh đã lập hóa đơn với tỷ giá khác với tỷ giá áp dụng theo hướng dẫn của cơ quan thuế thì thực hiện xử lý với các hóa đơn dã lập theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC nêu trên.

Nếu còn vướng mắc thì Liên doanh cung cấp hồ sơ và liên hệ với Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế số 2 để được hướng dẫn cụ thể.

Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Liên doanh OCG-OC-KEI-TCGT số 4 Dự án ĐTXD Cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường Vành đai 3 Thành phố Hà Nội được biết và thực hiện./.

 

Nơi nhận:

- Như trên; - P. TKT2;

- P

. DTPC;
- Lưu: VP, TTHT(2).

Tỷ giá để xác định doanh thuchi phí bằng ngoại tệ là nghiệp vụ cần hạch toán thường xuyên của kế toán tại các doanh nghiệp khiến kế toán đau đầu không biết hạch toán sao cho hợp lý. Kế toán trưởng phụ trách các lớp học kế toán tại Lê Ánh xin gửi tới bạn đọc bài viết hướng dẫn tính tỷ giá  xác định doanh thu và chi phí bằng ngoại tệ.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra và xử lý số liệu tài khoản 131 và 331

Về nguyên tắc và cách tính tỷ giá xác định doanh thu và chi phí bằng ngoại tệ cho các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức, cá nhân đã được Bộ tài chính quy định cụ thể tại các thông tư sau:

  • Thông tư 219/2013/TT-BTC: Hướng dẫn và thi hành một sô điều luật thuế GTGT
  • Thông tư 78/2014/TT-BTC: Bổ sung và quy định cách xác định doanh thu và chi phí theo tỷ giá liên ngân hàng.
  • Thông tư 200/2014/TT-BTC: Tính  tỷ giá được xác định theo tỷ giá mua vào hoặc bán ra của ngân hàng thương mại

I. CÁCH TÍNH TỶ GIÁ XÁC ĐỊNH DOANH THU VÀ CHI PHÍ BẰNG NGOẠI TỆ

Khoản 22, Điều 7 tại Thông tư 219/2013 quy định về giá tính thuế như sau:

Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.”

Tổng kết lại: Trường hợp người nộp thuế tính tỷ giá xác định doanh thu bằng ngoại tệ bắt buộc phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố vào đúng thời điểm phát sinh doanh thu.

Tại khoản 6, điều 3 của Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn đầy đủ phương pháp tính thuê và chi chi phí theo tỷ giá xác định doanh thu và chi phí bằng ngoại tệ.

"Doanh nghiệp có doanh thu, chi phí và thu nhập khác bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí, thu nhập khác bằng ngoại tệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam.”

  • Theo TT78/2014/TT-BTC, nếu doanh nghiệp phat sinh doanh thu, chi phí và thu nhập khác bằng ngoại tệ  thi phải đổi ra tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải quy đổi các khoản doanh thu và, chi phí từ ngoại tệ ra tiền Việt Nam theo cac tỷ giá bình quân liên ngân hàng.

Xác định tỷ giá ngoại tệ ghi trên hóa đơn

Xem thêm: Hậu quả nếu không đăng ký tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế

Điều 69 của TT200/2014/TT-BTC hướng dẫn nguyên tắc tính tỷ giá giao dịch doanh thu và chi phí bằng ngoại tệ như sau:

Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế:

a) Tỷ giá giao dịch thực tế đối được xác định các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ ở các trường hợp:

  • Ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại mà doanh nghiệp yêu cầu khách hàng thanh toán tại thời điểm phát sinh giao dịch.
  • Khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng mà doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.

Kế toán Lê Ánh phân tích các trường hợp cụ thể như sau:

  • Nếu doanh nghiệp phát sinh doanh thu ở các tình huống ghi nhận nợ phải thu hay các trường hợp khách hàng thanh toán luôn thì tính tỷ giá theo định giá mua vào của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh.
  • Phát sinh các khoản chi phí là việc ghi nhận khoản nợ phải trả. Hoặc nếu phải trả khách hàng luôn thì tính tỷ giá xác định doanh thu và chi phí bằng ngoại tệ là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại của doanh nghiệp dự kiến giao dịch.

Vấn đề hầu hết kế toán gặp khó khăn là tính tỷ giá xác định doanh thu và chi phí bằng ngoại tệ như thế nào đê hợp pháp hóa theo đúng chuẩn mực kế toán hiện nay.

Phần lớn các doanh nghiệp đều quan tâm việc áp dụng cách tính tỷ giá xác định doanh thu và chi phí bằng ngoại tệ thì  nghĩa vụ  đóng thuế sẽ thay đổi thế nào, liệu kế toán có phải kiểm cả việc theo dõi cả tỷ giá theo cơ quan thuế và tỷ giá theo quy định của kế toán không?

II. QUY ĐỊNH BỔ SUNG VỀ TÍNH TỶ GIÁ XÁC ĐỊNH DOANH THU CHI PHÍ BẰNG NGOẠI TỆ

Doanh nghiệp thực hiện các chế độ kế toán và kiểm toán khi tính tỷ giá doanh thu và chi phí bằng ngoại tệ được quy định tại khoản 4 sửa đổi, điều 2 TT26/2015/TT-BTC đã bổ sung Điều 27 như sau:

"Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22  tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp như sau".

Khi tính tỷ giá dịch thực tế để kế toán hạch toán doanh thu dựa trên tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.

Tỷ giá giao dịch thực tế hạch toán chi phí chính là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại mà người nộp thuế mở tài khoản trong thời điểm doanh nghiệp phát sinh quan hệ mua bán ngoại tệ.

Trên đây là hướng dẫn tính tỷ giá xác định doanh thu và chi phí bằng ngoại tệ chi tiết. Bài viết được các kế toán trưởng giảng dạy tại lớp học kế toán tổng hợp thực hành  tổng hợp và biên soạn. 

Các bạn quan tâm thêm bài viết hướng dẫn xác định tỷ giá ngân hàng và những bài viết kế toán liên quan khác tham khảo thêm tại Website kế toán Lê Ánh

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm: Khóa học kế toán ngắn hạn tại tphcm

Ngoài chương trình đào tạo kế toán, Trung tâm Lê Ánh tổ chức các lớp học xuất nhập khẩu ở hà nội và tphcm được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Từ khóa liên quan: tỷ giá giao dịch, xác định tỷ giá tiền gửi ngân hàng, hạch toán tỷ giá theo thông tư 200, tỷ giá ghi số bình quân gia quyền, hạch toán tỷ giá chênh lệch theo tt200, tỷ giá khi sổ kế toán là gì, hướng dẫn tính tỷ giá xác định doanh thu và tiền gửi ngân hàng.