Ý nghĩa tự trọng là gì GDCD 7

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Trả lời câu hỏi Gợi ý và giải phần bài tậpBài 3: Tự trọng trong sách giáo khoa GDCD 7 đồng thờichúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài họcvà làm các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Vậy chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Ý nghĩa tự trọng là gì GDCD 7

Nội dung bài học

Khái niệm

+ Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

+ Coi trọng và giữ gìn phẩm cách có nghĩa là coi trọng danh dự, giá trị con người mình; không làm điều xấu có hại đến danh dự bản thân, không chấp nhận sự xúc phạm cung như lòng thương hại của người khác.

Biểu hiện

Cư xử đàng hoàng, đúng mực, cử chỉ, lời nói có văn hoá; nếp sống gọn gàng, sạch sẽ; tôn trọng người khác, biết giữ lời hứa; luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, không để ai nhắc nhở hoặc che trác.

Ý nghĩa

+ Giúp con người có nghị lực để vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, có ý chí vươn lên để tự hoàn thiện mình

+ Tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình và xã hội.

+ Được mọi người quý trọng.

Cách rèn luyện

+ Phải chú ý giữ gìn danh dự của mình

+ Luôn trung thực với mọi người và với bản thân mình; phải tránh những thói xấu, thói gian dối

Trả lời Gợi ý GDCD 7 Bài 3 ngắn nhất

a) Vì sao Rô-be lại nhờ em mình là Sác-lây đến trả lại tiền cho người mua diêm - tác giả câu chuyện trên?

Trả lời:

- Rô-be muốn giữ lời hứa của mình và chứng minh mình không phải là người dối trá.

- Rô-be là người giàu tự trọng, không để cái nghèo làm hạ nhân phẩm của mình.

- Không muốn người khác coi thường hai anh em, dù chết cũng phải chết trong sự trong sạch.

b) Việc làm đó thể hiện đức tính gì?

Trả lời:

Việc làm của Rô-be thể hiện sự trong sạch, không dối trá. Là minh chứng cho đức tính tự trọng.

c) Hành động của Rô-be đã tác động thế nào đến tình cảm của tác giả? Vì sao?

Trả lời:

Hành động của Rô-be đã làm thay đổi tình cảm của tác giả. Lúc đầu, ông nghi ngờ, không tin tưởng. Khi biết sự thật, ông trở nên sững sờ, đau nhói lại, tin tưởng và có phần khâm phục về một tâm hồn cao thượng.

Hướng dẫn giải Bài tập GDCD 7 Bài 3 ngắn nhất

a) Em hãy cho biết, trong các hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính tự trọng? Giải thích vì sao?

Trả lời:

Hành vi có tự trọng là: (1) và (2).

(1) Không làm được bài, nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn. Việc làm này thể hiện sự tự tôn, tự trọng, dù biết sẽ bị điểm kém nhưng không quay cóp, không nhìn bài, không vì lợi ích trước mắt mà đánh mất đi sự tự trọng.

(2) Dù khó khăn đến mấy cũng cố gắng thực hiện bằng được lời hứa của mình. Việc làm này thể hiện sự cố gắng, tôn trọng lời hứa của bản thân, coi trọng chữ tín.

b) Kể lại một số việc làm thể hiện tính tự trọng hoặc thiếu tính tự trọng mà em thấy trong cuộc sống hằng ngày.

Trả lời:

- Việc làm thể hiện tính tự trọng:

+ Hường chấp nhận điểm kiểm tra miệng kém chứ không nghe bạn nhắc bài.

+ Lan nhặt được ví tiền nhưng không tò mò mở ra xem, cũng không lấy ma tìm người trả lại.

- Việc làm thiếu tự trọng:

+ Trí nhờ bạn chép lời giải vào vở bài tập và nộp cho cô để được điểm.

+ An thường nói xấu những bạn An không thích để chia rẽ tình cảm các bạn trong lớp.

c) Theo em, cần phải làm gì để rèn luyện tính tự trọng?

Trả lời:

- Cư xử cho đàng hoàng, đúng mực.

- Biết giữ lời hứa, nói là phải làm.

- Luôn làm trong nghĩa vụ, trách nhiệm được giao phó.

- Không để người khác phải chê trách, nhắc nhở.

- Suy nghĩ thận trọng trước khi hành động.

d) Em hãy kể lại một câu chuyện nói về tính tự trọng.

Trả lời:

Em hãy kể lại một câu chuyện mà em được nghe, em chứng chiến trong gia đình, làng xóm, trong trường.

đ) Em hãy sưu tầm một số câu thơ, câu ca dao hoặc tục ngữ, danh ngôn nói về tính tự trọng.

Trả lời:

Ngay cả khi trong túi hết tiền, cái mũ trên đầu anh cũng phải đội cho ngay ngắn

Cái gì không thuộc về mình thì đừng có lấy, đói quá thì đi xin. Đã làm người thì phải có lòng tự trọng

Giấy rách phải giữ lấy lề

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Chết đứng còn hơn sống quỳ

Đói cho sạch, rách cho thơm

Các câu hỏi củng cố kiến thức Bài 3 GDCD 7

1.Tự trọng là gì? Biểu hiện ra sao?

Trả lời:

* Thế nào là tự trọng?

Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực XH.

*Biểu hiện: Cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn luôn làm tròn nhiệm vụ.

2. Tự trọng có ý nghĩa như thế nào? Nêu ca dao tục ngữ nói về sống tự trọng? Bản thân em rèn luyện tính tự trọng như thế nào?

Trả lời:

Ý nghĩa:

- Là phẩm chất cần thiết, quý báu ;

- Giúp ta nâng cao phẩm giá

- Được mọi ngườiyêu quý

* Bản thân rèn luyện :

Biết tôn trọng người khác , lắng nghe ý kiến của người khác, lễ phép, trung thực , biết giữ lời hứa và luôn luôn làm tròn nhiệm vụ, không để người khác phải nhắc nhở chê trách .

Ca dao tục ngữ : Đói cho sạch, rách cho thơm; Cây ngay không sợ chết đứng

Nói 9 thì phải làm 10

3. Cho tình huống: Hồng và Hương chơi rất thân với nhau. Cả hai bạn đều được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường. Hôm làm bài khảo sát tuyển chọn có một câu Hồng không làm được. Thấy vậy, Hương đưa bài của mình cho Hồng xem nhưng Hồng vẫn ngồi im và không nhìn bài của bạn. Hương rất giận và cho rằng Hồng đã phụ sự giúp đỡ của mình. Hỏi:

a/ Theo em, việc làm của Hồng là đúng hay sai? Vì sao?

b/ Nếu là Hồng, em sẽ nói với Hương như thế nào để bạn hiểu và không giận

Trả lời:

* Việc làm của Hồng là đúng vì thể hiện lòng tự trọng của mình, dù không làm bài được nhưng kiên quyết không nhìn bài của bạn.

* Em sẽ nói với Hương rằng: Cảm ơn bạn đã giúp đỡ nhưng hãy để cho mình thử sức trong kì thi này để biết được năng lực của mình đến đâu và qua đó mình sẽ cố gắng hơn

4.Tình huống

Nam đã nhiều lần không thuộc bài, khi được cô nhắc nhở, Nam điều vui vẻ nhận lỗi, nhưng chẳng mấy khi sữa chữa.

Em có nhận xét gì về Nam ?Nếu là em, em sẽ làm gì ?

Trả lời:

* Em có nhận về Nam là không có lòng tự trọng.

* Vì không thực hiện lời hứa, còn để người khác nhắc nhở chê trách và chưa hoàn thành nhiệm vụ .

* Nếu là em, em sẽ xin lỗi cô và hứa không tái phạm nữa

Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 3

Câu 1:Danh ngôn có câu: Chỉ có và mới có thể nâng chúng ta lên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận. Trong dấu đó là?

A. Tự lập và tự trọng.

B. Khiêm tốn và thật thà.

C. Cần cù và tiết kiệm.

D. Trung thực và thẳng thắn.

Đáp án: A

Câu 2:Tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm nói đến điều gì?

A. Giản dị.

B. Tiết kiệm.

C. Lòng tự trọng.

D. Khiêm tốn.

Đáp án: C

Câu 3:Biểu hiện của lòng tự trọng là?

A. Giữ đúng lời hứa.

B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.

C. Không nói dối.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 4:Biểu hiện của không có lòng tự trọng là?

A. Đọc sai điểm để được điểm cao.

B. Không giữ đúng lời hứa.

C. Bịa đặt, nói xấu người khác.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 5:Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn , biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội ? Trong dấu đó là?

A. Danh dự.

B. Uy tín.

C. Phẩm cách.

D. Phẩm giá.

Đáp án: C

Câu 6:Không làm được bài nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn. Hành động đó thể hiện?

A. Thật thà.

B. Lòng tự trọng.

C. Chăm chỉ.

D. Khiêm tốn.

Đáp án: B

Câu 7:Trong giờ chào cờ, bạn Q liên tục ngồi nói chuyện, nói tục và chửi bậy các bạn trong lớp. Thầy giáo P đã phát hiện bạn Q nói chuyện trong giờ chào cờ nên đề nghị bạn Q lên đứng trước cờ. Tuy nhiên bạn Q đứng trước cờ nhưng vẫn cười đùa, trêu chọc các bạn ngồi dưới. Điều đó cho thấy Q là người như thế nào?

A. Q là người vô duyên.

B. Q là người vô cảm.

C. Q là người không trung thực.

D. Q là người không có lòng tự trọng.

Đáp án: D

Câu 8:Trong giờ sinh hoạt lớp, trong tuần 3 bạn K bị mắc 7 lỗi nói chuyện trong giờ học và 2 lỗi vi phạm quy chế thi. Đã nhiều lần cô giáo nhắc nhở nhưng bạn K vẫn vi phạm và bạn K cho rằng bạn K làm gì thì kệ bạn K không liên quan đến các bạn và cô giáo. Là bạn học cùng lớp em sẽ làm gì để giúp bạn K cải thiện tính đó?

A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

B. Nói với bố mẹ bạn K để bố mẹ bạn K dạy giỗ.

C. Không chơi cùng với bạn K vì bạn K là người vô ý thức.

D. Nhắc nhở, giúp đỡ bạn trong học tập và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.

Đáp án: D

Câu 9:Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

A. Vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

B. Nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân.

C. Nhận được sự quý trọng của mọi người.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 10:Đã nhiều lần bạn V hứa trước lớp là sẽ không nói chuyện trong giờ. Nhiều lần nhắc nhở nhưng bạn V vẫn vi phạm lỗi. Điều đó cho thấy V là người như thế nào?

A. V là người không có lòng tự trọng.

B. V là người lười biếng.

C. V là người dối trá.

D. V là người vô cảm.

Đáp án: A

Kết quả đạt được qua bài học

1. Kiến thức

Giúp học sinh hiểu thế nào là tự trọng và không tự trong; Vì sao cần phải có lòng tự trọng.

2. Kĩ năng

Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính tự trọng, học tập những tấm gương về lòng tự trọng của những người sống xung quanh.

3. Thái độ

Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xongBài 3: Tự trọng theo cách ngắn gọn nhất rồi. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm được nội dung kiến thức qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra và các câu hỏi tình huống khác.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xongBài 3: Tự trọng theo cách ngắn gọn nhất rồi. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm được nội dung kiến thức qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra và các câu hỏi tình huống khác.

Mời các bạn xem thêm các bài Giải GDCD 7 ngắn nhất trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

  • Giải SBT GDCD 7 Bài 3: Tự trọng

  • Giải VBT GDCD 7 Bài 3: Tự trọng