Ca huế trên sông hương, tác giả là ai

Table of Contents

Huế nơi có con sông Hương hiền hòa thơ mộng, nơi có núi Ngự Bình với ngàn thông thông reo vi vu giữa trời xanh, với chùa Thiên Mụ sừng sững chọc trời. Huế còn là nơi có nhiều đền đài, lăng tẩm. Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển. tất cả những điều đó đã đươc tác giả Hà Ánh Minh thể hiện trong bài “Ca Huế trên sông Hương”.

Ca huế trên sông hương, tác giả là ai

I. Đọc hiểu chung

1. Tác giả:

Sinh ngày 16 tháng 5 năm 1985 tại thành phố Hồ Chí Minh

Là nhà văn, nhà báo có nhiều bài tùy bút đặc sắc.

2. Tác phẩm:

a. Xuất xứ:

    “Ca Huế trên sông Hương” được đăng trên báo “Người Hà Nội”

b. Thể loại: Thể kí

c. Bố cục: hai phần

- “Xứ Huế đến “lí hoài nam”: Giới thiệu về các điệu hò, điệu lí làm nên sự độc đáo của những làn điệu dân ca Huế.

- "Những đặc sắc của ca Huế và sơ lược về cách biểu diễn, thưởng thức ca Huế trên sông Hương.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Đặc điểm của cố đô Huế

Ca huế trên sông hương, tác giả là ai

- Huế là cố đô – kinh đô của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.

- Huế là thành phố đẹp và cổ kính bên bờ sông Hương. Huế đẹp và thơ mộng với núi Ngự, sông Hương và các công trình kiến trúc đẹp nổi tiếng như Ngọ Môn, chùa Thiên Mụ…

- Người Huế thanh lịch, giọng nói nhẹ nhàng.

- Huế có những làn điệu dân ca rất hay trong đó nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là di sản phi vật thể của thế giới.

2. Những làn điệu dân ca Huế

Tác giả giúp cho chúng ta nhận biết ca Huế được tạo nên bởi những điệu hò, điệu lí đa dạng và phong phú.

- Hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả. Hò khi cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm, … những điệu hò, điệu lí ấy gửi gắm một ý tình trọn vẹn.

- Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh hồn buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người.

- Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh thể hiện lòng khao khát mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.

- Ngoài ra Huế còn nổi tiếng với các điệu lí: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, …

- Các dụng cụ âm nhạc: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh

⇒ Huế là mảnh đất, là cái nôi sinh ra những làn điệu dân ca (điệu ca, nhạc cụ, các ngón đàn)… Các làn điệu phong phú và đa dạng, sâu sắc, chan chứa tình cảm

3. Những đặc sắc của ca Huế trên sông Hương

- Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình. Nhạc cung đình là nhạc dùng trong những buổi lễ trang nghiêm nơi cung đình, tôn miếu nên trang trọng uy nghi. Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, điệu hò, hát lí... Chính vì vậy, các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài văn vừa sôi nổi, vui tươi, vừa trang trọng uy nghi do bắt nguồn từ hai dòng nhạc dân gian và nhạc cung đình.

- Nghe ca Huế là một thú tao nhã vì không gian trình diễn là trên một con thuyền rồng to và dài, đầu rông như muốn bay lên; sàn gỗ bào nhẵn, mui vòm trang trí lộng lẫy. Đêm xuống, màn sương dày lên. Trăng lên, gió mát. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông Hương gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh.

- Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp còn nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Nghệ thuật biểu diễn vô cùng điêu luyện. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, nhón rãi. Dàn nhạc cất lên tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.

- Hòa cùng tiếng đàn, nhịp phách là “sóng vỗ ru mạn thuyền”, là tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh, … Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo, thơ mộng. Những đêm ca Huế thật tuyệt vời, thanh lịch, tinh tế, mang nét dân

III. Tổng kết

Với nghệ thuật liệt kê kết hợp với giải thích, bình luận, nghệ thuật miêu tả đặc sắc, gợi hình, gợi cảm… Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển. Bài tùy bút của Hà Ánh Minh như đang vẫy gọi, mời chào chúng ta đến với Huế mộng mơ và để rồi

Xin chào Huế một lần anh đến

Để ngàn lần anh nhớ trong mơ

(Thu Bồn)

Giáo viên biên soạn: Đoàn Thị Loan

Đơn vị: Trường TH-THCS-THPT Lê Thánh Tông

  • Hà Ánh Minh
  • Là cây bút của báo "Người Hà Nội"

Tác phẩm

Xuất xứ

Văn bản được đăng trên báo "Người hà Nội".

Kiểu văn bản

Văn bản nhật dụng

Thể loại

Bút kí

Đề tài

Vẻ đẹp văn hóa Việt Nam

Chủ đề

Tình yêu thiên nhiên đất nước: nét văn hóa độc đáo của cố đô Huế - ca Huế trên dòng sông Hương.

Nhan đề

Ca Huế là dân ca Huế nói riêng và vùng Thừa Thiên nói chung. Ca Huế ở đây chỉ một sinh hoạt văn hóa độc đáo của cố đô Huế: người nghe và người hát cùng ngồi thuyền đi trên sông Hương; Ca Huế thường diễn ra vào ban đêm và chủ yếu hát các làn điệu dân ca Huế.

Bố cục

Bài văn vừa tả cảnh ca Huế trong một đêm trăng trên dòng sông Hương thơ mộng, vừa giới thiệu về những làn điệu dân ca Huế, vì thế không thể chia bố cục một cách rõ ràng. Tuy vậy, chúng ta có thể tập trung khai thác các nội dung cơ bản sau:

  • Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các làn điệu dân ca Huế và nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế
  • Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương

NỘI DUNG [edit]

1. Vẻ đẹp phong phú, đa dạng và nguồn gốc của một số làn điệu dân ca Huế

  • Huế là một trong những cái nôi dân ca nổi tiếng của nước ta.

        - Các làn điệu dân ca: điệu, hò, lí, nam,...

        - Các loại nhạc cụ: đàn tranh, đàn tì bà, tì nguyệt,...

  • Ca Huế đa dạng và phong phú với các làn điệu, nhạc cụ và những ngón đàn của các ca công. Mỗi làn điệu có một vẻ đẹp riêng:

Các làn điệu ca Huế

Đặc điểm nổi bật

Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh

Buồn bã

Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp,…

Náo nức, nồng hậu tình người

Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,…

Gần gũi với dân ca Nghệ - Tĩnh, thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế

Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân

Buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn,…

Tứ đại cảnh

Không vui, không buồn


=> Thể hiện tâm hồn Huế phong phú, âm thầm, kín và sâu thẳm.

  • Các bản đàn: Lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ
  • Ca Huế còn phong phú ở chính nguồn gốc của nó: ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và nhạc cung đình.

        - Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò thường sôi nổi, lạc quan, tươi vui.

        - Nhạc cung đình, nhã nhạc là nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa, nơi tôn miếu của triều đình phong kiến, thường có sắc thái trang trọng, uy nghi.

  • Tác giả sử dụng biện pháp liệt kê kết hợp với những lời giải thích bình luận thể hiện ca Huế tạo nên nét đặc trưng của miền đất và tâm hồn Huế.

Tiểu kết: Ca Huế với vô vàn các điệu hò khác nhau thể hiện những suy nghĩ, những cung bậc tình cảm của con người, ca Huế luôn thể hiện một ý tình trọn vẹn.

2. Vẻ đẹp độc đáo của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương

  • Cảnh ca Huế trên sông Hương vô cùng độc đáo:

        - Thời gian: Ca Huế biểu diễn về đêm. Đây là thời điểm con người nghỉ ngơi sau ngày dài vất vả. Con người ta tìm đến những giá trị tinh thần để thư thái tâm hồn.

        - Không gian: Ca Huế được biểu diễn trên chiếc thuyền rồng xuôi dòng Hương giang. Huế hiện lên qua cảnh sông nước đẹp, thanh tĩnh, huyền ảo, thơ mộng:

              + Thành phố lên đèn như sao xa

              + Cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục

              + Trăng lên, gió mơn man

              + Dòng sông trăng gợn sóng

              + Bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo

              + Tháp Phúc Duyên dát ánh trăng vàng

-> Khung cảnh và sân khấu đặc biệt của một buổi ca Huế trên sông Hương trong một đêm trăng mơ mộng.

        - Cách thức biểu diễn:

              + Ca công: còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng.

              + Nhạc công: dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.

              + Dàn nhạc: Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.

-> Nhạc cụ phong phú, trang phục trang trọng, truyền thống; thể hiện sự thanh lịch, tinh tế, mang đậm tính dân tộc.

        - Cách thưởng thức: vừa được nghe nhạc, lại vừa được ngắm cảnh đẹp thơ mộng của xứ Huế, ngắm cảnh đền đài, cung điện và núi non. Nhờ vậy, người thưởng thức ca Huế có được kiến thức về văn hóa, lịch sử của xứ Huế.

  • Nghệ thuật: miêu tả kết hợp với bình luận để thể hiện nghe ca Huế trên sông Hương là thú chơi tao nhã, độc đáo. Những người nghệ sĩ Huế biểu diễn trên thuyền vô cùng tài ba, điêu luyện.

Tiểu kết:

        - Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức; từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức; từ ca công đến nhạc công; từ giọng ca đến trang điểm, ăn mặc,... Chính vì thế, nghe ca Huế là một thú tao nhã.

        - Tâm hồn người xứ Huế qua các làn điệu dân ca thanh lịch, tao nhã, kín đáo và giàu tình cảm. Làn điệu ca Huế đa dạng, phong phú khi buồn bã, bi ai khi lại sôi nổi, vui tươi như chính những cung bậc cảm xúc của con người nơi đây.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê kết hợp giải thích, bình luận để diễn tả đầy đủ vẻ độc đáo, đa dạng của ca Huế.
  • Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ
  • Miêu tả âm thanh cảnh vật, con người sinh động


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra


Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 7. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 7 (chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: (1) Tóm tắt lý thuyết (Lesson summary): hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. (2) Video bài giảng (phát âm): video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. (3) Bài tập thực hành (practice task) giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. (4) Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. (5) Kiểm tra cả bài (unit test): đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn (unit).


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 7 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 7 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 7, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

Ca huế trên sông hương, tác giả là ai

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế