Có bao nhiêu lỗi thường gặp về quan hệ từ

1. Quan hệ từ (còn được gọi bằng các tên khác như: từ chỉ quan hệ, từ nối, kết từ,..) là từ biểu thị ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu trong đoạn văn, văn bản. Một số ví dụ:

(1) Biểu thị quan hệ giữa các bộ phận của câu:

Nếu trời mưa thì tôi không đến.

(Cặp quan hệ từ nếu... thì... biểu thị quan hệ "giả thiết - kết quả" giữa hai vế câu, hai bộ phận của câu ghép.)

(2) Biểu thị quan hệ giữa các câu trong đoạn văn, văn bản:

Quân địch đã bị đánh tan tác. Quân ta đã chiến thắng. Nhưng chúng ta không được chủ quan.

(Quan hệ từ nhưng biểu thị ý nghĩa "trái ngược" giữa các câu trong đoạn văn.)

2. Muốn dùng đúng các quan hệ từ, người sử dụng ngôn ngữ phải có một trình độ tư duy nhất định. Trong thực tế, không ít HS dùng sai quan hệ từ trong các bài viết. Trong các loại lỗi thường gặp về quan hệ từ mà SGK nêu ra, phổ biến nhất là các lỗi dùng thừa quan hệ từ (trong đó bao hàm cả hiện tượng lạm dụng thì, là, mà...), dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa... Các lỗi về quan hệ từ làm cho câu văn không rõ ý, rối rắm, khó hiểu, ảnh hưởng đáng kể tới việc trình bày, diễn đạt nội dung.

II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. - Đọc chậm rãi từng câu cho sẵn trong bài tập (đọc 2 lượt), em sẽ nhận thấy từng câu dường như thiếu hụt một cái gì đó, khiến cho câu chưa rõ ý. Sự thiếu hụt đó chính là thiếu quan hệ từ. Vì vậy, đề bài yêu cầu: thêm quan hệ từ thích hợp.

- Khi tìm quan hệ từ để bổ sung vào từng câu, em dễ dàng nhận thấy câu thứ nhất thiếu từ trong cặp từ... đến... (chỉ thời gian); câu thứ hai thiếu từ để (chỉ mục đích). Hai câu đã thêm quan hệ từ sẽ là:

+ Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.

+ Con xin báo một tin vui để cha mẹ mừng.

2. - Muốn tìm được quan hệ từ thích hợp để thay các quan hệ từ dùng sai (từ được in đậm), trước hết, em đọc kĩ từng câu. Em chú ý bộ phận câu ở trước và sau từ in đậm có quan hệ với nhau thế nào, đó là quan hệ gì. Sau khi đã xác định được quan hệ giữa các bộ phận câu, em dễ dàng tìm được quan hệ từ thích hợp để thay thế cho quan hệ từ dùng sai.

- Cụ thể, ở câu thứ nhất, quan hệ giữa hai bộ phận câu: chúng ta cũng có quan niệm và cha ông ta ngảỵ xưa là quan hệ so sánh. Do đó, giữa hai bộ phận này, ta phải dùng quan hệ từ như. Câu văn sau khi thay quan hệ từ sẽ là:

Ngày naỵ/ chúng ta củng có quan niệm như cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng lảm trọng.

- Với cách làm tương tự, ta thấy ở câu thứ hai, cần thay từ tuy bằng từ dù; câu thứ ba, thay từ bằng bằng từ về.

3. - Lỗi dùng quan hệ từ trong ba câu này đã được nói tới trong phần bài học. Đó là lỗi thừa quan hệ từ. Đây là loại lỗi mà nhiều HS thường mắc khi viết văn. Cách sửa rất đơn giản, đó là lược bổ các quan hệ từ đứng ở đầu câu.

- Câu văn đã chữa lại sẽ là:

+ Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.

+ Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" cho em hiểu đạo lí lảm người là phải giúp đỡ người khác.

+ Bải thơ nảy đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.

4. - Muốn biết quan hệ từ in đậm trong từng câu dùng đúng hay sai, em đọc kĩ từng câu, đọc chậm rãi. Em chú ý xem mối quan hệ giữa các bộ phận trong câu (ở vị trí có quan hệ từ) là quan hệ gì. Từ đó, có thể biết được quan hệ từ in đậm trong từng câu là sai hay đúng. Ví dụ, ở hai câu a và b, quan hệ giữa hai vế câu, bộ phận câu là quan hệ nhân - quả. Do đó, dùng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nhân — quả: Nhờ... nên..., Tại... nền... là phù hợp.

- Theo cách làm trên, ta thấy các câu còn lại:

+ Câu c: bỏ từ cho.

+ Câu d: dùng đúng.

+ Câu e: chuyển từ của lên trước từ bản thân (quyền lợi của bẳn thân mình).

+ Câu g: bỏ từ của.

+ Câu h: dùng đúng.

+ Câu i: từ giả dùng không đúng (từ giá chỉ dùng trong trường hợp nêu một điều kiện thuận lợi làm giả thiết; ví dụ: Giá anh đên được thì tốt quá)

5. Em trao đổi bài tập làm văn với một bạn trong tổ học tập. Đọc kĩ bài của bạn, gạch dưới (hoặc khoanh tròn) các quan hệ từ được dùng trong bài văn (gạch bằng bút chì mềm); đánh dấu những quan hệ từ bạn dùng sai hoặc chưa phù hợp, chưa chuẩn xác; trao đổi với bạn về nguyên nhân dùng sai và cách chữa.

  • Có bao nhiêu lỗi thường gặp về quan hệ từ
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

1. Thiếu quan hệ từ

Quảng cáo

Cả hai câu đều thiếu quan hệ từ, sẽ sửa:

- Đừng nên nhìn hình thức để đánh giá kẻ khác

- Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng.

2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

- Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng giờ

- Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu bọ phá hoại mùa màng.

3. Thừa quan hệ từ

Quảng cáo

- Các câu dưới đều thiếu chủ ngữ do quan hệ từ qua và về đã biến chủ ngữ của câu trở thành trạng ngữ.

Sửa lại:

- Câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra … cha mẹ đối với con cái.

- Hình thức có thể làm gia tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có làm thấp giá trị nội dung

4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết

- Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Không những giỏi môn Toán, môn Văn mà còn giỏi nhiều môn khác nữa.

- Nó thích tâm sự với mẹ, không thích tâm sự với chị.

II. Luyện tập

Quảng cáo

Bài 1 (trang 107 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.

- Con xin báo một tin vui để cha mẹ mừng.

Bài 2 (trang 107 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm giống như cha ông ta ngày xưa , lấy đạo đức, tài năng làm trọng.

- Dù nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được.

- Không nên chỉ đánh giá con người qua hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người bằng những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

Bài 3 ( trang 108 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Bản thân em còn rất nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.

Quảng cáo

- Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lý người là giúp đỡ người khác.

- Bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.

Bài 4 (Trang 108 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Cần sửa các câu g, e, i, cần sửa lại là:

     + Chúng ta phải sống thế nào để chan hòa với mọi người.

     + Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi của bản thân mình.

     + Sống trong xã hội phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo.

     + Trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.

Bài 5 (trang 108 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Trao đổi bài tập làm văn với một bạn trong tổ chức học tập:

- Đọc kĩ bài của bạn, gạch dưới các quan hệ từ được dùng trong bài văn

- Đánh dấu những quan hệ từ bạn dùng sai hoặc chưa phù hợp, chưa chuẩn xác

- Trao đổi nguyên nhân sai và cách sửa

Bài giảng: Chữa lỗi về quan hệ từ - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn gọn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • Có bao nhiêu lỗi thường gặp về quan hệ từ
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Có bao nhiêu lỗi thường gặp về quan hệ từ

Có bao nhiêu lỗi thường gặp về quan hệ từ

Có bao nhiêu lỗi thường gặp về quan hệ từ

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Có bao nhiêu lỗi thường gặp về quan hệ từ

Có bao nhiêu lỗi thường gặp về quan hệ từ

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 7 | Soạn bài lớp 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 7 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.