Cơ quan nào đặt biển báo giao thông năm 2024

Ngày 31 tháng 12 năm 2014, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 84/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức giao thông trên cầu đường bộ và việc đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe qua cầu trên mạng lưới đường bộ Việt Nam.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2015.

Theo đó, nguyên tắc tổ chức giao thông trên cầu đường bộ phải tuân theo quy tắc giao thông được quy định tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và các nguyên tắc sau: Phương tiện tham gia giao thông trên cầu đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định; tuân thủ chỉ dẫn của người điều khiển giao thông và quy định của biển báo hiệu đường bộ đặt trước cầu; Trường hợp không có biển báo hiệu, phải tuân theo quy định tại Thông tư này và các quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về hạn chế trọng lượng xe, khổ giới hạn được phép tham gia giao thông trên đường bộ, tốc độ và khoảng cách an toàn giữa các phương tiện; Không được phép dừng, đỗ, quay đầu xe (trừ phương tiện, thiết bị của đơn vị quản lý, bảo trì cầu). Trường hợp phương tiện bị hư hỏng đột xuất, người điều khiển phải khẩn trương đưa phương tiện ra khỏi phạm vi cầu hoặc đưa vào vị trí được phép dừng, đỗ; Xe thô sơ, người đi bộ, súc vật có người dắt phải đi trên phần đường quy định trên cầu.

Các chế độ kiểm soát khi giao thông trên cầu đường bộ, theo Thông tư quy định: không thực hiện chế độ kiểm soát đối với các phương tiện tham gia giao thông đường bộ thỏa mãn điều kiện quy định tại các Điều 16, 17 và Điều 18 của Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT, được phép lưu thông bình thường qua cầu nếu không có biển báo hiệu đặt trước cầu (trừ biển thông tin cầu); kiểm soát các phương tiện tham gia giao thông đường bộ thỏa mãn điều kiện quy định tại các Điều 16, 17 và Điều 18 của Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT, được phép lưu thông qua cầu nhưng phải tuân theo quy định của biển báo hiệu đặt trước cầu; Áp dụng chế độ kiểm soát đặc biệt đối với các phương tiện tham gia giao thông đường bộ vượt quá điều kiện quy định tại các Điều 16, 17 và Điều 18 của Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT hoặc có tổng trọng lượng, khổ giới hạn vượt quá trị số quy định trên biển báo hiệu đặt trước cầu, khi tham gia giao thông trên đường bộ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Khi đó, việc lưu thông qua cầu phải tuân thủ quy định trong giấy phép (giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ), hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc phải có giải pháp gia cố (nếu cần thiết) nhằm đảm bảo an toàn công trình cầu.

Quy định lắp đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe qua cầu đường bộ, theo Thông tư: Biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe được lắp đặt cho từng cầu, biển đặt bên phải theo chiều đi, cách hai đầu cầu từ 10 đến 30 mét ở vị trí dễ quan sát; Trường hợp cầu hư hỏng đột xuất, cầu có tải trọng khai thác thấp, ngoài việc đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này, còn phải đặt bổ sung các bảng thông tin hướng dẫn ở hai đầu đoạn tuyến để thông báo cho người tham gia giao thông về vị trí và tải trọng của cầu có tải trọng khai thác thấp nhất nằm trong đoạn tuyến.

Cũng theo Thông tư, thẩm quyền thực hiện lắp đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe qua cầu đường bộ được quy định: Cục Quản lý đường bộ thực hiện trên hệ thống quốc lộ được giao quản lý; Sở Giao thông vận tải thực hiện trên hệ thống quốc lộ ủy thác, các hệ thống đường địa phương được giao quản lý; Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan, đơn vị khác (được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ) thực hiện trên các hệ thống đường địa phương được giao quản lý; Nhà đầu tư thực hiện trên các dự án PPP, BOT hoặc đường chuyên dùng.

Công ty Quỳnh Nga chuyên thi công và cung cấp Hạng mục An toàn giao thông uy tín, chất lượng trên toàn Quốc. Các sản phẩm như Lan can cầu đường, Biển báo giao thông an toàn, Cọc tiêu, sơn phản quang dẻo nhiệt và các thiết bị giao thông khác

Biển báo giao thông là gì?

Biển báo giao thông thuộc hệ thống báo hiệu đường bộ. Là tập hợp hệ thống các biển báo cung cấp các thông tin cần thiết cho quá trình các phương tiện tham gia giao thông. Góp phần điều hướng giao thông, chỉ dẫn các phương tiện di chuyển đúng quy định, an toàn nhất.

Biển báo giao thông xuất hiện ở mọi tuyến đường giao thông. Thường được lắp đặt ở hai bên đường hoặc các vị trí mà người điều khiển xe dễ dàng nhìn thấy. Truyền đạt thông tin, tín hiệu giao thông cần thiết ngắn gọn, dễ hiểu nhất đến mọi người.

Cơ quan nào đặt biển báo giao thông năm 2024

Thi công Biển báo giao thông - Trụ tay vươn loại lớn

XEM THÊM

  1. Biện pháp thi công Hộ lan tôn sóng tại đường đầu cầu
  2. Biện pháp thi công sơn kẻ đường dẻo nhiệt
  3. Biện pháp thi công Đinh phản quang

Các nhóm biển báo giao thông

Tại Việt Nam, biển báo giao thông chia thành 5 nhóm theo quy định trong Khoản 4 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ, bao gồm:

  • Biển báo cấm: hiệu lệnh cho người đi đường không được thực hiện hành vi nào đó.
  • Biển báo hiệu lệnh: thông báo cho người đi đường hành vi bắt buộc phải thực hiện.
  • Biển báo nguy hiểm và cảnh báo: thông báo đến người đi đường nguy cơ, chướng ngại ở đoạn đường phía trước để chuẩn bị ứng phó.
  • Biển báo chỉ dẫn: thông báo cho người đi đường hướng đi đúng, an toàn.
  • Biển báo phụ: đây là loại biển thường được viết bằng chữ, đặt bên cạnh các biển báo chính. Bổ sung thêm thông tin cho biển báo chính

Cơ quan nào đặt biển báo giao thông năm 2024

Phân biệt các nhóm biển báo giao thông để thi công hợp lý phù hợp tiêu chuẩn

Biện pháp thi công Biển báo giao thông tiêu chuẩn

Quy trình, biện pháp thi công Biển báo giao thông tùy vào từng loại thiết kế của từng dự án, từng công trình, từng địa hình khác nhau. Dưới đây Quỳnh Nga chia sẻ biện pháp thi công của 2 loại thiết kế khác nhau : Thay thế , Sửa chữa và Loại thiết kế thi công, lắp đặt mới

Phương án thiết kế với Dự án thay thế và sửa chữa

  • Thay thế các màn phản quang cũ bị bong tróc, mờ, hư hỏng theo TCVN 7887:2008.
  • Thay thế các biển báo cũ bị móp méo, hư hại, thiếu thông tin bằng biển báo mới đạt chuẩn về kích thước theo TCVN 7887:2008.
  • Trụ bị biến dạng, hỏng hóc, hư hại Thay thế bằng trụ tròn D90mm, được dán phản quang trắng đỏ loại III, móng trụ bằng BTXM M150 đá 2x4.
  • Sơn lại lớp sơn cột mới có phản quang, nếu lớp sơn cũ đã bong tróc.

Phương án thi công với Dự án thay thế và sửa chữa

Biện pháp thi công Biển báo giao thông tiêu chuẩn gồm có 7 bước, theo trình tự sau:

Bước 1: Vận chuyển hàng hóa, tập kết đến đúng nơi quy định. Bố trí hàng hóa cho thích hợp, không gây ảnh hưởng đến giao thông.

Bước 2: Dựng biển barie, biển thông báo ½ làn đường để ngăn các phương tiện di chuyển vào công trình.

Bước 3: Kiểm tra, tiến hành tháo dỡ các biển báo cũ đã hư hại hoặc các bộ phận bị hư hại để tiến hành thay thế. Đào hố móng trụ tại vị trí thi công biển mới.

Bước 4: Tiến hành thi công, hoàn thiện các bộ phận: vệ sinh, sơn trụ, dán phản quang theo tiêu chuẩn TCVN 7887:2008.

Bước 5: Đổ bê tông móng trụ biển báo bằng BTXM M150 đá 2x4. Lắp đặt các bộ phận đã thay mới vào.

Bước 6: Kiểm tra các chi tiết, độ vững của trụ. Hoàn thiện trụ.

Bước 7: Chuyển làn để thi công tiếp tục công trình. Thực hiện các bước tương tự như trên.

Cơ quan nào đặt biển báo giao thông năm 2024

Thi công, lắp đặt biển báo giao thông tại Bình Dương

Phương án thiết kế với Dự án thi công lắp dựng Biển báo mới

  • Lắp đặt các biển báo theo quy đinh,Quy chuẩn mới nhất QC41/2019 của Bộ GTVT
  • Các cột Biển báo giao thông loại lớn được lắp đặt ở Cột cần vươn (Biển báo tay vươn)
  • Màng phản quang sử dụng loại IX dành cho cao tốc (3M-4000 hoặc tương đương)
  • Cột biển báo sơn trắng đỏ, D90, chiều dày 2mm

Cơ quan nào đặt biển báo giao thông năm 2024

Thi công biển báo giao thông tại Hải Lăng, Quảng Trị

Phương án thi công thi công lắp dựng Biển báo mới

Biện pháp thi công Biển báo giao thông tiêu chuẩn gồm có 7 bước, theo trình tự sau:

Bước 1: Vận chuyển hàng hóa, tập kết đến đúng nơi quy định. Bố trí hàng hóa cho thích hợp, không gây ảnh hưởng đến giao thông.

Bước 2: Dựng biển barie, biển thông báo ½ làn đường để ngăn các phương tiện di chuyển vào công trình.

Bước 3: Kiểm tra, đánh dấu vị trí cần thi công ; Đào hố móng trụ tại vị trí thi công biển mới.

Bước 4: Tiến hành thi công, hoàn thiện các bộ phận. Biển báo sẽ được lắp đặt vào trụ biển báo trước khi dựng trụ vào hố móng. Đối với các biển báo lớn, Cột biển báo tay vươn lớn cần huy động máy cẩu đủ tải trọng và công suất nâng phù hợp

Bước 5: Đổ bê tông móng trụ biển báo bằng BTXM M250.

Bước 6: Kiểm tra các chi tiết, độ vững của trụ. Hoàn thiện và bảo dưỡng bê tông theo quy định

Bước 7: Chuyển làn để thi công tiếp tục công trình. Thực hiện các bước tương tự như trên.

Cơ quan nào đặt biển báo giao thông năm 2024

Các câu hỏi thường gặp về biện pháp thi công biển báo giao thông

Cơ quan nào có quyền đặt biển báo giao thông?

Căn cứ theo Khoản 1 và khoản 2 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì Chủ tich Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chính là người có thẩm quyền tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý. Trong đó có quyền đặt biển báo giao thông tại các tuyến đường trực thuộc tỉnh.

Hướng và phía lắp đặt biển báo ra sao?

Biển báo được đặt quay mặt đối diện về phía chiều đi. Thường đặt ở phía tay phải hoặc phía trên làn đường xe chạy. Tuy nhiên, có những trường hợp biển báo được lắp đặt biển báo bổ sung ở phía trái để người đi đường tiện quan sát tại các đoạn đường cua, khúc khủy hoặc đường núi.

Với biển trên cột, thì vị trí đặt biển như thế nào?

Đối với các loại biển treo cột, thì khoảng cách tiêu chuẩn tính từ mép dưới biển đến lòng đường là 1,8m, đoạn đường đông dân cư là 2,0m.

.jpg)

Thi công Biển báo giao thông trong Khu công nghiệp

Thi công biển báo giao thông có cần tuân thủ đúng quy định của Nhà nước không?

Các đơn vị lưu ý, thi công biển báo giao thông cần tuân thủ quy định của Nhà nước để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng của biển báo. Tuân thủ đúng biện pháp thi công biển báo giao thông để tránh tình trạng bị dỡ bỏ vì không đạt chuẩn chất lượng để sử dụng.

Quỳnh Nga đơn vị cung cấp và thi công biển báo giao thông trên mọi miền đất nước

Quỳnh Nga là đơn vị chuyên thi công, lắp đặt biển báo giao thông uy tín chất lượng trên mọi nẻo đường miền Tổ quốc. Với đội ngũ thợ tay nghề cao, biện pháp thi công biển báo giao thông tối ưu, hiệu quả, chúng tôi sẽ đem đến cho quý khách hàng sản phẩm hoàn thiện với chất lượng cao nhất, giá thành hợp lý nhất.

Cùng với đội thi công sơn kẻ đường, Chúng tôi nhận thi công Biển báo với tiến độ và chất lượng theo yêu cầu của Quý khách hàng

Cơ quan nào đặt biển báo giao thông năm 2024

Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình Thi công

Quý khách hàng cần thi công, lắp đặt biển báo? Gọi ngay cho Quỳnh Nga. Chúng tôi sẵn sàng có mặt trên tất cả 63 tỉnh thành để phục vụ quý khách.

Các biển báo giao thông được đặt ở đâu?

Quy định về vị trí đặt biển báo giao thôngBiển được đặt thẳng đứng, mặt biển quay về hướng đối diện chiều đi; biển được đặt về phía tay phải hoặc phía trên phần đường xe chạy (trừ các trường hợp đặc biệt). Ngoài ra, tùy từng trường hợp, có thể đặt bổ sung biển báo ở bên trái theo chiều đi.

Có bao nhiêu loại biển báo giao thông?

Hệ thống biển báo giao thông đường bộ theo quy định của luật giao thông việt nam bao gồm 5 nhóm biển báo: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn và biển phụ.

Biển báo giao thông do Ai Cập?

Do đó, trong tổ chức giao thông thì bao gồm cả việc lắp đặt báo hiệu đường bộ. Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền lắp đặt biển báo hiệu giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý, còn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải lắp đặt biển báo hiệu trên hệ thống quốc lộ.

Các biển báo giao thông để làm gì?

Biển báo giao thông là những biển báo được dựng ven đường giao thông để cung cấp thông tin đến người tham gia giao thông.