Chán việc phải làm sao

Chán việc phải làm sao

Chán ghét công việc có thể đến với bất kỳ ai, trong bất kỳ trường hợp nào. Đó có thể là những biểu hiện như không muốn làm việc hoặc tệ hơn là luôn cảm thấy căng thẳng mỗi khi bắt đầu ngày làm việc mới. Tuy nhiên nhiều người vẫn cắn răng chịu đựng nhưng không biết đó là giải pháp tồi tệ nhất. Vậy đau mới là cách tốt nhất để lấy lại cảm hứng trong công việc, vượt qua tình trạng chán việc hiện tại?  

Xác định nguyên nhân

Có hàng trăm lý do để bạn chán ghét công việc hiện tại, tuy nhiên bạn cần xác định được nguyên nhân chính khiến cho bạn không còn hứng thú với công việc. Những nguyên nhân đó là do người khác mang lại cho bạn hay do chính bản thân bạn không bắt nhịp được với công việc, dẫn đến chán ngán, không muốn làm việc. Khi đó bạn sẽ dễ dàng biết phải làm thế nào để thoát khỏi tình trạng trên.

Xác định lại mục tiêu nghề nghiệp

Công việc hiện tại đã thật sự đem lại cho bạn những điều mà bạn mong muốn, những điều bạn cố gắng có phải là mục tiêu bạn muốn đạt được. Nếu bạn cảm thấy chán ghét công việc hiện tại, hãy nhanh chóng xác định lại mục nghề nghiệp của bạn là gì, bởi chỉ khi có mục tiêu cụ thể bạn mới có động lực làm việc, phấn đấu đạt được mục tiêu đó.

Làm mới bản thân

Bạn cứ ngồi một chỗ với một công việc duy nhất, ngày nào cũng vậy cứ lặp đi lặp lại sẽ rất dễ khiến cho bạn cảm thấy chán ngát, nhạt nhẽo. Hãy làm mới bản thân bằng cách giao tiếp với đồng nghiệp, mọi người xung quanh nhiều hơn, tích cực tham gia các hoạt động do công ty tổ chức, nhận những nhiệm vụ mới, những thách thức mới để thay đổi môi trường làm việc nhàm chán hiện tại của bạn.

Thay đổi thái độ làm việc

Bạn nhận thấy công việc không mang lại hứng thú, bạn không muốn cố gắng mà chỉ làm cho hết nhiệm vụ, trách nhiệm được giao không quan tâm tới kết quả thế nào. Nếu cứ tiếp tục kéo dài tình trạng như vậy bạn sẽ không bao giờ vượt qua được gia đoạn chán việc hiện tại. Vì vậy, hãy làm việc với thái độ hăng say, bằng nhiệt huyết khi đó bạn sẽ thấy việc làm của mình thật sự ý nghĩa, không nhàm chán như những gì bạn nghĩ.

Thay đổi vị trí làm việc

Nếu bạn đã cố gắng làm mọi việc nhưng vẫn không thể thoát ra được tình trạng chán việc, vậy bạn hãy thử thay đổi vị trí làm việc. Bởi biết đâu vị trí hiện tại không phù hợp với khả năng, trình độ hoặc do bạn không có đam mê nên cảm thấy chán ghét nó, vị trí làm việc mới, với những mục tiêu mới sẽ là giải pháp không tồi để bạn lấy lại cảm hứng trong công việc của mình.

Tìm công việc mới

Chỉ áp dụng giải pháp này khi bạn thật sự thấy bế tắc, đã thử hết tất cả mọi cách nhưng cảm giác chán ghét công việc vẫn đeo bám. Nhưng hãy nhớ chỉ thay đổi công việc khi bạn chắc chắn đã tìm được công việc mới và cảm thấy hứng thú với nó. Nếu không sớm muộn bạn sẽ thất vọng mà thôi.

Cân bằng công việc và cuộc sống

Chán ghét công việc hiện tại không chỉ do công việc không phù hợp, bị cấp trên chèn ép… mà có thể do bạn không biết cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Mỗi ngày bạn dành quá nhiều thời gian cho công việc mà quên đi việc chăm sóc bản thân, không quan tâm đến gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh. Đến khi bạn mệt mỏi, muốn có người chia sẻ nhưng không tìm được ai sẽ khiến cho bạn cảm thấy bế tắc, chán nản không muốn tiếp tục làm việc nữa. Vì vậy, dù bận rộn đến đâu cũng hãy dành cho mình khoảng thời gian thư giản, nghỉ ngơi để lấy lại cân bằng trong cuộc sống và công việc.

Đừng quá quan trọng vị trí và tiền bạc

Vị trí và tiền bạc là hai mục tiêu quan trọng để mỗi người tự cố gắng trong công việc, tuy nhiên khi vị trí và tiền bạc chi phối quá nhiều quá trình làm việc sẽ phản tác dụng. Bởi những người quá quan trọng vị trí và tiền bạc họ sẽ dễ bị cuốn theo nó, họ luôn cố gắng làm việc để đạt được mục tiêu nhưng nếu thất bại sẽ khiến cho họ cảm thấy hụt hẫng, chán nản từ đó dẫn đến không còn hứng thú, nhiệt tình, cố gắng nữa bởi họ nghĩ rằng dù có cố gắng bao nhiêu thì cuối cùng mọi thứ cũng vẫn trở về số không.

Nếu bạn thấy chán công việc hiện tại, đừng quá lo lắng bởi không chỉ mình bạn gặp phải tình trạng như vậy. Hãy bình tĩnh và tự đánh giá lại bản thân mình, tìm nguyên nhân khiến bạn không còn nhiệt tình với công việc nữa. Sau đó hãy đưa ra từng giải pháp để thoát khỏi tình trạng này nhé, chúc bạn sớm lấy lại cảm hứng với công việc.

Thúy Lộc

Tôi có một cô bạn đã “nhảy” 6 công việc trong 2 năm, không phải bởi vì cô không thích ổn định mà cô rất hay chán việc. Khi bắt đầu một công việc, cô ấy vô cùng hào hứng, tâm huyết được cống hiến, được thể hiện khả năng của bản thân, theo quy định giờ tan làm là 5h30 nhưng cô chẳng bao giờ về đúng giờ, thậm chí sẵn sàng làm đến 8- 9h tối. Nhưng tình trạng này chỉ kéo dài được 2 tháng đầu. Cô ấy chẳng còn hứng thú với công việc nữa, làm bất kì việc gì việc gì dù nhẹ nhàng cũng cảm thấy mệt mỏi, không muốn làm. Vậy là cô ấy viết đơn xin nghỉ việc, vòng luẩn quẩn này cứ lặp đi lặp lại...

“Chán việc” là một vấn đề cực kì phổ biến, hầu như ai cũng gặp phải nó ít nhất 1 lần trong khoảng thời gian làm việc của mình. Có tới 1/2 không hài lòng với công việc hiện tại nhưng họ không thể nghỉ việc hay thay đổi công việc để đời mình khá hơn. Không hạnh phúc trong công việc khiến con người kém hiệu quả, sức khỏe đi xuống và vô số điều thậm tệ kèm theo.

Chán việc phải làm sao

Vì sao có nhiều người không hạnh phúc thế mà sao họ chẳng làm gì để thay đổi vấn đề ấy?

Điều này có 2 cách để giải thích, 1 là vì họ không hiểu mình đang buồn vì vấn đề gì, đây là thứ phổ biến nhất. Mình thích thì mình buồn thôi, chẳng ai hiểu nguyên nhân vấn đề để kịp thời xử lý. Chính vì không phát hiện được nguồn gốc vấn đề, những người buồn bã này tiếp tục làm mọi thứ như bình thường và mong rằng bằng một cách thần kì nào đó nỗi buồn sẽ biến đi.

Cách thứ 2 là vì áp lực bên ngoài, ai chẳng có gia đình, ai chẳng cần nguồn thu nhập. Một khi không còn cửa thoát hiểm, không còn những phương án lựa chọn an toàn để nhảy việc, họ sẽ chẳng dám mạo hiểm để thay đổi. Nhóm người này biết về nỗi buồn của họ, biết về sự thay đổi trong tâm lý khi đi làm nhưng không có đủ điều kiện để thay đổi.

Vì người thuộc nhóm 2 không phổ biến bằng nhóm 1 nên chúng ta sẽ tập trung giải quyết vấn đề của những người nhóm 1 trước.

Cách giải quyết: Đi tìm nguyên nhân của “chán việc”

Có những nguyên nhân sau:

  • Thu nhập - Làm cả tháng nhưng vẫn chẳng đủ sống, thu nhập hiện tại có làm bạn hài lòng? Tất nhiên là ai cũng muốn có mức lương, thu nhập cao hơn, thế nhưng liệu nhiều tiền hơn có làm bạn hạnh phúc?
  • Sự ổn định - Công việc hiện tại của bạn có đang bấp bênh? Ban lãnh đạo có đột nhiên im hơi lặng tiếng và dự án đang làm không có nhiều tiến triển? Đôi khi một công việc không ổn định cũng khiến con người buồn bã và không muốn làm nó nữa.
  • Sự thăng tiến trong công việc - Bạn tưởng tượng chính bản thân mình trong 1 năm hay lâu hơn nữa, bạn thấy công việc này không có “tương lai sáng láng”, không có cơ hội phát triển.
  • Đồng nghiệp - Có đồng nghiệp hay lãnh đạo nào làm bạn cảm thấy không thoải mái hay không? Mối quan hệ bất đồng với đồng nghiệp có khiến bạn chán nản hay không?
  • Áp lực công việc - Công việc hiện tại có khiến bạn mệt mỏi hay không? Phải thức đêm, làm thêm giờ nhiều không?
  • Công việc nhàm chán: Công việc của bạn quá nhẹ nhàng, đơn giản, chỉ đơn thuần là làm những bước giống nhau trong một ngày, không có gì thử thách, không có gì tươi mới.

Chán việc phải làm sao

Những việc làm hấp dẫn

Sau khi đã xác định được nguyên nhân nỗi buồn, hãy tìm cách giải quyết nó.

Lấy lại thăng bằng

Bạn có thể xin nghỉ vài ngày để thực hiện kế hoạch đi du lịch, nó sẽ giúp bạn tích cực hơn, nạp năng lượng và quay trở lại công việc. Có thể một chuyến đi du lịch hay mua sắm những món đồ bản thân yêu thích, chăm sóc sức khỏe và nhan sắc cũng như dành thời gian cho gia đình, bạn bè. Điều thứ giúp cân bằng cuộc sống làm sẽ giúp bạn thoải mái, thư thái hơn, nghĩ ra những suy nghĩ đúng đắn, khả quan về tình trạng hiện tại của mình.

Học cách ghi chép

Học cách ghi chép lại những sự kiện đã xảy ra trong những ngày chán chường để tìm hiểu nguyên nhân. Một khi đã biết được cảm xúc đó xuất phát từ đâu, bạn có thể kiểm soát nó tốt hơn và không tạo điều kiện để nó lặp lại theo chu kỳ. Trong những đoạn ghi chép này, đừng quên viết ra những lời cổ vũ, động viên chính mình, cố gắng, vượt qua thử thách để thay đổi tốt hơn, trưởng thành hơn.

Xin nghỉ việc

Giờ tới phần giải pháp cuối cùng, chẳng ai muốn chuyển, nghỉ việc thế nhưng đó là lựa chọn cuối cùng khi những thứ khác không giúp ích gì cho bạn được nữa.

Chẳng có công việc nào hoàn hảo, bất kì công việc nào cũng có những khó khăn, thử thách riêng. Một khi mọi chuyện đổ vỡ và bạn chẳng còn thiết tha gì với những thứ hiện tại, thì hãy thay đổi tình trạng hiện tại của bạn.

Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn.
TalentBold Chúc bạn một ngày tốt đẹp!

Đọc tiếp>>Kinh nghiệm thăng tiến trong công việc


Chán việc phải làm sao

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng