Cục quản lý giám sát bảo hiểm là gì

Cục quản lý và giám sát bảo hiểm có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước với việc kinh doanh bảo hiểm trong nước; quản lý trực tiếp và giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Cục quản lý giám sát bảo hiểm là gì

Tên đầy đủ: Cục quản lý giám sát bảo hiểm

Logo:

Các đơn vị trực thuộc: Phòng Quản lý, giám sát bảo hiểm phi nhân thọ; Văn phòng Cục; Phòng Quản lý, giám sát bảo hiểm nhân thọ; Phòng Quản lý, giám sát trung gian bảo hiểm; Phòng Phát triển thị trường bảo hiểm; Thanh tra bảo hiểm.

Địa chỉ: Số 28 Trần Hưng Đạo - Hà Nội

Tel: 84-4-22202828

Fax: 84-4-22202875

Email: [email protected]

Cục quản lý và giám sát bảo hiểm là gì?

là đơn vị thuộc bộ máy quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trong phạm vi cả nước; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

1/ Tầm nhìn chiến lược

- Mục tiêu tổng quát: Phát triển thị trường bảo hiểm theo định hướng phát triển chung của nền kinh tế - xã hội, tài chính trong từng thời kỳ; thực hiện theo cam kết mà Việt Nam là thành viên; Tăng khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm, tính an toàn, hiệu quả, bền vững; bảo đảm an ninh xã hội và ổn định kinh tế; Tiếp cận chuẩn mực, thông lệ quốc tế, thu hẹp khoảng cách với các quốc gia trong khu vực

- Mục tiêu cụ thể: xây dựng chính sách, cơ chế đầy đủ, minh bạch, bình đẳng, đồng bộ về kinh doanh bảo hiểm; Nâng cao tính an toàn hệ thống, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm; Khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân; Đa dạng và chuyên nghiệp hóa kênh phân phối; Tổ chức công tác quản lý, giám sát chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả.

2/ Cơ cấu tổ chức

Cục quản lý giám sát bảo hiểm là gì

3/ Lịch sử hình thành

Cục quản lý, giám sát bảo hiểm trải qua hơn 20 năm thành lập và phát triển với những cơ cấu và tên gọi khác nhau. Quá trình lịch sử gồm các đoạn chính sau:

  • Giai đoạn năm 1992 – 2003: Phòng Quản lý bảo hiểm trực thuộc Vụ ngân hàng và các tổ chức tài chính – Bộ Tài chính.
  • Giai đoạn năm 2003 – 2008: Vụ Bảo hiểm trực thuộc Bộ Tài chính.
  • Giai đoạn năm 2009 đến nay: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm trực thuộc Bộ Tài chính.

Tập thể và cán bộ Cục không ngừng phát huy truyền thống của đơn vị, chủ động, tích cực sáng tác trong quản lý và giám sát trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Với những thành tích đạt được, Cục đã được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng nhì.

Cục quản lý giám sát bảo hiểm là gì
Ảnh minh họa

Ông Dương thắc mắc: Các công ty bảo hiểm hiện nay có thuộc sự quản lý của Bộ Tài chính không? Cơ chế quản lý và pháp luật hiện hành quy định như thế nào về vấn đề này? Khi người dân tham gia các loại hình bảo hiểm khác nhau của các công ty bảo hiểm này có được bảo hộ về quyền lợi, nghĩa vụ không? Cơ quan nào trực tiếp quản lý và giải quyết các yêu cầu của người dân khi có vi phạm của phía công ty bảo hiểm?

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính trả lời các thắc mắc của ông Dương như sau:Bộ Tài chính quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểmTheo quy định tại khoản 2, Điều 121 Luật Kinh doanh Bảo hiểm thì: “Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm”.

Theo quy định tại Điều 120, Luật Kinh doanh Bảo hiểm, nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm gồm:

- Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam

- Cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam

- Ban hành, phê chuẩn, hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm

- Áp dụng các biện pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm

- Tổ chức thông tin và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm

- Chấp thuận việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động ở nước ngoài

- Quản lý hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam

- Tổ chức việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm

- Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Quyền lợi và trách nhiệm của bên mua bảo hiểm

Theo quy định tại khoản 1, Điều 4 Luật Kinh doanh Bảo hiểm: “Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và các tổ chức kinh doanh bảo hiểm”.

Quyền lợi và trách nhiệm của bên mua bảo hiểm được quy định tại Điều 18 Luật Kinh doanh Bảo hiểm như sau:

Bên mua bảo hiểm có quyền:

- Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm

- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm

- Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 19, khoản 1 Điều 20 của Luật này

- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

- Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:

- Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm

- Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm

- Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm

- Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm

- Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Xử lý vi phạm của phía công ty bảo hiểm

Theo quy định tại khoản 1, Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Theo quy định tại Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm thì Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.

Khi có vi phạm của phía công ty bảo hiểm, cơ quan quản lý và trực tiếp giải quyết các yêu cầu của người dân là Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm theo quy định tại Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 9/2/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành và Nghị định số 82/2012/NĐ-CP ngày 9/10/2012 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính.

Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thì việc xử phạt hành vi vi phạm sẽ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 98/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số và Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Ai quản lý kinh doanh bảo hiểm?

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm là đơn vị thuộc bộ máy quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trong phạm vi cả nước; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh ...

Cục giám sát quản lý về hải quan là gì?

Cục Giám sát quản lý về hải quan là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong ngành hải quan thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải ...

Công ty bảo hiểm thuộc quản lý của ai?

Bộ Tài chính quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm Theo quy định tại khoản 2, Điều 121 Luật Kinh doanh Bảo hiểm thì: “Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm”.

Cục quản lý giám sát bảo hiểm Bộ Tài chính tiếng Anh là gì?

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm trong tiếng Anh được gọi là: Department of the Insurance Supervisory Authority.