Biểu hiện dịch tả châu phi như thế nào

Đến thời điểm hiện tại, ASF vẫn chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh, virus có khả năng tồn tại rất lâu trong môi trường, có sức đề kháng cao, đường truyền lây rất đa dạng, khó kiểm soát, chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ, mật độ cao, khó thực hiện các biện pháp an toàn sinh học. Do vậy, thời gian tới, nguy cơ phát sinh của ASF tiếp tục có thể lây lan nhanh đến những địa bàn chưa có dịch, những nơi tái phát từ các nơi có ổ dịch cũ, hoặc xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung…Bà con chăn nuôi cần hiểu rõ những dấu hiệu và một số triệu chứng heo bị dịch tả lợn châu Phi để có những biện pháp xử lí kịp thời và cần thiết, tránh gây thiệt hại nặng nề cho cơ sở chăn nuôi của mình.

Một số triệu chứng thường thấy khi heo mắc dịch tả Châu Phi (ASF)

Heo tất cả các độ tuổi đều có khẳ năng mắc ASF, những heo khỏe mạnh nếu được tách những đàn heo đã nhiệm bệnh sớm và kịp thời thì mới có khả năng sống sót. Dưới đây là một số triệu chứng để bà con có thể dễ nhận biết được heo đang bị nhiễm dịch tả châu Phi, từ đó có thể kịp thời tách đàn cho những heo khỏe mạnh:

  • Dấu hiệu đầu tiên dễ dàng nhận thấy nhất là heo có hiện tượng sốt cao 41 – 420 C
  • Bắt đầu có dấu hiệu chán ăn và bỏ ăn
  • Heo mệt mỏi, lười vận động,,ủ rũ, mắt lờ đờ, suy sụp, ưa nằm một chỗ, thường nằm chồng đống.
  • Chết đột ngột (nếu nhiễm chủng độc lực cao có thể chết 100 %), xác heo chết cứng rất nhanh. Những heo chết trong thời gian đầu thường trông khỏe mạnh không khác gì heo bình thường
  • Sảy thai (ở mọi giai đoạn của thai kỳ).
  • Ói mửa và/hoặc tiêu chảy (có thể có máu).
  • Các đốm xuất huyết và hoại tử trên da, thâm tím da sau khi chết.
  • Heo ho, thở khó, nhịp tim nhanh, nhịp thở tăng, thở gấp.
  • Đổ ghèn ở mắt, mủ chảy ra ở lỗ mũi, có máu chảy ra từ mũi và miệng, phân lẫn máu
  • Dáng đi xiêu vẹo, không vững, liệt chân, sung huyết đỏ ở các chân

Các triệu chứng trên sẽ được phát hiện từ ngày thứ 3 – 19 sau khi heo nhiễm virus ASF, tùy thuộc độc lực của virus, đường lây nhiễm và sức khỏe của heo

 

Lưu ý khi chuẩn đoán bệnh ASF

Các bệnh tích thường thấy ở heo bị nhiễm dịch tả heo châu Phi

  • Tim: tràn dịch, xuất huyết màng trong và ngoài tim.
  • Máu: khó đông hoặc không đông.
  • Phổi: phù, xuất huyết và đông đặc một phần phổi.
  • Xoang bụng, xoang ngực: có nhiều dịch thẩm xuất lẫn máu.
  • Dạ dày và ruột: viêm xuất huyết dạ dày ruột => viêm loét hoại tử.
  • Thận: phù màng bao, xuất huyết điểm ở vỏ và tủy, có vết bầm và nhồi huyết trên bề mặt thận.
  • Bàng quang: xuất huyết niêm mạc.
  • Hạch bạch huyết: sưng to, đỏ tấy, chứa chất đặc sệt hoặc toàn máu.
  • Lách: xuất huyết, sưng to, đỏ đậm hoặc đen, dễ vỡ, đầu lách trở nên tù.
  • Gan: sưng to gấp 2 lần, có nhiều điểm xuất huyết, mép gan bị tù (dầy lên).
  • Bàng quang xuất: huyết, phù niêm mạc.
  • Khớp: Sưng khớp, hoại tử khớp…

Đặc biệt, những triệu chứng của dịch tả Châu Phi cực kì giống với các bệnh thường gặp ở heo như: bệnh dịch tả heo cổ điển (CSF), bệnh tai xanh (PRRS), bệnh đóng dấu son, bệnh tụ huyết trùng, bệnh phó thương hàn, bệnh viêm da sưng thận do PCV2, một số bệnh khác như: APP, Hồng lỵ…do đó việc chuẩn đoán bệnh dựa trên những triệu chứng lâm sàng có phần chưa chính xác tuyệt đối. Bà con khi phát hiện những triệu chứng heo bị dịch tả heo châu Phi kể trên cần thông báo ngay cho cơ quan thú y địa phương để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm để biết kết quả một cách chính xác nhất.

Heo nái luôn có triệu chứng lâm sàng khi mắc dịch tả châu Phi trước, sau đó mới tới heo con và heo thịt (với trại hỗn hợp nuôi nhiều loại heo). Tỷ lệ chết cao ở heo nái, có trại chết đến 100% (tỷ lệ chết cao ít quan sát thấy đối với bệnh Tai xanh (PRRS) và Dịch tả heo cổ điển (CSF). Khi thấy, tỷ lệ heo nái chết cao trong đàn, bà con nên có nghi ngờ cao là heo đã bị nhiễm bệnh ASF. Nhanh chóng tiến hành xét nghiệm, kiểm tra cho cả đàn hèo. Với bệnh dịch tả Châu phi, tốc độ lây lan bệnh trong đàn khá chậm so với bệnh PRRS, FMD, CSF, PED. Nhưng cần đặc biệt lưu ý những heo sau khi khỏi bệnh sẽ ở thể mãn tính, có thể mang virus suốt đời, nên chúng là những vật chủ mang mầm bệnh ASF.

(Heo nái sinh sản bị nhiễm dịch tả châu Phi)

Bà con cần lưu ý một số triệu chứng của bệnh dịch tả heo châu Phi và những lưu ý quan trọng để thực hiện giám sát hàng ngày, kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường, các biểu hiện của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, nếu phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, lợn chết không rõ nguyên nhân thì báo cho chính quyền xã và Ban Chăn nuôi thú y để kiểm tra, hỗ trợ xác minh dịch bệnh.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật - Bác sĩ Chuyên khoa truyền nhiễm - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Dịch tả lợn Châu Phi tại Việt Nam đang bùng phát và đã lây lan tới 34 tỉnh thành, riêng tại Hà Nội có 24/24 quận, huyện lợn đã bị nhiễm bệnh và số lượng lợn bị tiêu hủy lên đến 1,5 triệu con, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Dịch bùng phát gây không ít hoang mang cho người tiêu dùng, vậy bệnh có gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người không?

Bệnh có nguồn gốc đầu tiên từ Châu Phi và là bệnh lây nhiễm do virus gây ra. Bệnh có thể lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài lợn, mọi lứa tuổi của lợn và tỉ lệ chết gần như 100% với lợn nhiễm bệnh. Virus gây bệnh dịch tả lợn có trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh dịch tả Châu Phi.

Virus dịch tả lợn có sức đề kháng cao, có khả năng chịu được nhiệt độ thấp, trong thịt lợn sống hoặc ở nhiệt độ không cao virus có thể tồn tại được 3-6 tháng, virus bị chết ở 70 độ C. Chính vì sức đề kháng của virus này cao nên khả năng lây lan trên phạm vi rộng và kéo dài dịch tả lợn .

Bệnh lây nhiễm từ qua đường hô hấp và đường tiêu hóa, Thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật nhiễm virus như: lợn nhiễm bệnh, chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm virus và thức ăn chứa thịt lợn nhiễm bệnh.

Bệnh không lây sang người tuy nhiên người là một tác nhân gây phát tán bệnh.

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi có thời gian ủ bệnh từ 3 - 15 ngày, với thể cấp tính thời gian ủ bệnh từ 3 - 4 ngày. Các triệu chứng trên lợn bệnh tùy từng thể khác nhau.

Thể quá cấp tính

  • Lợn chết nhanh, thường không biểu hiện triệu chứng lâm sàng hoặc lợn nằm và sốt cao trước khi chết.

Thể cấp tính:

  • Lợn sốt cao khoảng 40,5 - 42 độ C.
  • Lợn 2-3 ngày đầu tiên không ăn, lười vận động, nằm chồng đống, thích nằm chỗ gần nước.
  • Lợn di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là các vùng như: tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng có thể có màu xanh tím.
  • Sau đó khoảng 1-2 ngày trước khi lợn chết có biểu hiện triệu chứng thần kinh, đi lại không vững, thở gấp khó thở, có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón.
  • Lợn chết trong vòng 6-13 ngày hoặc có thể kéo dài đến 20 ngày. Lợn mang thai có thể gây sẩy thai, tỉ lệ chết cao gần như 100%
  • Trường hợp lợn khỏi bệnh hoặc nhiễm virus không triệu chứng sẽ mang virus cả đời và là nguồn lây nhiễm bệnh.

Thể á cấp:

  • Lợn sốt nhẹ, hoặc không sốt, giảm ăn, sụt cân, ho và khó thở. Đi lại khó khăn, viêm khớp, lợn mang thai có thể sẩy thai.
  • Lợn chết sau khoảng 15-45 ngày, tỷ lệ chết ở thể này khoảng 30-70%.

Biểu hiện dịch tả châu phi như thế nào

Vệ sinh chuồng trại để phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Hiện nay chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu cho lợn đối với bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Vì vậy các phương pháp phòng tránh bao gồm:

  • Thường xuyên vệ sinh, sát trùng tại cơ sở chăn nuôi, các phương vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, các chợ điểm bán buôn, giết mổ lợn và các sản phẩm thải của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất.
  • Vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi.
  • Phát hiện cách ly lợn bị bệnh và nghi bị bệnh.
  • Diệt các nguồn bệnh như ruồi, muỗi để tránh mang mầm bệnh phát tán ra bên ngoài.
  • Không mua, bán thịt lợn không có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng thức ăn thừa hay chưa được nấu chín từ lợn.

Biểu hiện dịch tả châu phi như thế nào

Virus tả lợn Châu Phi (ASFV) tuy không trực tiếp lây sang người, nhưng lại khiến lợn mắc phải các bệnh khác nguy hiểm cho con người.

Do khả năng sinh tồn của loại virus gây bệnh cao, nên dịch có xu hướng lây lan rất nhanh. Tuy nhiên bệnh dịch tả lợn Châu Phi không lây lan sang người, không có mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người. Nhưng lợn mắc bệnh dịch tả Châu Phi có nguy cơ cao mắc các bệnh khác như tai xanh, cúm, thương hàn...

Những bệnh như tai xanh, cúm, thương hàn... mới gây nguy hiểm cho con người, gây ra rối loạn tiêu hóa khi người ăn phải tiết canh hay thịt lợn bệnh chưa được nấu chín.

Đặc biệt khi bị bệnh tai xanh, vi khuẩn liên cầu trú ngụ trong miệng, mũi của lợn sẽ phát triển, nếu người có vết thương hở tiếp xúc với lợn sẽ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Khi bị nhiễm khuẩn người bệnh có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn, xuất huyết một số nơi trên cơ thể, ngoài ra có một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc đường tiêu hóa, nặng hơn có thể bị viêm màng não.

Dịch tả lợn Châu Phi hiện lây lan nhanh và chưa có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh chưa có biện pháp phòng chống đặc hiệu cho nên mọi người cần chủ động phòng chống dịch bằng các biện pháp sinh học. Bệnh không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, tuy nhiên có thể gây hay gian tiếp qua các bệnh khác. Nên chủ động ăn chín uống sôi đảm bảo vệ sinh, không sử dụng thực phẩm có nguồn gốc không rõ ràng để đảm bảo sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tổng hợp từ nguồn: ChicucthuyHCM.org.vn, VNexpress.net, Nongnghiep.vn

Ấu trùng sán lợn gạo chết ở nhiệt độ nào?

XEM THÊM: